NHỮNG BÔNG HOA TRÊN MIỀN GIÓ CÁT.


Đoàn Nghệ thuật dân gian Chăm Ninh Thuận:

 

NHỮNG BÔNG HOA TRÊN MIỀN GIÓ CÁT.
Phan Quốc Anh
Mang trên mình một cái tên: “bán chuyên”, nhưng những thành tích mà đoàn nghệ thuật dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận gặt hái được trong gần 10 năm qua là niềm mơ ước của bất cứ Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp cấp tỉnh nào. Chưa đầy 10 năm kể từ khi thành lập, Đoàn đã nhận được 1 cờ thi đua xuất sắc, 3 bằng khen của Bộ Văn hóa thông tin, 1 cờ thi đua và 44 bằng khen của Uûy ban nhân dân tỉnh, 1 bằng khen của Uûy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn đã đạt 30 huy chương vàng, 14 huy chương bạc. Đặc biệt, tuy là một đoàn nghệ thuật ca múa nhạc dân gian bán chuyên, nhưng Đoàn đã tham gia hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại thành phố Huế năm 1995 và đã giành giải nhất với vở dân ca kịch Chăm : “Nàng Mơ Hoa và chàng Trà Mứ”. Ngoài ra Đoàn còn nhận được giải Bông sen vàng năm 1997 và rất nhiều giải toàn đoàn, giải các chương trình, tiết mục cho tập thể và cá nhân của trung ương và địa phương trong các kỳ hội thi, hội diễn. 4 cá nhân được Uûy ban nhân dân tỉnh trao tặng danh hiệu nghệ sỹ xuất sắc. Hàng năm, Đoàn được Sở Văn hóa thông tin giao chỉ tiêu biểu diễn phục vụ chính trị 50 buổi, trong đó có 30 buổi phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, dân tộc. Năm 2001, Đoàn vinh dự được Bộ Văn hóa thông tin mời ra tham gia biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tại Hà Nội.
Với những thành tích trên đây, nhiều người nghĩ rằng mức kinh phí đầu tư cho Đoàn chắc lớn lắm. Với cái tên “bán chuyên” mang trên mình, hàng năm Đoàn chỉ được cấp một nửa kinh phí, có nghĩa là chỉ cấp kinh phí cho hoạt động trong 6 tháng với tổng kinh phí là 160 triệu đồng. Được sự chỉ đạo của Sở, Đoàn đã thắt lưng buộc bụng dàn trải kinh phí hoạt động cho cả năm, bởi vì có một thực tế là nếu chỉ hoạt động 6 tháng, nếu cho các diễn viên của Đoàn về lại ruộng đồng, họ sẽ quên nghề và không muốn quay trở lại Đoàn nữa. Do vậy, số kinh phí ít ỏi trên Đoàn phải dàn trải ra hoạt động và trả lương cho diễn viên cả năm. Toàn bộ 25 diễn viên người Chăm của Đoàn là hợp đồng với mức lương cao nhất (lãnh đạo Đoàn) là 280 nghìn đồng/ tháng. Còn diễn viên phân theo loại A, B, C, loại A cao nhất là 270 nghìn đồng/tháng. Do kinh phí eo hẹp, trang thiết bị của Đoàn rất cũ kỹ và lạc hậu, không có tiền để sữa chữa. Đoàn chưa có trụ sở chính thức, xe ca chở diễn viên đã hư hỏng nặng, mỗi lần đi diễn xa phải mượn xe của Đoàn Ca múa nhạc tỉnh.
Vậy mà, chương trình biểu diễn của Đoàn luôn hấp dẫn, cuốn hút người xem. Nhiều tiết mục đã trở nên nổi tiếng như các điệu múa “Trống hội Plei Chăm”; “Siva”; “Tình làng gốm”.v.v…Nhiều bài hát đã được nhiều khán giả cả nước biết đến như “Làng Chăm ơn Bác”, “Tiếng trống hội Katê” ;“Tháp nắng”, “Chiếc nhẫn mưta”, “Miền đất Panduranka”, “Giấc mơ Chapi”.v.v… Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã phân tích sự thành công của các chương trình biểu diễn của Đoàn và đều thống nhất cho rằng, nhờ Đoàn luôn sử dụng chất liệu dân gian Chăm để xây dựng chương trình, chất liệu dân gian Chăm vốn đã rất phong phú và đặc sắc,  các nghệ sĩ người Chăm luôn biểu diễn hết mình, luôn nhập hồn vào tiết mục. Cũng những tiết mục ấy, khi trao cho các diễn viên được học múa chính quy thực hiện đều không đem lại hiệu quả bằng các nghệ sỹ chân đất lớn lên từ các palei Chăm. PGS nghệ thuật học Tất Thắng khi xem các nghệ sỹ Chăm biểu diễn đã phải thốt lên: Đúng là Chăm xịn!
Sau khi chia tỉnh, mặc dù là một tỉnh nghèo, nhưng Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận đã thành lập hai đơn vị rất có ý nghĩa. Đó là Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm và Đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp Chăm. Hai đơn vị này đã góp phần rất lớn trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa dân tộc Chăm và Raglai. Với định hướng của Đảng về văn hóa dân tộc, mới đây, Tỉnh Uûy Ninh Thuận đã cho chủ trương củng cố, xây dựng và nâng Đoàn Nghệ thuật bán chuyên nghiệp Chăm lên thành Đoàn nghệ thuật dân gian mang tính chuyên nghiệp, theo định hướng khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc Chăm và Raglai. Đây là một tin vui cho những cán bộ diễn viên Đoàn nghệ thuật Chăm. Hiện nay, Đoàn và Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận đang lập đề án xây dựng và phát triển Đoàn.
Với một vùng văn hóa đặc thù, nơi có trên 60 ngàn người Chăm và gần 50 ngàn người dân tộc Raglai đang sinh sống và còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc, với sự chỉ đạo đúng định hướng nghệ thuật của Sở Văn hóa thông tin, chắc chắn Đoàn Nghệ thuật Chăm Ninh Thuận sẽ có những bước tiến dài, góp thêm môït gam màu đẹp trong bức tranh nghệ thuật biểu diễn phong phú đa dạng của các dân tộc Việt Nam. Cả Đoàn đang hăng say tập luyện, xây dựng chương trình mới để xứng đáng với lời khen ngợi của công chúng đã dành cho anh chị em nghệ sỹ, diễn viên của Đoàn: “Những bông hoa trên miền gió cát”.
(tin) Ninh Thuận :

