ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN, VỮNG BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI.


NINH THUẬN:
ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN,
VỮNG BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI.
Phan Quốc Anh
Ninh Thuận là một tỉnh cực nam Trung Bộ, nằm ở phía nam dãy Trường Sơn, là nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng miền núi Ninh Thuận là căn cứ địa của chiến khu VI anh hùng, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho công cuộc kháng chiến trường kỳ, nhất là vùng huyện Bác Ái và huyện Ninh Sơn. Nơi đây đã sản sinh ra cách đánh giặc hiệu quả bằng bẫy đá, cung tên gắn liền với tên tuổi các anh hùng người dân tộc Raglai như Pi Năng Tắc, Pi Năng Thạnh, Chamale Châu. Phan Rang được chính quyền nguỵ quân lấy làm tuyến phòng thủ, nơi trấn giữ cửa ngõ cho chính quyền nguỵ Sài Gòn. Ninh Thuận cũng là nơi dồn trú nhiều sư đoàn đủ loại binh chủng của nguỵ quân. Sân bay Thành Sơn chiếm vị trí quan trọng bậc nhất của không lực Hoa Kỳ. Mùa Xuân 1975, khi quân ta đã chiếm Cao Nguyên, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra lệnh tử thủ ở phòng tuyến Phan rang. Ngày 2 tháng 4, quân ta đã giải phóng Nha Trang, với sự ngoan cố tử thủ để bảo vệ Sài Gòn (nhưng thực chất là kéo dài thời gian cho bầu đoàn thê tử của chính quyền Sài Gòn vơ vét của cải chạy trốn). Cuộc chiến đấu ở phòng tuyến Phan Rang diễn ra ác liệt, kéo dài từ ngày 2 - 4 đến ngày 16 - 4, quân ta mới giải phóng hoàn toàn Phan Rang. Gia đình, họ hàng Nguyễn Văn Thiệu ở Tri Thuỷ, Huyện Ninh Hải, Ninh Thuận cũng đã kịp vơ vét vàng bạc, chạy vào Sài Gòn để trốn ra nước ngoài.
Sau thắng lợi mùa Xuân năm 1975, Ninh Thuận cùng cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận vừa có những thuận lợi cơ bản đồng thời cũng đứng trước những khó khăn, thách thức. Qua 28 năm giải phóng (1975 - 2003), 11 năm tái lập tỉnh (1992 - 2003), Ninh Thuận đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trên mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội, tạo tiền đề cho thời kỳ phát triển mới.
Nghi quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (12-2000) đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển 5 năm (2001 - 2005) là: Đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển theo hướng phát huy nội lực, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phươgn, gắn với cơ chế hàng hoá thị trường, tạo nhịp độ tăng trưởng bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo năng lực sản xuất mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo; giảm nhanh hộ nghèo, cải thiện mức sống của nhân dân. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh.
Năm 2003, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X, năm có vị trí bản lề trong kế hoạch 5 năm. Trong điều kiện khó khăn và thách thức của đất nước nói chung và của Ninh Thuận nói riêng, tình hình thế giới diễn biến phức tạp và điểm xuất phát thấp của nền kinh tế tỉnh nhà, Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận đã đề ra kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu. Với truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất, phát huy những thành tựu đã đạt được, đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận quyết tâm hoàn thành những chỉ tiêu mà Nghị Quyết tỉnh Đảng bộ đã đề ra là: phấn đấu đưa tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng 8% so với năm 2002, với các chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 2,2 %; sản lượng lương thực có hạt 170.000 tấn; giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 12%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng22%; giải quyết việc làm từ 9.000 đến 10.000 người; giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn 13,5%; phấn đấu đạt tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,6%; tổng số học sinh tăng 3,8%; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào chăm lo gia đình chính sách, xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và chương trình chăm lo, giải quyết việc làm cho người lao động. Công tác xây dựng cơ bản đang được đẩy nhanh tiến độ, thị xã Phan Rang đang thay da đổi thịt từng ngày, tập trung phấn đấu đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ Phan Rang đề ra là đến năm 2005, thị xã Phan Rang trở thành đô thị loại III. Ngành Văn hoá thông tin đang xúc tiến đầu tư xây dựng Nhà Bảo tàng, quảng trường, tượng đài để kịp lễ kỷ niệm 30 năm giải phóng.
Những chỉ tiêu về văn hoá - xã hội cũng được tổ chức thực hiện có hiệu quả, toàn tỉnh đã phát động xây dựng 84 thôn, khu phố văn hoá. Công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh được chú trọng, công tác thông tin tuyên truyền đạt hiệu quả tốt, công tác nghiên cứu khoa học văn hoá được triển khai có hiệu quả như các đề tài “Điều tra văn hoá phi vật thể Raglai”; “Lễ hội Chăm”; “Chữ viết Raglai”; “Điều tra sưu tầm, biên dịch sử thi Raglai”; “Địa chí Ninh Thuận” v.v…Công tác quản lý văn hoá được chú trọng, xây dựng được môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi.
Qua 3 tháng đầu năm 2003, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thời tiết nắng hạn kéo dài, giá cả biến động nhưng tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực, những chỉ tiêu kinh tế xã hội vẫn đạt và vượt kế hoạch. Những công trình đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua đã phát huy hiệu quả như công trình hồ thuỷ lợi Tân Giang, quy hoạch vùng nuôi tôm, triển khai trồng đại trà giống nho mới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và những sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác.
Mặc dù còn là một trong những tỉnh còn nghèo, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, nhân dân các dân tộc Ninh Thuận tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sát cánh cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng giàu đẹp, sánh vai cùng cả nước vững bước tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xứng đáng là những người con của khu VI anh hùng.
� nhâ� @ � � 0�� 8�� , các nhà khoa học, các nhà báo và các bạn bè về hai đầu đất nước. Hẹn gặp lại trong ngày hội văn hóa Chăm lần thứ hai.


văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn