TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH PHÒNG ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BẢN NHẬN XÉT LUẬN
ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG
1.
Thông tin về người nhận xét:
- Họ và tên: Phan Quốc Anh
- Chức danh khoa học: PGS; Năm phong:
2019 Học vị: Tiến sĩ
- Ngành/chuyên ngành: Văn hóa – Lịch
sử văn hóa nghệ thuật
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Văn
hóa Tp Hồ Chí Minh
- Trách nhiệm trong Hội đồng: Phản
biện 3
2.
Thông tin về luận án tiến sĩ:
-
Họ và tên: Nguyễn Minh Ca Mã
số NCS: 101011701
-
Ngành: Văn hóa học
-
Tên đề tài luận án: Văn hóa người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng
Người
hướng khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Chừ
Tôi
có tham gia Hội đồng đánh giá các chuyên đề của luận án này nên cũng theo được
quá trình thực hiện luận án của NCS. NCS Nguyễn Minh Ca đã tiếp thu các góp ý
của Hội đồng. Trong đó quan trọng nhất là đã đổi tên đề tài, thu hẹp lại không
gian nghiên cứu là tỉnh Sóc Trăng, bổ sung Tổng quan nghiên cứu và các phương
pháp nghiên cứu theo mã ngành văn hóa học.
Sau
khi đọc xong bản chính và bản tóm tắt luận án, tôi có một số ý kiến nhận xét
sau:
Nhận xét chung:
Ưu điểm
Luận án cơ bản đáp ứng được nội dung và hình thức của một
luận án tiến sĩ. Đây là một đề tài khó, vừa phải khảo sát địa danh, vừa phải
bóc tách các lớp văn hóa, giải mã những từ ngữ tương quan với giá trị, đặc điểm
văn hóa của người việt.
Nhược điểm
Điều tôi quan tâm lớn nhất của luận án này là việc đặt tên
các chương, tên các mục chưa phù hợp, chưa chính xác – tôi sẽ trình bày kỹ ở
phần nội dung
1/ Chất lượng phần tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn
đề liên quan đến đề tài luận án
Tác giả dành 10 tr dung lượng cho mục Tổng quan tình hình
nghiên cứu, được chia làm 3 nhóm vấn đề là hợp lý.
154 Tài liệu tham khảo, trong đó có 14 TLTK trên mạng
Internet.
5/ Những đóng góp mới có giá trị về lý thuyết hoặc thực tiễn
trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án
Đóng góp về mặt khoa học: Ở một chừng mực nào đó, đóng góp
mới của luận án là bước đầu định hình khung nghiên cứu văn hóa của một tộc
người qua địa danh, định hình khung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai phạm trù
ngôn ngữ được thể hiện qua tên của một vùng đất dưới lăng kính văn hóa học.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có ý nghĩa thực tiễn là một tư
liệu quý khi nghiên cứu văn hóa của một vùng đất, cụ thể là tỉnh Sóc Trăng,
nguồn gốc của ngôn ngữ mà lịch sử đã đặt tên cho một vùng đất.
8/ Nội
dung và hình thức tóm tắt của luận án
9/
Góp ý các thiếu sót về hình thức, nội dung của luận án mà nghiên cứu sinh cần
chỉnh sửa, bổ sung
a)
Về
hình thức:
Luận án có bố cục hợp lý: 160 trang chính văn, chia
làm 4 chương. 65 trang phụ lục. Phần phụ lục khá phong phú và kết nối, làm rõ
cho chính văn.
Văn phong khoa học. Tuy vậy vẫn còn khá nhiều lỗi
ngữ pháp, lỗi chính tả, lỗi morat. Chẳng hạn, mục 2.1.2. Tên của các loài động
vật thực vật. Cần có dấu phẩy giữa hai từ. Tác giả cũng sử dụng từ ghép không
đúng như động thực vật (giống như việc sử dụng các từ sơ tổng kết). Lỗi kỹ
thuật ở trang 71.
Tên các tiểu mục ở đây cũng nên điều chỉnh cho đầy
đủ: Địa danh mang tên các làng nghề; địa danh mang tên các loài động vật, thực
vật; Địa danh mang tên các hiện tượng, màu sắc tự nhiên.
b)
Về
nội dung:
Phần mở đầu:
Mục 3: Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xem lại câu “…làm
bật nổi những giá trị, đặc điểm văn hóa người Việt qua địa danh”.
Mục tiêu cụ thể:
Về mặt lý luận:
Xem lại cụm từ: “Luận án có thể là
tài liệu tham khảo”…. Khi nói về mục tiêu cụ thể.
Viết về mục tiêu cụ thể nhưng chưa cụ
thể.
Mục 4: Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu
Về đối tượng khảo sát: Không chỉ là
địa danh đang tồn tại, cần bổ sung đối tượng khảo sát là những người mà tác giả
đã phỏng vấn. Cũng như vậy, trong mục phương pháp nghiên cứu, phương pháp phỏng
vấn, tác giả cần ghi rõ đối tượng phỏng vấn, bao nhiêu biên bản phỏng vấn?
Mục 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Cần viết rành mạch, rõ ràng hơn và nhất quán với mục tiêu nghiên cứu.
Mục 7: Kết cấu của luận án. Thay
những từ Nội dung thứ nhất bằng chương 1, chương 2, chương 3, chương 4…ghi rõ
số trang của mỗi chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý
luận và khái quát địa bàn nghiên cứu
Mục 1.1. Tổng quan được tác giả chia
làm 3 nhóm vấn đề và được viết khá kỹ.
Mục 1.2 Cơ sở lý luận. Tác giả cũng
đã làm rõ những khái niệm liên quan, nhất là khái niệm “địa danh”- một từ Hán –
Việt khó có thể thay thế bằng tiếng Việt. Liên quan đến địa danh có thể nghiên
cứu bằng nhiều chuyên ngành khác nhau như ngôn ngữ học, sử học…nhưng tác giả đã
tiếp cận từ góc nhìn văn hóa học một cách hợp lý.
Tác giả lựa chọn lý thuyết nghiên cứu
vùng văn hóa và giao lưu tiếp biến văn hóa đối với đề tài này là phù hợp. NCS
đã tiếp thu góp ý từ Hội đồng bảo vệ chuyên đề.
NCS đưa ra bộ tiêu chí giải mã địa
danh gắn với 3 nội dung chính của luận án gồm Ngôn ngữ tộc người, Phong tục tập
quán, tín ngưỡng tôn giáo và ý thức tộc người là phù hợp.
Mục 1.3.3. Đặc điểm về ngôn ngữ và
văn hóa
Nên chăng đổi thành đặc điểm văn hóa
và ngôn ngữ. Đưa đặc điểm văn hóa lên trước.
Chương 2. Ngôn ngữ người Việt qua địa danh ở tỉnh
Sóc Trăng.
Chương 2 là chương có hàm lượng khoa
học cao, tư liệu thứ cấp và sơ cấp phong phú và được tác giả xây dựng các luận
điểm bằng các luận cứ, luận chứng phù hợp. Tôi đánh giá cao kết quả nghiên cứu
của chương 2.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý mấy điểm
sau:
Về tên chương 2: Ngôn ngữ người
Việt qua địa danh
Tên chương 2 không ổn vì chương 3,
chương 4 các loại hình địa danh cũng đều là ngôn ngữ người Việt.
Chương này có 2 nội dung chính
là Phản ánh quá trình lao động sản xuất
và tâm lý văn hóa người Việt. Tại sao không lấy nội dung của 2 mục này đặt tên
cho chương? Chẳng hạn có thể đặt tên chương là: Văn hóa lao động sản xuất,
khát vọng an khang, thịnh vượng của người Việt qua địa danh – vừa đúng nội dung
các tiểu mục, vừa đồng dạng với tên chương 3.
Mục 2.1. Phản ánh quá trình lao động
sản xuất gồm có 3 tiểu mục: tên làng nghề, tên các loài động vật, thực vật, tên
các hiện tượng, màu sắc tự nhiên. Nội dung 3 có vẻ không phù hợp khi đưa vào
mục này.
Về
tên các mục ở chương 2: nên thêm chữ địa danh ở đầu câu. 2.1. Địa danh phản ánh
quá trình lao động sản xuất; 2.2. Địa danh phản ánh tâm lý văn hóa người Việt.
Ở các tiểu mục nhỏ hơn cũng cần ghi đầy đủ hơn. Chẳng hạn mục 2.2.1. Địa danh
phản ảnh ước vọng bình an, thịnh vượng, giàu có, 2.2.2. Địa danh phản ánh ước
vọng đổi đời, cuộc sống tươi đẹp…
Còn
nếu theo cách đặt tên mục ở chương 3 “qua địa danh” cũng là một cách. Chẳng hạn
chương 2: Văn hóa lao động sản xuất qua địa danh, văn hóa tâm lý người Việt qua
địa danh.
Tên
bảng biểu ở trang 50 cũng cần xem lại: “Địa danh phản ánh ngôn ngữ người Việt
qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng”. Câu này khá rối. Chỉ cần viết Ngôn ngữ người
Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng là đủ.
Về
nội dung. Nên chăng nhập mục 2.2.1 Ước vọng bình an, thịnh vượng, giàu có với
Mục 2.2.2. Ước vọng đổi đời, cuộc sống tươi đẹp (tr73 - 75) vì 2 mục này có nội
dung khá tương đồng và dung lượng quá ít. Nội dung 2 mục đều thể hiện khát vọng
của con người trên vùng đất mới, ngôn ngữ chịu ảnh hưởng Hán – Việt rất rõ và
quan trọng là lý giải tại sao lại ảnh hưởng âm Hán – Việt nặng đến vậy?
Lưu
ý: mục 2.2.2. Những từ có chữ mỹ - như tác giả giải nghĩa là (đẹp), không có
nghĩa là ước vọng cuộc sống tươi đẹp. Nên đưa về phạm trù ngôn ngữ ca ngợi cái
đẹp của tự nhiên. Cũng như vậy khi giải nghĩa chữ “Tân” không có nghĩa là ước
vọng đổi đời…
Mục
2.2.3. Việc dùng số thứ tự để đặt địa danh không có phải là tâm lý thích dùng
số thứ tự không? Phải xem lại. Thực ra, việc dùng chữ số để đặt tên đường, tên
ấp…có thể lúc đầu để tạm thời trong khi chưa tìm được tên phù hợp, nhưng để lâu
thành tên. Trường hợp này diễn ra ở rất nhiều nơi và không chỉ ở Việt Nam. Tôi
đồng ý với tác giả khi dẫn Lê Trung Hoa về sự vô nghĩa của địa danh theo số thứ
tự. Nên có trong đề xuất, kiến nghị: việc đặt địa danh theo số thứ tự chỉ là
tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó phải đặt tên cho địa danh
đó để phản ánh văn hóa một vùng đất … Cũng như ở Hà Nội, trước đây là Khu: Khu
Ba Đình, Khu Hoàn Kiếm, Khu Đống Đa…sau này đổi thành Quận…có địa danh đi vào
lịch sử. Tp HCM có quận theo số thứ tự như Q1,2,3,4,5,6,7,8,9 …đã quá lâu nên
khó mà thay đổi. Giá mà thay đổi được. Cũng như 63 tỉnh thành…không lẽ đặt tên
từ 1 đến 63…Việc đặt địa danh theo số thứ tự có cái gì đó vô văn hóa .
Chương 3: Phong tục tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc Trăng.
Về ngữ pháp, sau những chữ phong tục cần có dấu phẩy
trong cụm từ phong tục tập quán. Sau chữ tín ngưỡng phải có dấu phẩy trong cụm
từ tín ngưỡng tôn giáo.
Nội dung chương này được tác giả thực hiện có chất
lượng.
Chương 4: Ý thức tộc
người và quá trình giao lưu văn hóa của người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc
Trăng.
Tên chương 4 cần suy nghĩ thêm. Có nên sử dụng cụm
từ ý thức tộc người trong tên của chương không?
Thực ra, trong nội dung chương 4 có 2 nội dung tiếp
nối chương 2, chương 3 là Huyền thoại , truyền thuyết qua địa danh, nhân vật
chí (danh nhân, anh hùng), các sự kiện lịch sử qua địa danh. Tại sao không đặt
tên đúng như nội dung?
Còn ý thức tộc người, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
Việt, ảnh hưởng của giao lưu, tiếp biến văn hóa nên để vào phần “luận” của luận
án.
Mục 4.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa người Việt qua địa
danh.
Tên mục có nên có động từ giữ gìn không? Hay chỉ là
Bản sắc văn hóa người Việt qua địa danh. Nhưng nếu là bản sắc văn hóa người
Việt thì phải bao gồm cả chương 2.
4.1.1. Ý thức người Việt qua huyền thoại, truyền
thuyết địa danh.
Nội dung mục này là về các địa danh có nguồn gốc từ
huyền thoại, truyền thuyết. Theo một hướng khác là giải mã địa danh qua các
huyền thoại, truyền thuyết. Vì vậy, cần nghiên cứu tên mục sao cho sát với nội
dung. Nên chăng là: Một số địa danh có nguồn gốc huyền thoại, truyền thuyết.
Sau khi giải mã bằng các tư liệu, bóc tách các lớp văn hóa để tìm ra bản sắc
văn hóa của người Việt trong đó.
4.1.2. Ý thức tộc người về người anh hùng, các sự
kiện lịch sử.
Chương 4: Ý thức tộc
người và quá trình giao lưu văn hóa của người Việt qua địa danh ở tỉnh Sóc
Trăng.
Tên chương 4 cần suy nghĩ thêm. Có nên sử dụng cụm
từ ý thức tộc người trong tên của chương không?
Thực ra, trong nội dung chương 4 có 2 nội dung tiếp
nối chương 2, chương 3 là Huyền thoại , truyền thuyết qua địa danh, nhân vật
chí (danh nhân, anh hùng), các sự kiện lịch sử qua địa danh. Tại sao không đặt
tên đúng như nội dung?
Còn ý thức tộc người, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
Việt, ảnh hưởng của giao lưu, tiếp biến văn hóa nên để vào phần “luận” của luận
án.
10/
Kết luận: Mức
độ đáp ứng yêu cầu của luận án tiến sĩ.
Luận
án cơ bản đáp ứng yêu cầu của luận án tiến sĩ ở mức độ trung bình.
Cần
chỉnh sửa nhiều.
|
Ngày 30 tháng
9 năm 2023 Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ
tên) Phan Quốc Anh |