KHÁNH THÀNH ĐỀN PÔINƯGAR HAMUKUT


Sáng ngày 7/3/2002, ban phong tục làng Chăm Bĩnh Nghĩa, xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành làm lễ khánh thành đền Pôinưgar Hamukut. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa thông tin, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa Chăm, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức đại diện cho các làng Chăm ở Ninh Thuận.
Thờ mẫu là một trong những tín ngưỡng dân gian bản địa của người Chăm Ninh Thuận. Đền thờ mẫu chính là tháp Bà Nha Trang, nay đã trở thành nơi thơ mẫu chung cho cả người Chăm và người Kinh. Các vị chức sắc Chăm cho biết, chúa bà Pôinưgar có 8 người con gái đều được thờ phượng ở các vùng Chăm. Pôinưgar Hamukut là người con gái thứ tư được thờ ở làng Chăm Bĩnh Nghĩa. Những năm gần đây, đền thờ Pôinưgar Hamukut bị xuống cấp trầm trọng. Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian, thông qua Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận  đã hỗ trợ 36 triệu đồng để trùng tu, sửa chữa. Nhưng do đã quá xuống cấp, bà con đã quyết định xây dựng lại theo mẫu đền cũ trên nền cũ. Mẹ xứ sở Pôinưgar rất thiêng liêng trong tín ngưỡng người Chăm. Vì vậy, việc dựng lại đền có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của người Chăm Ninh Thuận.

Phan Quốc Anh



�n ] � r 0�� 8�� ống Raglai, là nơi tổ chức các lễ hội cộng đồng, tổ chức uống rượu cần, hát sử thi, kể chuyện cổ, nơi sinh hoạt văn nghệ mang tính dân gian như múa truyền thống, đánh mã la, thổi khèn bầu, đánh đàn đá, thi hát đối đáp, hát ru và những loại hình văn nghệ dân gian khác. Đồng thời cũng là nơi để các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy văn nghệ dân gian cho lớp trẻ; Là nơi giáo dục, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước và các tri thức khác thông qua sách báo, các ấn phẩm văn hoá và các hoạt động truyền thanh, truyền hình, chiếu phim lồng tiếng dân tộc; Là nơi người dân vừa thưởng thức vừa tham gia vào các loại hình hoạt động văn hoá.
Người phụ trách, bảo quản chính của nhà sàn văn hoá là trưởng ban vận động xây dựng thôn văn hoá, cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ này. UBND các xã phải quy định trách nhiệm cho các trưởng thôn về việc bảo quản, duy trì hoạt động văn hoá, phân công người theo dõi, duy trì đọc và quản lý sách báo, duy trì chương trình truyền thanh, truyền hình, tổ chức chiếu phim và các hoạt động văn hoá văn nghệ khác tại nhà sàn văn hoá.
 Việc xây dựng nhà sàn văn hoá cần kết hợp với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đối với những thôn đã phát động xây dựng thôn văn hoá, phải xây dựng xong nhà sàn văn hoá mới được công nhận danh hiệu “Thôn văn hoá”, “Palei văn hoá”. Đối với những thôn chưa phát động xây dựng thôn văn hoá, phải có kế hoạch, thiết kế nhà sàn văn hoá rồi mới được làm lễ phát động xây dựng thôn văn hoá.


văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn