NGÀY HỘI VĂN HÓA CHĂM - KA TÊ 2000: SỰ HỘI NGỘ CỦA NHỮNG SẮC MÀU


NGÀY HỘI VĂN HÓA CHĂM - KA TÊ 2000:
SỰ HỘI NGỘ CỦA NHỮNG SẮC MÀU

                                                    Phan Quốc Anh


                     Ngày Hội Văn hóa Chăm – Katê 2000  được tổ chức lớn nhất từ trước tới nay. Lần đầu tiên các văn nghệ sĩ, các nghệ nhân người Chăm trong cả nước  mang về xứ Tháp hội ngộ những sắc màu văn hóa Chăm đã được giao lưu, giao thoa và tiếp biến với các vùng văn hóa khác nhau. Ngày hội đã kết thúc, hẹn gặp lại trong ngày Hội Văn hóa Chăm lần thứ Hai.

                  Vào những ngày cuối tháng Chín,  tại Ninh thuận đã tổ chức Ngày hội Văn hóa Chăm – Katê 2000. Theo đánh giá của  thứ trưởng Bộ VHTT Võ Hồng Quang , ngày hội văn hóa Chăm – Katê lần thứ nhất 2000 thực sự đã trở thành Fetival của người Chăm lớn nhất từ trước tới nay, cũng là lần đầu tiên người Chăm trong cả nước có dịp gặp gỡ giao lưu văn hóa nghệ thuật dân gian của dân tộc mình.
 Mặc dù đã dự đoán trước và Ban tổ chức đã có các phương án dự phòng như truyền hình trực tiếp, đưa các màn hình lớn ra các khuôn viên rộng và tổ chức biểu diễn nghệ thuật Chăm ở nhiều địa điểm để thu hút bớt khách nhưng cuối cùng, lễ Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian Chăm vẫn bị quá tải. Đặc biệt, buổi sáng khai mạc lễ hội Katê trên tháp, tháp cổ Pôklongirai lần đầu tiên được chứng kiến cảnh người đông như nêm cối, cờ hoa rợp trời. Các nhà khoa học thì muốn nhìn tận mắt vật lễ, nghi lễ cúng mở cửa tháp, lễ tắm tượng… để giải mã quan niệm, tín ngữơng của người Chăm trong lễ Katê. Các nhiếp ảnh gia, các nhà báo lại muốn chụp  được những bức ảnh “đắt” nhất của lễ hội để kịp cho số báo ra trong ngày. Những khách Tây “quên”giữ phép lịch sự, cũng chen lấn để được  chụp ảnh những điệu múa lễ của người Radlai và của các cô gái Chăm, để ghi âm những khúc hát lễ của các vị chủ lễ.
  Nắng quá, tôi chen chân theo bậc thang đá đi xuống chân đồi tìm bóng mát, gặp nhà khoa học Ngô văn Doanh (Tổng biên tập tạp chí nghiên cưú Đông Nam Á, người có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm pa) và Tiến sĩ Nguyễn chí Bền (Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật) mồ hỗi nhễ nhại, da cháy nắng, tóc vàng vì bụi. Ông Bền nói với tôi : đúng là “tả tơi chơi hội”! Cụ Lâm gia Tịnh, một trí thức người Chăm,  Ninh thuận xúc động nói: “Chưa có bao giờ có một lễ hội Katê lớn đến như thế, Tháp cổ đã được trùng tu, hệ thống tường rào bao quanh đồi Trầu đang được xây dựng, trông khu vực đồi tháp thật là đẹp. Nếu không có chủ trương bảo lưu văn hóa dân tộc của Đảng, văn hóa Chăm chắc không còn được như ngày hôm nay.”
Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh là nơi gặp gỡ, giao lưu của các đoàn nghệ thuật  Chăm các tỉnh. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm Ninh thuận và Bình thuận  xứng đáng là Đoàn đóng vai trò trụ cột trong việc khai thác, bảo tồn văn hóa dân gian của tộc người Chăm nói chung. Chương trình của Đoàn như một bức tranh tả thực được phục chế từ các nghi lễ dân gian, từ các làn điệu dân ca, hát lễ, hát đối đáp cùng các nhạc cụ như trống paranưng, trống ghi năng, đàn kanhi, kèn saranai. Đoàn An giang đã vượt muôn vàn khó khăn, khắc phục lũ lụt để đến vơi liên hoan bằng một chương trình rực rỡ với một màu sắc riêng của người Chăm Nam bộ. Đoàn Chăm H’roi Phú Yên chân chất với gam màu sẫm của người Chăm ở núi, gần gũi với văn hóa cồng chiêng Tây nguyên nhưng có những tư liệu quí giá về một bản sắc văn hóa của người Chăm xa xưa nhất, làm cho giới khoa học thêm nhiều tranh cãi. Tuy nhiên chương trình của đoàn Phú yên cần có sự đầu tư nghiên cứu và dàn dựng công phu hơn nữa. Ngược lại, đoàn Chăm Thành phố Hồ Chí Minh lại mang nét văn nghệ Chăm  hiện đại ở nơi thị thành với sự phát triển sắc màu Chăm mạnh mẽ, sôi nổi. Phần thi người đẹp trong trang phục Chăm được coi là hấp dẫn nhất Liên hoan. Các đoàn đã đem đến ngày hội những cô gái Chăm xinh đẹp, duyên dáng trong những bộ trang phục cổ truyền đẹp nhất mà các cô thường mặc trong sinh hoạt, trong đám cưới và trong lễ hội. 15 cô gái Chăm đều đẹp, mỗi người mỗi vẻ đẹp khác nhau làm cho ban giám khảo gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa 7 người đẹp vào thi vòng chung kết. Ở vòng chung kết, các cô đều trả lời ứng xử rất thông minh. Cuối cùng, người đẹp Thường Thúy An của Bình thuận đã đoạt vương miện Hoa khôi, 4 thí sinh được trao danh hiệu á khôi là Thập thị Thanh Lắm của Ninh thuận, Sohlý của Phú Yên và Xyty của Đoàn thành phố Hồ Chí Minh
            Tổng kết Liên hoan, Ban tổ chức đã trao 6 bằng khen, 12 huy chương vàng, 15 huy chương bạc và nhiều giấy khen của Cục VHTT cơ sở. 3 chương trình của 3 đoàn Ninh thuận, Bình thuận, An giang được BTC trao giải chương trình xuất sắc nhất Liên hoan.
Trong những ngày diễn ra ngày Hội, Bộ VHTT và UBND tỉnh Ninh thuận đã tổ chức tọa đàm khoa học về Văn hóa nghệ thuật Chăm trong cuộc sống hôm nay. Hơn 40 tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lýtrong cả nước đã gởi đến tham gia tọa đàm. Nhiều tham luận đã đánh giá quá trình sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chăm và đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đâïm đà bản sắc dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Phú Đức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch đánh giá cao công tác tổ chức ngày Hội, đồng chí cho rằng cần có sự đầu tư khai thác du lịch từ văn hóa Chăm. Một điều thú vị là Ngày hội văn hóa Chăm được tổ chức đúng vào Ngày Lễ hội Ka tê, lại cũng đúng vào ngày Du lịch thế giới 27/9.
            Ngày hội Văn hóa Chăm - Katê 2000 đã kết thúc, chúng tôi bùi ngùi tiễn các diễn viên, nghệ nhân người Chăm, các nhà khoa học, các nhà báo và các bạn bè về hai đầu đất nước. Hẹn gặp lại trong ngày hội văn hóa Chăm lần thứ hai.


nt-faq � : T 0�� 8�� Roman"; color:black;letter-spacing:-.2pt;mso-ansi-language:NL'>Nhà sàn văn hoá phải là nơi bảo tồn và phát huy sắc thái văn hoá truyền thống Raglai, là nơi tổ chức các lễ hội cộng đồng, tổ chức uống rượu cần, hát sử thi, kể chuyện cổ, nơi sinh hoạt văn nghệ mang tính dân gian như múa truyền thống, đánh mã la, thổi khèn bầu, đánh đàn đá, thi hát đối đáp, hát ru và những loại hình văn nghệ dân gian khác. Đồng thời cũng là nơi để các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy văn nghệ dân gian cho lớp trẻ; Là nơi giáo dục, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước và các tri thức khác thông qua sách báo, các ấn phẩm văn hoá và các hoạt động truyền thanh, truyền hình, chiếu phim lồng tiếng dân tộc; Là nơi người dân vừa thưởng thức vừa tham gia vào các loại hình hoạt động văn hoá.
Người phụ trách, bảo quản chính của nhà sàn văn hoá là trưởng ban vận động xây dựng thôn văn hoá, cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ này. UBND các xã phải quy định trách nhiệm cho các trưởng thôn về việc bảo quản, duy trì hoạt động văn hoá, phân công người theo dõi, duy trì đọc và quản lý sách báo, duy trì chương trình truyền thanh, truyền hình, tổ chức chiếu phim và các hoạt động văn hoá văn nghệ khác tại nhà sàn văn hoá.
 Việc xây dựng nhà sàn văn hoá cần kết hợp với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đối với những thôn đã phát động xây dựng thôn văn hoá, phải xây dựng xong nhà sàn văn hoá mới được công nhận danh hiệu “Thôn văn hoá”, “Palei văn hoá”. Đối với những thôn chưa phát động xây dựng thôn văn hoá, phải có kế hoạch, thiết kế nhà sàn văn hoá rồi mới được làm lễ phát động xây dựng thôn văn hoá.


văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn