NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN

 

  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                         BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

­­­­­­­­­­___________________________

 

 

PHAN NGUYỄN HOÀNG LONG

 

 

 

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI

TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN

TỈNH NINH THUẬN

 

 

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa

Mã số:              60 31 06 42

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

 

Người hướng dẫn khoa học:  TS. Phan Quốc Anh

 

 

 

 

 

 

TP. Hồ Chí Minh - 2018

 


 

  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

___________________________

 

 

PHAN NGUYỄN HOÀNG LONG

 

 

 

 

 

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI

TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN

TỈNH NINH THUẬN

 

 

 

 

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP. Hồ Chí Minh - 2018

 


 

 

 


....................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

­­­­­­­­­­___________________________

 

 

PHAN NGUYỄN HOÀNG LONG

 

 

 

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI

TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN

TỈNH NINH THUẬN

 

 

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa

Mã số:              60 31 06 42

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

 

Người hướng dẫn khoa học:  TS. Phan Quốc Anh

 

 

 

 

 

 

TP. Hồ Chí Minh - 2018

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


LỜI CAM ĐOAN

 

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là Trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

 

                                                                         Người viết cam đoan

 

 

 

 

                                                                     Phan Nguyễn Hoàng Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT

CHỮ VIẾT TẮT

DỊCH NGHĨA

1

HĐTT’N

Hoạt động thanh thiếu niên

2

TNCS

Thanh niên cộng sản

3

TCVHTN

Thiết chế văn hóa thanh niên

4

UBND

Ủy Ban nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.. iv

MỞ ĐẦU.. 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

    2.1. Mục đích nghiên cứu. 3

    2.2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

    4.1. Đối tượng nghiên cứu. 7

    4.2. Phạm vi nghiên cứu. 7

5. Lý thuyết nghiên cứu. 7

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 8

    6.1. Câu hỏi nghiên cứu. 8

    6.2. Giả thuyết nghiên cứu. 8

7. Phương pháp nghiên cứu. 9

    7.1. Phương pháp luận. 9

    7.2. Phương pháp cụ thể. 9

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 10

    8.1. Ý nghĩa khoa học. 10

    8.2. Ý nghĩa thực tiễn. 10

9. Bố cục luận văn. 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.. 12

1.1. Cơ sở lý luận. 12

    1.1.1. Các khái niệm công cụ. 12

        1.1.1.1.  Văn hóa. 12

        1.1.1.2. Quản lý và quản lý hoạt động văn hóa. 13

        1.1.1.3. Thiết chế văn hóa. 17

    1.1.2. Thiết chế văn hóa thanh thiếu niên. 19

       1.1.2.1. Lứa tuổi thanh, thiếu niên. 19

       1.1.2.2. Những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn. 22

       1.1.2.3. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên. 24

       1.1.2.4. Vai trò của thiết chế văn hóa thanh niên. 28

1.2. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 31

    1.2.1. Khái quát tỉnh Ninh Thuận. 31

        1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 31

        1.2.1.2. Đặc điểm xã hội 31

    1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 34

Tiểu kết chương 1. 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN.. 37

2.1. Thực trạng công tác quản lý. 37

    2.1.1. Về cơ sở vật chất, hạ tầng. 38

    2.1.2. Về cơ cấu tổ chức. 41

    2.1.3. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. 43

    2.1.4. Về hoạt động dịch vụ và thu chi tài chính. 44

    2.1.5.  Về tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 47

2.2. Đánh giá chung công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 55

    2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân. 55

    2.2.2. Những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân. 59

Tiểu kết chương 2. 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN   67

3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. 67

    3.1.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng ta về văn hóa, con người Việt Nam.. 67

    3.1.2. Định hướng phát triển công tác quản lý Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 68

3.2. Một số giải pháp, đề xuất 71

    3.2.1. Giải pháp về đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách. 71

    3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 72

    3.2.3. Giải pháp đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động. 73

    3.2.4. Giải pháp tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý  78

Tiểu kết chương 3. 79

KẾT LUẬN.. 80

Danh mục tài liệu tham khảo. 83


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh thiếu niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Ninh Thuận, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống của nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên, thiếu niên tiếp tục được nâng lên rõ rệt. Công tác thanh niên ngày được quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng trong công tác chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ. Lực lượng thanh niên toàn tỉnh khoảng 167.200 người, chiếm 24,2% dân số và 34,43% lực lượng lao động trong toàn tỉnh, đã trở thành lực lượng nòng cốt, nguồn nhân lực trẻ trong quá trình phát triển của tỉnh. Nhằm tạo môi trường lành mạnh để thanh thiếu niên phấn đấu học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng thế hệ thanh thiếu niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức trẻ, tư duy năng động và hành động sáng tạo. Vì vậy, các mô hình thiết chế văn hóa dành riêng cho thanh niên, thiếu niên có vai trò vô cùng quan trọng.

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thành lập theo Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 27/4/2011. Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Tỉnh Đoàn Ninh Thuận về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn có liên quan về các hoạt động của Trung tâm. Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận là môi trường tập hợp, vận động thanh niên, thiếu niên và tổ chức các hoạt động cộng đồng, phúc lợi đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, giao lưu sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho mọi đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhằm bồi dưỡng kiến thức phổ thông, mở rộng hiểu biết và nâng cao năng lực sáng tạo về văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khoa học kỹ thuật; nâng cao nhận thức, ý thức công dân; định hướng thẩm mỹ cho thanh niên, thiếu niên. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận là một thiết chế văn hóa không thể thiếu trong hệ thống các loại hình thiết chế của Đoàn thanh niên tỉnh Ninh Thuận. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh thuận luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng, của Đoàn như: Công tác thông tin tuyên truyền trong thanh thiếu niên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học giáo dục. Công tác quản lý tổ chức, liên kết mở các lớp tập huấn tư vấn, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng công tác Đoàn cho thanh niên, thiếu niên; chuyển giao mô hình giáo dục cho cơ sở, tổ chức các câu lạc bộ, đội, nhóm theo năng khiếu, sở thích, đáp ứng nhu cầu, sở thích chính đáng của thanh niên, thiếu niên. Ngoài ra, Trung tâm phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hình thức tọa đàm, hội thi, hội diễn chuyên nghành tạo môi trường, sân chơi bổ ích, lành mạnh cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên trong tỉnh. Các hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận phần nào đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh thiếu niên, góp phần quan trọng vào phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ trong quá trình phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động tại Trung tâm chưa theo kịp với quá trình phát triển của xã hội, thiếu sự thu hút, lôi cuốn đối với thanh thiếu niên. Công tác quản lý, tổ chức hoạt động còn nhiều hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động. Do đó, đối với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận việc nâng cao chất lượng quản lý ra sao, thu hút nguồn lực xã hội hóa và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động như thế nào, công tác nhân sự làm sao để đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tạo môi trường lành mạnh thu hút đông đảo thanh thiếu niên và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận là thật sự cần thiết.

Là một cán bộ Đoàn có quá trình hoạt động trong công tác thanh niên tại tỉnh Ninh Thuận, tôi mong muốn được góp phần vào việc xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy năng lực, thị hiếu hưởng thụ văn hóa của thanh niên, thiếu niên và người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, để có những đánh giá một cách khoa học và tìm ra những giải pháp mới làm sao cho công tác quản lý một thiết chế văn hóa trong công tác thanh niên, thiếu niên hiệu quả hơn, tôi chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý văn hóa.

          2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài

          2.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý, tổ chức và hoạt động các loại hình thiết chế văn hóa như Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên cấp tỉnh ở Ninh Thuận hiện nay.

- Đưa công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có chất lượng hơn, hiệu quả hơn.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu gồm:

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

- Đánh giá công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

- Đưa ra những giải pháp và chiến lược quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình đề cập đến nội dung, phương thức hoạt động, cách thức quản lý hoạt động văn hóa của các loại hình thiết chế văn hóa cũng như đề cập đến công tác giáo dục, định hướng lối sống cho thanh thiếu niên với phạm vi và mức độ khác nhau có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Tác phẩm Đại cương công tác Nhà văn hóa, (2002) của các tác giả Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy đã trình bày các khái niệm, các cơ sở khoa học về công tác nhà văn hóa và thực tế phát triển nhà văn hóa, câu lạc bộ ở nước ta, những chức năng, đặc điểm, nhiệm vụ, những nguyên tác cơ bản của Nhà văn hóa, tên gọi và mô hình thiết chế theo từng cấp và quan niệm về phương pháp Nhà văn hóa, phân loại hệ phương pháp Nhà văn hóa, Trung tâm Văn hóa thông tin, nội dung thực hành của hệ phương pháp công tác Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa thông tin.

Tác phẩm Quản lý hoạt động văn hóa của nhóm các tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 1998 có đề cập đến khái niệm hoạt động văn hóa, quan niệm về quản lý và quản lý hoạt động văn hóa, đặc biệt có nội dung quản lý các hoạt động đối với các thiết chế văn hóa và quản lý các hoạt động giao lưu văn hóa của con người trong xã hội. Quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong đó, đã đề cập sâu về các phương pháp hoạt động của các loại hình hoạt động của Nhà văn hóa.

 Đề tài Phương pháp tổ chức hoạt động ở cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Bính đã nêu ra khái niệm về Cung văn hóa lao động, Nhà văn hóa, chỉ ra thực trạng hoạt động, đề ra các phương pháp quản lý về: Sử dụng thời gian rỗi, quản lý công tác nghiệp vụ, quản lý kinh tế, các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tác phẩm Nhà văn hóa, mấy vấn đề lý luận về xây dựng và họat động,(1987) do Trần Độ cùng nhóm tác giả Hoàng Vinh, Đào Lâm Tùng, Lê Như Hoa, Lê Đình Nhân thực hiện đã đưa ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển hoạt động văn hóa, nơi lưu giữ giá trị tinh thần của con người. Nhà văn hóa với nhu cầu văn hóa của nhiều tầng lớp nhân dân và là mối quan tâm sâu sắc của nhiều cấp.

Trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tác giả Trần Thị Kim Cúc đã trình bày một số vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển văn hóa, thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam và thế giới trong đó có một số nội dung bàn về thực trạng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống văn hóa của thanh niên đô thị ở Việt Nam hiện nay.

- Luận án Tiến sĩ Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Nhà văn hóa, (1989) của tác giả Bùi Tiến Quý đã đi sâu vào phân tích những hoạt động văn hóa nghệ thuật.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý hoạt động của Trung tâm văn hóa – Điện ảnh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, (2015) của tác giả Trần Thị Mỹ Xuân đề cập đến quan điểm của Đảng đối với các Trung tâm văn hóa, các hoạt động của Trung tâm văn hóa – Điện ảnh Bình Dương trong tình hình mới và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động quản lý đối với Trung tâm văn hóa.

- Luận văn Thạc sỹ Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An,(2011) của tác giả Ngô Thị Hồng Thu nói về các lý luận Nhà văn hóa (Trung tâm văn hóa), các hoạt động của Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện Cần Giuộc và những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Luận văn Thạc sỹ– Hoạt động của các Trung tâm văn hóa cấp huyện, thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,(2017) của tác giả Võ Mạnh Lực đã trình bày những hình thức, nội dung và phương pháp hoạt động của các Trung tâm văn hóa tại tỉnh Tiền Giang.

- Luận văn Thạc sỹ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực văn hóa tại Trung tâm văn hóa quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, (2015) của tác giả Dương Thanh Tú đã đề cập đến thực trạng hoạt động của Turng tâm văn hóa quận Thủ Đức và các hướng tổ chức hoạt động tại Trung tâm văn hóa quận Thủ Đức.

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về công tác giáo dục, định hướng lối sống cho thanh thiếu niên như: Đề tài Văn hóa lối sống của thanh niên thời kỳ mở cửa (1997) của tác giả Lưu Khương Hoa; Đề tài Nhà văn hóa thanh niên thành phố Hồ Chí Minh với việc giáo dục lý tưởng cộng sản cho thanh niên trong tình hình hiện nay (1997) của tác giả Lê Chí Thanh; Đề tài Định hướng giá trị văn hóa tinh thần cho thanh niên nông thôn ở Sóc Sơn, Hà Nội (2005) của tác giả Nguyễn Phong Thu.

Các công trình nghiên cứu trên đã phần nào cung cấp thêm nguồn tư liệu về thực trạng hoạt động và công tác quản lý của một số các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa, quá trình tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng hoàn thiện các loại hình thiết chế văn hóa ở cơ sở cũng như những định hướng về công tác giáo dục, lối sống cho thanh thiếu niên hiện nay. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh quản lý hoạt động văn hóa tại các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa hay việc định hướng giáo dục cho thanh niên mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các thiết chế văn hóa chuyên biệt dành riêng cho thanh thiếu niên. Việc nghiên cứu đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận kế thừa những nghiên cứu đi trước liên quan đến cơ sở lý luận và công tác quản lý hoạt động của các thiết chế nhà văn hóa, trung tâm văn hóa và tìm là hướng nghiên cứu mới đối với một thiết chế văn hóa tương đồng là Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên, góp phần vào việc hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý các loại hình thiết chế văn hóa dành cho thanh niên, thiếu niên trên cả nước nói chung và cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý các hoạt động văn hóa tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu của đề tài là: Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận và công chúng tham gia các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có mở rộng nghiên cứu tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà Thiếu nhi tỉnh để so sánh, đối chiếu.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2018.

5. Lý thuyết nghiên cứu

* Lý thuyết thang bậc nhu cầu của A.Maslow [..nguồn tài liệu TK, tr]

Vận dụng bậc thang nhu cầu của A. Maslow giúp nhận biết được những nhu cầu con người đặc biệt là của thanh niên, thiếu niên cần thõa mãn trong đó có nhu cầu vui chơi, giải trí, văn nghệ. Những nhu cầu này theo A. Maslow ở tầng thang bậc thứ ba, chỉ xuất hiện khi nhu cầu cơ thể và nhu cầu an toàn đã được thõa mãn.

* Lý thuyết quản lý tổ chức: Áp dụng lý thuyết quản lý tổ chức của Max Weber [nguồn TLTK số] giúp xác định những yếu tố trong quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận mà đặc biệt là trong công tác quản lý nhà nước về quản lý hoạt động văn hóa, áp dụng lý thuyết vào công tác quản lý nhất là trong việc phân công, sắp xếp cán bộ đúng chuyên môn, năng lực trong bộ máy hoạt động, nội quy thủ tục quản lý, lựa chọn nhân sự vào các vị trí chuyên môn đi kèm với nó là chế độ đãi ngộ nhân viên.

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đáp ứng như thế nào nhu cầu chính đáng của thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận?

- Công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận hiện nay trong việc tổ chức các hoạt động như thế nào?

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận?

6.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có nhiều thành tựu nhất định, tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp nhu cầu chính đáng của thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận hiện nay còn hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động.

- Có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận bằng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, cơ chế chính sách quản lý tại Trung tâm.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

 - Tác giả sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu văn hóa như lịch sử, xã hội học, văn hóa học, trong đó lấy phương pháp quản lý văn hóa là trung tâm, sử dụng cơ sở lý thuyết về lý luận văn hóa về quản lý văn hóa.

7.2. Phương pháp cụ thể

- Phương pháp sưu tầm, tổng hợp, xử lý tài liệu, thống kê, phân tích, đánh giá.

- Phương pháp định lượng thực hiện các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chọn mẫu.

+ Mẫu 1: 200 phiếu (đối tượng là thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh)

+ Mẫu 2: 250 phiếu (đối tượng là thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm văn hóa tỉnh Ninh Thuận và Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận)

+ Mẫu 3: 50 phiếu (đối tượng là cán bộ, viên chức của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh Đoàn Ninh Thuận).

Với cơ cấu như trên mẫu khảo sát tương đối có độ tin cậy, có tính đại diện và khách quan cho đề tài nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: Soạn câu hỏi khảo sát dưới dạng câu hỏi đóng và mở, được thực hiện theo quy trình:

+ Bước 1: Phân tích dữ liệu nghiên cứu đề tài để xây dựng bảng hỏi khảo sát .

+ Bước 2: Rà soát điều chỉnh, hoàn thiện bảng hỏi.

- Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát. Địa điểm khảo sát: Tỉnh Đoàn Ninh Thuận, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận.

- Giai đoạn 4: Xử lý kết quả khảo sát, so sánh và rút ra kết luận sơ bộ.

- Phương pháp định tính: Trong phương pháp này, tôi chọn hình thức phỏng vấn sâu các cá nhân, đối tượng là thanh niên, thiếu niên sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh. Phỏng vấn chiến lược đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, đại diện lãnh đạo Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Khi tiến hành phỏng vấn tiến hành cấu trúc các mẫu theo nội dung đã chuẩn bị sẵn để phỏng vấn.

- Phương pháp tham dự: Trong phương pháp này tôi chọn tham gia các hoạt động vào thời điểm buổi sáng, buổi chiều và buổi tối các ngày trong tuần (cả ngày thứ 7 và chủ nhật). Từ đó quan sát, nghiên cứu và có cái nhìn thực tế về công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

8.1. Ý nghĩa khoa học

- Hệ thống về mặt lý luận trong công tác quản lý, các mô hình tổ chức hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N hiện nay. Tìm ra những điểm phù hợp, những điểm không còn phù hợp trong cơ sở lý luận về công tác quản lý ở các thiết chế văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra những cứ liệu góp phần vào việc quy hoạch, hoạch định chính sách phát triển đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là việc chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, đánh giá thực trạng những mặt đạt được, mặt hạn chế, đi tiềm nguyên nhân chủ quan, khách quan trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Ban Giám đốc Trung tâm có thể rà soát lại quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác quản lý của Trung tâm, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức hoạt động tại Trung tâm và là nơi thu hút đối với thanh niên, thiếu niên, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận

9. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tổng quan nghiên cứu, phụ lục, phần nội dung luận văn được bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

Chương 3: Định hướng, giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1.1.  Văn hóa

          Trong quá trình lao động con người tạo ra văn hóa. Hoạt động lao động của con người rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và dưới cách tiếp cận nhiều góc độ khác nhau về văn hóa của các nghành: Ngôn ngữ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, khảo cổ học…đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Hệ thống lý thuyết về văn hóa cũng vô cùng đa dạng với nhiều trường phái và học thuyết khác nhau. Tuy nhiên tất cả các quan điểm đều có những điểm tương đồng khi nhận định văn hóa là sản phẩm của con người, là kết quả của quá trình tiến hóa nhân loại, và tạo nên sự khác biệt giữa con người và phần còn lại của thế giới động vật.

Trong từ điển triết học do nhà xuất bản Chính trị Mát-xcơ-va ấn hành năm 1972: “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người” [34].

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. [23].

Theo quan quan điểm của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. [26]

Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau chúng có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, trong quá trình lao động con người không ngừng sáng tạo làm cho văn hóa phát triển. Con người sáng tạo ra văn hóa nhưng cũng chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người. Văn hóa bổ sung liên tục những nhu cầu, năng lực tinh thần của con người, hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa, tạo nên những chuẩn mực và điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong mối quan hệ xã hội.

Trong cuộc đời của mỗi con người lứa tuổi thanh niên, thiếu niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng là giai đọan hình thành, phát triển nhân cách, định hướng lối sống và chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời mình bao gồm học vấn, nghề nghiệp, lựa chọn văn hóa, kinh nghiệm, lối sống trên cở sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình. Ngày nay, quá trình hội nhập và phát triển đất nước được quyết định một phần vào hoạt động của thanh niên, thiếu niên trong học tập, vui chơi giải trí mà cụ thể là trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Vì vậy, cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên, thiếu niên với các giá trị về năng lực cống hiến, đạo đức, nếp sống văn minh mà thanh niên, thiếu niên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể. Từ đó hình thành nên một môi trường văn hóa tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội nâng cao văn hóa, con người Việt Nam.

1.1.1.2. Quản lý và quản lý hoạt động văn hóa

- Quản lý

Theo quan điểm của Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kểm soát ấy”. [14]

Theo quan điểm của V.L.Lênin: Chúng ta phải hiểu rằng muốn quản lý tốt mà chỉ thuyết phục không thôi thì chưa đủ, còn cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa [6].

          Quản lý “là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước” [16].

Từ những nhận định phổ biến nhất, có thể hiểu quản lý là thông qua các hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm định hướng, lập kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá kết quả thực hiện của một tổ chức, một cộng đồng nhằm đảm bảo hoạt động một cách liên tục đạt được các mục tiêu đề ra.       Trong bất kỳ xã hội nào, quản lý cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, không thể thiếu trong đời sống. Xã hội càng tiên tiến thì chức năng của quản lý càng lớn và nhiệm vụ của quản lý càng phức tạp cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội với chủ thể quản lý là Nhà nước, chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh khách thể là các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.

- Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt động xã hội, nếu diễn đạt bằng thuật ngữ kinh tế học thì đó là quá trình sản xuất (sáng tạo), bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa do quá khứ để lại và đương thời tạo ra [34]. Hoạt động văn hóa được phổ biến ở các dạng sau: Hoạt động sáng tác biểu diễn văn nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; Hoạt động khai trí – giáo dục nhằm nâng cao kiến thức cho mọi người: dạy học, thuyết trình, tọa đàm…; Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu giữ, triễn lãm, sưu tập; Hoạt động tiêu dùng sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe âm nhạc, xem nghệ thuật, triễn lãm, tham quan, du lịch…; Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng phong tục, nếp sống, gia đình văn hóa; Hoạt động thể duc thể thao vui chơi giải trí.

Các sản phẩm văn hóa muốn đến được với công chúng cần phải có “trạm trung chuyển” [34] đó chính là các thiết chế văn hóa như: Trường học, thư viện, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà thiếu nhi, sân vận động, công viên văn hóa... Chất lượng đời sống văn hóa của con người và cộng đồng được đánh giá dựa trên kết quả đáp ứng nhu cầu thông qua hoạt động văn hóa.

- Quản lý hoạt động văn hóa

Trong lĩnh vực văn hóa, khái niệm quản lý hoạt động văn hóa có thể được hiểu là quản lý Nhà nước về văn hóa. Nghị quyết Trung ương V chỉ ra: “củng cố, hoàn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng theo định hướng XHCN”. [6]. Văn hóa gồm ba yếu tố cấu thành là: giá trị vật thể và phi vật thể; những hoạt động văn hóa tạo nên các giá trị văn hóa mới và con người. Vì vậy, quản lý Nhà nước về văn hóa chính là quá trình quản lý ba yếu tố trên, thông qua việc thực thi công tác quản lý của bộ máy nhà Nước từ Trung ương tới địa phương bằng các chủ trương, chính sách, biện pháp và thực thi pháp luật tác động một cách hệ thống có mục đích. Nhằm định hướng hoạt động của các tổ chức trong xã hội, phát huy khả năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hóa cội nguồn, mang đến tính ổn định xã hội trong quá trình đi lên của đất nước. Vì vậy, Trong quản lý Nhà nước về văn hóa ngoài việc am hiểu những kiến thức văn hóa thì phải có trình độ, kỹ năng và nắm vững những quy định trong quản lý Nhà nước về văn hóa.

Văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội, là thứ hàng hóa đặc biệt, không thể tính toán, đo lường giá trị. Vì vậy trong công tác quản lý Nhà nước về văn hóa muốn chặt chẽ, có hiệu quả phải có những quan điểm, định hướng chiến lược phát triển cho các hoạt động văn hóa, xác lập nội dung và phương thức quản lý, có cơ sở khoa học thực tiễn. Ở nước ta, công tác quản lý văn hóa được xác định “giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước – dân chủ hóa công tác quản lý; tập trung dân chủ; quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa” [28].

          Trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu văn hóa của người dân cũng từ đó mà đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó là việc xuất hiện nhiều hơn những sản phẩm văn hóa mới độc đáo, hấp dẫn. Do đó công tác quản lý phải đòi hỏi đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người dân. Quản lý hoạt động văn hóa cần phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch có lộ trình, xây dựng hành lang pháp lý thông qua các văn bản pháp luật, cơ chế quản lý, các chính sách khuyến khích sáng tạo, chính sách kinh tế, chính sách xã hội hóa các hoạt động trong văn hóa, huy động mọi nguồn lực từ xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất, phân phối đến lưu thông sản phẩm văn hóa, có các biện pháp khen thưởng, xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ thị hiếu của người dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và đặc biệt chăm lo đến nguồn lực con người quản lý, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước [1]. Quản lý văn hóa trong cơ chế thị trường là những vấn đề mới mẻ trong khi Nước ta đang từng bước hình thành một thị trường văn hóa, đòi hỏi cần có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước, bảo đảm đúng định hướng và phát huy vai trò tích cực của cơ chế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tránh được những mặt trái của kinh tế thị trường như: Thương mại hóa các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần; cạnh tranh cao có thể dẫn đến độc quyền; không quan tâm tới các dịch vụ văn hóa công ít có lợi nhuận... Để hình thành và phát triển một thị trường văn hóa phải có những đổi mới trong định hướng văn hóa về nội dung và phương thức quản lý văn hóa. Những đổi mới đó nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo các cơ chế, chính sách phù hợp để thị trường văn hóa được rộng mở, các nguồn lực được khai thông, các tiềm năng văn hóa được phát hiện, có cơ hội phát triển.

Văn hóa thuộc về nhân dân, mọi người dân đều có quyền được hưởng thụ văn hóa và có nghĩa vụ đóng góp bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong quá trình quản lý văn hóa, ngoài việc Nhà nước quản lý ra, cần khuyến khích các hình thức tự quản của nhân dân, đảm bảo được tính đa dạng của văn hóa và đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân. Nhằm tạo ra phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời phát huy hoạt động xã hội hóa trong văn hóa, nâng cao vai trò của các Hội, Đoàn thể quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp trong bảo vệ, phát triển và tạo môi trường văn hóa lành mạnh.

1.1.1.3. Thiết chế văn hóa

Theo từ điển Tiếng Việt của Ban biên soạn chuyên từ điển New Era, do Nxb Văn hóa Thông tin, phát hành 2005, “Thiết chế” đồng nghĩa với “thể chế”, trong đó “thể chế” có hai nghĩa: (1) Cách thức; (2) chế độ chính trị của một nước. Thiết chế có thể được hiểu là bao hàm tất cả các quy định tác động đến một tổ chức, một đoàn thể hoặc là tất cả các quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người theo đó thực hiện. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho các thiết chế đó”. Đời sống văn hóa của cộng đồng được thể hiện thông qua các hoạt động văn hóa bao gồm: Sáng tạo, sản xuất, truyền bá và tiêu dùng sản phẩm văn hóa. Để cho các hoạt động này được vận hành trơn tru và chuyển tải văn hóa chính thống của Nhà nước tới từng cá nhân và cộng đồng thì cần phải có “trạm trung chuyển”, đó chính là các thiết chế văn hóa.

Cũng như thiết chế xã hội, thiết chế văn hóa là một hệ thống quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa – xã hội thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, tổ chức, hướng dẫn các cá nhân và cộng đồng thực hiện theo những chuẩn mực xã hội, quy tắc văn hóa đã được xác lập. Thiết chế văn hóa bao gồm các yếu tố cơ bản bao gồm: Bộ máy nhân sự được tổ chức có hệ thống, có quy chế hoạt động của bộ máy và cơ sở vật chất, hạ tầng. Trong đó, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, các câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim…là các dạng hình thức tồn tại của thiết chế văn hóa.

Chủ trương của Đảng ta khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 (KhóaVIII) là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, thiết chế văn hóa đóng một vai trò quan trọng, là nơi truyền tải những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân. Bởi vậy, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị và nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa thì cần phải củng cố, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế hiện có cũng như xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở như Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm giải trí cho thanh niên, thiếu niên thư viện, sân vận động…

1.1.2. Thiết chế văn hóa thanh thiếu niên

1.1.2.1. Lứa tuổi thanh, thiếu niên

- Lứa tuổi thiếu niên

Tuổi thiếu niên là một giai đoạn phát triển của đời người, giai đoạn giữa tuổi nhi đồng và tuổi thanh niên. Tuổi thiếu niên có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của con người, là thời kỳ trung gian từ trẻ sang người lớn, bắt đầu từ thời kỳ giữa tuổi học (thiếu niên, hoặc học sinh trung học cơ sở: từ 12- 14, 15 tuổi) đây là giai đoạn học tập và giao tiếp nhóm, là lứa tuổi dậy thì với nhiều phẩm chất tâm lý mới xuất hiện, đặc biệt là nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự khẳng định. [31].

Ở lứa tuổi này cơ thể diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính chất không cân đối, là giai đoạn có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, đây cũng là giai đoạn mà các em đang tách dần khỏi lứa tuổi thiếu nhi để tiến sang giai đoạn phát triển của thanh niên với sự phát triển mọi mặt từ thể chất, trí tuệ đến tình cảm, đạo đức. Đây là thời kỳ mà nhân cách của các em được phát triển một cách mạnh mẽ, tự ý thức và bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng.

Nhà tâm lý học Ô- Sơ-Êleme đã ví lứa tuổi thiếu niên như một xứ sở kỳ lạ để phần nào miêu tả đời sống tâm lý của lứa tuổi này: “Ở xứ sở này, khí hậu thất thường và kỳ quặc, khi thì nóng nực ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa hoa nở ngát hướng, có cả mùa thu lá vàng, rụng rơi lả tả. Hai mùa này, không phải bao giờ cũng tuần tự nối theo nhau, vả lại lắm khi mùa đông đột nhập vào mùa xuân. Dân cư ở vùng này, đôi khi thì vui vẻ ồn ào, khi thì tự nhiên lại trầm ngâm, lặng lẽ,…khi thì họ có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối, khi thì họ quá tự tin và kiêu ngạo, khi thì khiêm tốn kín đáo, đôi khi họ rất buông tuồng và trân tráo. Trong xứ sở kỳ lạ này không có trẻ em, mà cũng chẳng có người lớn.” [25].

Qua sự mô tả của Nhà tâm lý học Ô- Sơ-Êleme có thể thấy tâm lý của lứa tuổi thiếu niên hết sức phức tạp và thất thường. Đó là do quá trình biến đổi của các yếu tố sinh học của cơ thể tác động đến nhu cầu tâm lý của các em. Những thay đổi trong tâm lý thiếu niên là tâm lý muốn làm người lớn, muốn chứng tỏ năng lực và đòi hỏi người lớn công nhận. Đồng thời, lứa tuổi này cũng thường xuyên bắt chước người lớn trong thể hiện hành vi, cử chỉ thông qua cách ăn , mặc, hút thuốc hay tạo dáng vẻ của người lớn.

Đây là thời kỳ mà các hoạt động chủ đạo của thiếu niên rất đa dạng, đặc biệt là các hoạt động giao lưu. Do đó, những hoạt động sinh hoạt ngoại khóa do nhà trường, các thiết chế văn hóa xã hội tổ chức thường có những tác động rõ rệt về nhiều mặt đối với thiếu niên trong việc phát triển nhân cách, giúp các em nhận thức, tiếp nhận thông tin về các mối quan hệ, rèn luyện các kỹ năng, hình thành phẩm chất đạo đức, hình thành nên những tình cảm trong sáng, lành mạnh.

Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, là điều kiện cần thiết giúp chúng ta có cách tổ chức hoạt động giáo dục, định hướng và đáp ứng những nhu cầu chính đáng để các em có một nhân cách toàn diện.

- Lứa tuổi thanh niên

Theo các nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt xã hội của thanh niên, cũng như truyền thống văn hóa và đời sống kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thanh niên là công dân đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi đây là độ tuổi đảm bảo cho sự tiếp nối giữa tuổi trẻ em với tuổi thành niên. Thanh niên trãi qua ba giai đoạn: “Giai đoạn cuối tuổi đi học (tuổi đầu thanh niên, học sinh trung học phổ thông: từ 15- 18 tuổi) đây là giai đoạn học tập, hình thành thế giời quan, định hướng nghề nghiệp; Giai đoạn thanh niên, sinh viên từ 19-25 tuổi là giai đoạn tiếp tục lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghề nghiệp hoặc tham gia lao động sản xuất; Giai đoạn tuổi trưởng thành từ 25 trở đi là giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, ý thức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong giai đoạn lứa tuổi”. [31].

Theo điều 1, chương 1 của Luật Thanh niên năm 2015 quy định “Thanh niên trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.

Theo khoản 2, điều 1, chương 1, Điều lệ Đoàn khóa XI có ghi: “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn”.

Thanh niên là thành phần dân số đặc thù, hiện diện trong hầu hết các thành phần dân tộc, giai cấp, các thành phần xã hội và vùng miền trong cả nước. Trong quá trình quản lý và xác định đối tượng thanh niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam được chia thành các nhóm sau: Thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên công chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm: thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập, lao động ở nước ngoài, các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải tạo trở về tái hòa nhập với cộng đồng.

Tuổi Thanh niên là thời kỳ phát triển thể chất gần như hoàn chỉnh và trưởng thành về mặt giới tính cũng như về nhận thức. Cơ thể phát triển khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, bền bỉ, có sức dẻo dai, linh hoạt. Ở độ tuổi này có đầy đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ do xã hội và gia đình giao cho. Về mặt tâm lý hoạt động chủ đạo của giai đoạn tuổi thanh niên là vui chơi học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Khác với độ tuổi thiếu niên, lứa tuổi này bắt đầu có những khám phá nội tâm của mình, đánh giá về bản thân qua hình thể. Có những định hướng, suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, tự lập và thích nghi với cuộc sống mới.

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có nhiều đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng kế tục sự nghiệp cách mạng và quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Vì vậy cùng với sự quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng cho thanh niên cần phải có môi trường rèn luyện, giáo dục, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh niên phát triển và phát huy Thanh niên.

1.1.2.2. Những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn

Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI quy định Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn Thanh niên là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, có chức năng tập hợp, đoàn kết, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên để bổ sung lực lượng cách mạng kế cận cho Đảng, đồng thời giữ vai trò nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thế hệ trẻ. Đó là một trong những cơ sở chính trị của Đảng, của Nhà nước, cầu nối cho đoàn viên, thanh niên tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Trong Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định “…Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội…”.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của Đất nước công tác Đoàn và phong trào thanh niên của tổ chức Đoàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như công tác giáo dục của Đoàn được đổi mới, trình độ học vấn của thanh niên được nâng lên, đoàn viên thanh niên tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đoàn viên thanh niên. Chất lượng tổ chức Đoàn ở cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn xã, phường từng bước được nâng cao phù hợp với yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Các phong trào hành động cách mạng, phong trào thanh niên tình nguyện ngày được nâng cao và phát triển tạo ra động lực to lớn trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố tổ chức cơ sở đoàn, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Nhưng bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn không ít những tồn tại như: vẫn còn sự phân hóa về học vấn, mức sống, điều kiện tiếp cận thông tin và mức độ hưởng thụ văn hóa của thanh niên, tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn còn chưa cao, mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên chưa thực sự bền vững. Các nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn còn xơ cứng, chưa phát huy được vai trò chủ thể của thanh niên, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, nguyện vọng và trình độ nhận thức của thanh niên.

Trong tình hình hiện nay, cùng với việc khắc phục hạn chế đồng thời phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới. Sự tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển của mạng Internet, cùng nhiều hình thức hoạt động xã hội khác tạo sức hút mạnh mẽ đến thanh niên, tác động hằng ngày đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành động của thanh niên. Thanh niên ngày nay đòi hỏi cao hơn đối với tổ chức Đoàn; nếu các hoạt động Đoàn không phong phú, hấp dẫn thì thanh niên sẽ đến với các hoạt động khác trong xã hội. Do đó đòi hỏi công tác Đoàn và phong trào thanh niên phải ngày càng đổi mới về tổ chức và hoạt động cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội đặt ra.

1.1.2.3. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên

Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều phải quan tâm đến thanh niên. Vì vậy, thanh niên luôn là lực lượng quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo Đảng ta luôn xác định tính xung kích cách mạng của thanh niên, khẳng định vai trò, vị trí của thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”. Để cụ thể hóa những quan điểm của mình về công tác thanh niên. Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết, nhằm định hướng, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên trở thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Hơn 32 năm đổi mới đất nước, từ năm 1986 đến nay. Đảng ta luôn coi công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên là một nội dung rất quan trọng. Quan điểm này luôn được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết, văn kiện cũng như trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên, nhằm phát triển thanh niên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó có Nghị quyết số 25 – NQ/TW ngày 09/02/1991 của Bộ Chính trị ban hành về việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Nghị quyết này có tầm quan trọng đặc biệt, là điểm khởi đầu cho đường lối đổi mới của Đảng về công tác thanh niên thời kỳ đổi mới. Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII của Đảng đề cập đến công tác thanh niên, coi đây là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, của công cuộc đổi mới và khẳng định cần làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu. Đây là bước chuyển biến có tính đột phá, căn bản trong nhận thức, chủ trương của Đảng đối với công tác thanh niên, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kỳ mới và chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010. Tới Đại hội Đảng khóa IX, trên cơ sở quan điểm của Đại hội Đảng khóa VIII Đảng một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp cho thanh niên; coi trọng phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đến Đại hội Đảng khóa X, Đảng nhấn mạnh việc “Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ, đào tạo thanh niên trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự. Tạo cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục vụ đất nước”. Tháng 7/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền đồ của cách mạng Việt Nam xem thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời xác định việc giáo dục, rèn luyện thanh niên một cách toàn diện, với quan điểm tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Trước những yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên hiện nay. Tới Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ nhằm “Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Kế thừa có phát triển quan điểm mới về công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên từ các văn kiện, nghị quyết trước; quan điểm của Đại hội XII được xác định là: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực”.

Nhằm điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016 – 2020. Trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã đưa ra 06 mục tiêu trọng tâm trong đó tập trung vào việc giáo dục thanh niên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên; Phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng tài năng trẻ, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế; Giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; Nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, kỹ năng sống cho thanh niên.

Qua các văn kiện, nghị quyết, kế hoạch của Đảng, Nhà nước. Chúng ta có thể thấy được những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác thanh niên. Trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, Đảng ta luôn xác định việc chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, hình thành nên lớp người “vừa hồng vừa chuyên” mà trong đó thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, bám sát thực tiễn đất nước, đặc điểm lứa tuổi thanh thiếu niên và sự vận động của thời đại. Điều đó vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, vừa là định hướng chính trị để tiến hành công tác thanh niên, giáo dục, rèn luyện thanh niên đem lại nhiều thành tựu to lớn; lớp lớp thanh niên ngày càng phát triển, trưởng thành, cống hiến năng lực, sự sáng tạo góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới

1.1.2.4. Vai trò của thiết chế văn hóa thanh niên

Phát triển nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy,  văn hóa được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng môi trường, lối sống văn hóa; phát huy tinh thần tự nguyện, tự chủ, sức sáng tạo, vai trò chủ thể văn hóa của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng tinh thần xã hội thì vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa là vô cùng quan trọng trong phát triển xã hội trong giai đoạn mới.

Hiện nay, hệ thống thiết chế Trung tâm văn hóa “…với tính chất đa năng tổng hợp, với đặc trưng phương pháp hoạt động kết hợp giáo dục và tự giáo dục không những giữ vai trò trung tâm trong sự phát triển lĩnh vực hoạt động văn hóa – xã hội, mà còn giữ vai trò trung tâm cả trong việc đảm bảo xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” [34]. Từ thực tế cho chúng ta thấy rõ được vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa trong việc giữ vai trò trung tâm, đảm trách các hoạt động văn hóa văn nghệ, cho đến công tác giáo dục, tuyên truyền, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

 Hệ thống thiết chế văn hóa thanh niên là một phần của hệ thống thiết chế văn hóa tác động đến đối tượng là thanh thiếu niên trong xã hội và được xem là thiết chế giáo dục ngoài nhà trường. Trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội và trước nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của thanh niên. Hệ thống TCVHTN có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của thanh niên.

Trước hết, hệ thống TCVHTN là nơi giữ vị trí nòng cốt trong tổ chức hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội đối với công tác thanh niên. Đây là nơi để thanh niên được giáo dục, trao dồi nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nêu cao cảnh giác với những luận điệu sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Đấu tranh chống âm mưu”diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Hệ thống TCVHTN đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi thông tin, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, rèn luyện thể lực của thanh niên. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng của TCVHTN giúp cho thanh niên có môi trường sinh hoạt, tạo sân chơi bổ ích trong việc trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau, rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập và lao động.

Hệ thống TCVHTN là nơi bổ sung các kiến thức xã hội, rèn luyện nhân cách, nhận thức, ý thức, cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hiểu biết pháp luật của thanh niên. Từ đó hạn chế các vấn nạn trong thanh niên như ma túy, cờ bạc, trộm cắp.

Thông qua các hình thức hoạt động thiết chế văn hóa thanh niên tạo sân chơi bổ ích, phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhất là phong tục, tập quán của từng vùng miền, dân tộc từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch mức thụ hưởng về văn hóa của thanh niên các vùng miền, nhất là tạo nền tảng vững chắc trong xây dựng đời sống văn hóa thanh niên giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Hệ thống TCVHTN đã và đang phát huy tối đa tác dụng, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của phát triển xã hội trong giai đoạn mới. Mặc dù cơ sở vật chất của các TCVHTN chưa phải là hoàn chỉnh, đầy đủ và còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức nhưng đã góp phần quyết định tới việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên, xây dựng, hình thành nên lớp thanh niên phát triển toàn diện vừa hồng vừa chuyên và hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ.

1.2. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

1.2.1. Khái quát tỉnh Ninh Thuận

1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Ninh Thuận tái lập năm 1992, diện tích tự nhiên 3.358 kilomet vuông [19]. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và có 06 huyện là huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái, huyện Ninh Hải, huyện Thuận Bắc. Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Ninh Thuận ở vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh 350km về phía Nam, cách thành phố Nha Trang 105km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 110km về phía Tây, nằm trên trục giao thông Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 27 nối liền Nam Tây Nguyên, thuận tiện cho vệc lưu thông phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.2.1.2. Đặc điểm xã hội

- Về giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo từng bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực hướng tới chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 326 trường, trong đó 236 trường phổ thông và 90 trường mẫu giáo. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có từ 01 -02 trường tiểu học, một trường Trung học cơ sở. Cơ sở vật chất các Trườn được đầu tư mới khang trang, tiện nghi với đầy đủ trang thiết bị dạy và học đảm bảo điều kiện giáo dục toàn diện. đôi ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bổ sung đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ chuyên môn được nâng cao. Với chủ trương phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở của tỉnh. Tỷ lệ học sinh sau Trung học cơ sở vào hệ giáo dục thường xuyên đạt 24,8%. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư. Hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đang được kiện toàn và cũng cố theo hướng thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng; dạy nghề từng bước gắn với giải quyết vệc làm. Hiện nay, toàn tỉnh có 21 cơ sở đào tạo, dạy nghề như trường Chính trị tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp y tế, trung tâm Giáo dục thường xuyên, 02 trung tâm giáo dục nghề chuyên nghiệp, 06 trung tâm bồi dưỡng Chính trị ở các huyện, thành phố, 65 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn.

- Về văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông

Các hoạt động quản lý, bảo vể và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được quan tâm. Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa Ninh Thuận đã được nghiên cứu, sưu tầm và từng bước được hệ thống hóa. Toàn tỉnh hiện có 149 di tích văn hóa, trong đó có 50 di sản được Nhà nước xếp hạng; năm 2016 Ninh Thuận có 02 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Tháp Hòa Lai và Tháp PôKlông Garai. Phong trào toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có trên 80% hộ gia đình, 95% cơ quan, đơn vị công nhận đạt chuẩn văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa – làng văn hóa ngày càng hiệu quả. Toàn tỉnh có 4/7 đơn vị cấp huyện xây dựng được Trung tâm văn hóa – thể thao; 65/65 nhà văn hóa xã, phường; 121/402 nhà văn hóa thôn. Nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được tu bổ, tôn tạo. Đặc biệt các công trình trọng điểm thuộc lĩnh vực văn hóa – thể thao và du lịch được tập trung ưu tiên đầu tư hoàn thiện đưa vào sử dụng tạo điểm nhấn về cảnh quan du lịch. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn đảm bảo đúng nghi lễ, hình thức phù hợp, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy tốt công tác xã hội hóa tại các lễ hội, nâng cao quy mô thu hút khách tham quan trong và ngoài nước như Lễ hội Kate, Lễ hội Ramuwan, Lễ hội cầu ngư…

Các hoạt động thể thao quần chúng được triển khai tích cực gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và các cuộc vận động theo từng chủ đề. Số người thường xuyên tham gia tập luyện ngày càng tăng từ 10% dân số năm 1996 lên 26,5% dân số năm 2016. Các môn thể thao truyền thống được nhiều người ưu thích lựa chọn tập luyện như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, taekwondo, Vovinam. Thể thao văn hóa dân tôc được nhân dân tiếp tục giữ gìn và tổ chức thi đấu thường xuyên thông qua các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm, Raglai, các loại hình thể thao dân tộc, dân gian từng bước được khơi dậy, nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc như đua thuyền, lắc thúng, bắn nỏ, đẩy gậy, đội nước, đi cà kheo, mang gùi leo núi, kéo co, nhảy bao bố... Một số môn thể thao mới như Yoga, GYM, Dancesport, lướt ván diều...đã và đang được quan tâm phát triển, thể thao thành tích cao có bước phát triển. Hệ thống cơ sở tập luyện và thi đấu từng bước được đầu tư, hoàn thiện nhà thi đấu và nhà ở vận động viên; triển khai xây dựng trung tâm thể dục thể thao và các trung tâm văn hóa thể dục thể thao các huyện.

Hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình và thông tin truyền thông được cải thiện cả hình thức và nội dung, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ và nâng chất lượng làm báo, đảm bảo phủ sóng phát thanh truyền hình đến tất cả các địa bàn dân cư trong tỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin văn hóa của đông đảo tầng lớp nhân dân trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế.

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

          Xuất phát từ nhu cầu học tập, sinh hoạt và vui chơi, giải trí, phát huy đào tạo kỹ năng, năng khiếu, giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh thiếu niên trong tỉnh. Được sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận (TT.HĐTT’N) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 2011 đến nay, theo quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 373 QĐ/TĐ ngày 23/6/2011 của Ban Thường vụ tỉnh Đoàn về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

Biên chế của Trung tâm là 12 người theo quyết định số 1225/QĐ- UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao biên chế sự nghiệp năm 2011 đối với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đã trải qua nhiều biến động về nhân sự do sự luân chuyển điều động cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Đặc biệt là sự thay đổi về nhân sự trong Ban Giám đốc Trung tâm và việc thay đổi, tách, sát nhập các phòng ban chuyên môn cho phù hợp với các yêu cầu của thực tế hoạt động

          Kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Trung tâm được đảm bảo dựa vào các nguồn: Nguồn kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí thu từ tổ chức các hoạt động dịch vụ của Trung tâm, nguồn kinh phí thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo; các hợp đồng liên kết khai thác cơ sở vật chất tại trụ sở của Trung tâm và các nguồn kinh phí thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

          Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận bao gồm 02 khu vực đó là: Khu vực hành chính là tòa nhà hai tầng với 04 phòng chức năng Nghiệp vụ - Hành chính; 01 phòng Phó Giám đốc phụ trách; 01 phòng Phó Giám đốc; 01 phòng Văn thư -Tài vụ; 01 Phòng họp nội bộ; 01 Hội trường đa năng và 10 phòng sử dụng cho thuê dịch vụ. Khu vực tổ chức phong trào bao gồm: Phía trước là 01 sân bóng rổ; bên phài là hoa viên sinh hoạt ngoại khóa; phía sau là 03 sân bóng đá mini và khách sạn thanh niên; bên trái là sân khấu ngoài trời 300 mét vuông và khu dịch vụ buôn bán.

Trải qua 07 năm hoạt động (2011-2018), với chức năng của mình Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận về cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong việc tập hợp, vận động thanh thiếu niên và tổ chức các hoạt động cộng đồng, phúc lợi đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng giao lưu, sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho mọi đối tượng thanh thiếu niên trong tỉnh, nhằm bồi dưỡng kiến thức phổ thông, mở rộng hiểu biết và nâng cao năng lực sáng tạo về văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khoa học kỹ thuật; nâng cao nhận thức, ý thức công dân; định hướng thẩm mỹ cho thanh thiêu niên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiểu kết chương 1

          Từ cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn và nhận thức của bản thân, trong chương này, tác giả đã tập trung trình bày cơ sở lý luận để làm cơ sở khoa học vận dụng trong luận văn,  phân tích những vấn đề chung về lý thuyết và thực tiễn như sau:

Vấn đề thứ nhất: Trình bày những nội dung cơ bản nhất về văn hóa, thiết chế văn hóa, quản lý và quản lý hoạt động văn hóa.

Vấn đề thứ hai: Luận văn nhấn mạnh những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn. Đó là những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực tiễn hoạt động công tác Đoàn, sự tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là phát triển của mạng Internet, cùng nhiều hình thức hoạt động xã hội khác tạo sức hút mạnh mẽ đến thanh niên đã đặt ra cho hoạt động công tác Đoàn những yêu cầu phải đổi mới thích nghi. Trong đó, nêu rõ vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa thanh niên trong quá trình đổi mới hoạt động công tác Đoàn

Vấn đề thứ ba: Luận văn cũng đề cập tới những quan điểm của Đảng trong công tác thanh niên. Với những quan điểm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Đảng ta luôn xác định việc chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, góp phần to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề thứ tư: Luận văn trình bày cơ sở pháp lý quá trình thực tiễn hình thành và phát triển Trung tâm.

Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trên, là cơ sở để tác giả nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN

2.1. Thực trạng công tác quản lý

Công tác quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong tổ chức hoạt động, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, duy trì và định hướng các hoạt động tại đơn vị. Nhận rõ sự cần thiết tầm quan trọng của công tác quản lý thiết chế Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ban Lãnh đạo Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận 1uôn chú trọng vào việc chỉ đạo đổi mới và vận dụng những phương thức hoạt động, cách thức tổ chức quản lý một cách khoa học và hiệu quả. Trong công tác quản lý tiến hành trên tinh thần dân chủ, xã hội hóa vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm kim chỉ nam định hướng cho công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn được quán triệt sâu sắc trong phấn đấu rèn luyện, trau dồi kiến thức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có đạo đức phục vụ tốt công tác chuyên môn tại đơn vị để định hướng và tổ chức các hoạt động văn hóa một cách sáng tạo, hiệu quả. Ngoài ra, bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm HĐTT’N để đi sâu vào thực tiễn, nhằm thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên, góp phần đa dạng hóa các loại hình hoạt động làm đời sống tinh thần của thanh niên, thiếu niên phong phú hơn. Thông qua, các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N đó là giáo dục, tuyên truyền, định hướng và xây dựng cho thanh niên, thiếu niên tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện, có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có tri thức, sức khỏe, hoài bão và khát vọng vươn lên. Những giá trị mang nền tảng ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và là những nhân tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

Thực tế Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận tổ chức, triển khai thực hiện tốt chức năng của mình, đáp ứng các nhu cầu văn hóa, giải trí, sáng tạo của thanh niên, thiếu niên. Qua các cuộc họp giao ban định kỳ, họp Ban Giám đốc, họp Chi bộ. Ban lãnh đạo Trung tâm luôn suy nghĩ và tính toán tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn để lên chương trình, kế hoạch hàng năm từ nội dụng, biện pháp đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và tài chính để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đó là chức năng giáo dục, định hướng thanh thiếu niên. Đây là mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý hoạt động của đơn vị.

2.1.1. Về cơ sở vật chất, hạ tầng

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận được xây dựng trên diện tích 3,07ha, tọa lạc tại số 02 Trần Ca, khu dân cư Mương Cát, Phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang –Tháp Chàm và giáp với các khu đô thị mới K1 và K2. Đây được xem là vị trí thuận lợi nằm ở Trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, khu vực đô thị dân cư đông đúc, diện tích rộng đảm bảo cho việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, các hoạt động chính trị - xã hội của Trung tâm HĐTT’N. Với việc tọa lạc ở vị trí Trung tâm Thành phố, có bốn mặt tiền Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông đi lại liên hệ công tác của các tổ chức, cá nhân cũng như  tham gia hoạt động của thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh vị trí thuận lợi, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận cũng được đầu tư xây dựng, trang bị mới, hiện đại đáp ứng hiệu quả chức năng nhiệm vụ trong tình hình mới. Với tổng kinh phí đầu tư xây dựng và trang bị phương tiện, thiết bị chuyên dùng trên 30 tỷ đồng. So với Trung tâm Văn hóa tỉnh được đầu tư vào năm 2000 là 17 tỷ đồng và Nhà Thiếu nhi đầu tư vào năm 1993 là 11 tỷ đồng.

Trên cơ sở những thuận lợi về vị trí, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng. Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đã mạnh dạn tham mưu đề xuất, xin chủ trương xã hội hóa xây dựng các khu sinh hoạt vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ, khu công viên. Trong đó xã hội hóa xây dựng Chợ đêm thanh niên với 03 khu vực chính: Khu ẩm thực (chuyên phục vụ các món ăn dân dã như bánh căn, bánh xèo, bánh canh,v.v...), khu mua sắm (chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang, dệt thổ cẩm của người Chăm, đồ gốm mỹ nghệ Bàu Trúc, v.v...), khu đặc sản (chuyên kinh doanh các loại hải sản khô, nho, tỏi, hành, táo, v.v...). Chợ đêm thanh niên hoạt động được 02 năm và thay đổi mô hình Chợ đêm sang mô hình xã hội hóa liên kết với Công ty TNHH TM&DV Gia Bình từ tháng 08/2014 đầu tư khu cà phê, nước giải khát và trò chơi giải trí trên diện tích 1058m2 phục vụ cho người dân tập thể dục, thanh thiếu niên nhi đồng học tập, vui chơi tại Trung tâm, có nơi ngồi nghỉ, giải khát, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Ban giám đốc Trung tâm tham mưu liên kết với Doanh nghiệp Tư nhân TM&DV Kỳ Thoại đầu tư xây dựng sân khấu ngoài trời trên diện tích 542 m2 tại khu vực hồ nước trong khuôn viên để phục vụ tổ chức dịch vụ tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan cũng như tổ chức các hoạt động chuyên môn, các sự kiện ngoài trời dành cho thanh thiếu niên của các đơn vị Sở, Ban, Ngành, Cơ quan tỉnh Đoàn và Trung tâm HĐTT’N. Qua đó, vừa tạo mỹ quan, vừa mang lại nguồn thu cho Trung tâm. Trung tâm HĐTT’N tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn kêu gọi xã hội hóa đầu tư sân bóng đá mini và hồ bơi trong khuôn viên Trung tâm. Qua đó ký thỏa thuận với Công ty cổ phần Doanh nhân trẻ Ninh Thuận – Thành viên Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận tại văn bản số 19/2011, ngày 25/10/2011 về việc hợp tác xây dựng kinh doanh Nhà khách thanh niên với thời hạn liên kết, hợp tác là 07 năm và ký kết thỏa thuận hợp tác số 18/2011, ngày 17/10/2011 đầu tư sân bóng Mini cỏ nhân tạo 03 sân bóng đá mini với tổng diện tích 3.550m2 bên hông khuôn viên Khách sạn thanh niên đã góp phần tạo sân chơi bổ ích, thiết thực, rèn luyện sức khỏe, thể chất, cũng như nơi lưu trú cho thanh niên, thiếu niên ở xa đến tham gia các hoạt động.

Tuy nhiên, trãi qua quá trình khai thác và sử dụng, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện nay tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có hiện tượng xuống cấp dẫn đến việc không đáp ứng tối đa hiệu quả các hoạt động và thu hút các đơn vị đầu tư dịch vụ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý Trung tâm. Cụ thể, hệ thống gạch lát tại khu nhà hành chính bị bong tróc dọc các hành lang và 02 phòng dịch vụ cho Công ty TNHH Đức Kim Long và Câu lạc bộ Yoga thuê. Hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế hội nghị bị xuống cấp không đạt chất lượng để phục vụ các chương trình lớn. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 06 người (chiếm tỉ lệ 12%) trả lời “cơ sở vật chất không đảm bảo”. Đây không phải là tỉ lệ cao nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý hoạt động cũng như điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên Trung tâm. Tuy Trung tâm HĐTT’N đã lên phương án sữa chữa, tu bổ nhưng do kinh phí còn hạn chế nên tình trạng cơ sở vất chất vẫn ngày một xuống cấp. Với nhu cầu ngày càng cao của thanh thiếu niên, cơ sở vật chất hạ tầng ở khía cạnh nào đó chưa đáp ứng được hết những yêu cầu thực tế của hoạt động.

          2.1.2. Về cơ cấu tổ chức

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận hiện nay có 16 người trong đó có 10 biên chế so với biên chế được giao của Trung tâm là 12 người theo quyết định số 1225/QĐ- UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao biên chế sự nghiệp năm 2011 đối với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, có 03 hợp đồng và 03 hợp đồng khoán theo công việc (tạp vụ, kỹ thuật điện, nước và bảo vệ kiêm chăm sóc cây xanh). Ban Thường vụ tỉnh Đoàn cũng thường xuyên tổ chức luân chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, nhân viên giữa cơ quan tỉnh Đoàn với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh nhằm phát huy vai trò, tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm đối với cán bộ, viên chức trong lĩnh vực công tác Thanh niên. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng trong việc tồ chức các hoạt động, hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao và nhu cầu tổ chức các hoạt động tại Trung tâm, ngoài số lượng biên chế chính thức, hợp đồng, hợp đồng khoán, Ban Giám đốc Trung tâm mời thêm lực lượng cộng tác viên tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm.

Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có 02 đồng chí gồm có 01 Phó Giám đốc phụ trách chung và 01 Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn trực thuộc gồm có 04 phòng là: Phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị gồm 09 người trong đó có 01 Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng, 01 thủ quỹ kiêm nhân viên văn phòng, 01 văn thư kiêm nhân viên văn phòng; 03 hợp đồng nhân viên văn phòng; 01 nhân viên bảo vệ; 01 nhân viên tạp vụ; 01 nhân viên  kỹ thuật điện – nước. Phòng Kỹ năng công tác Đoàn - Hội - Đội gồm 02 người: 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng. Phòng Nghiệp vụ và Đào tạo có 01 cán bộ phòng. Phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm thanh niên gồm 02 người: 01 Trưởng phòng và 01 cán bộ phòng.

Anh Nguyễn Kỳ Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Từ tháng 12 năm 2016 đến nay Trung tâm vẫn chưa có Giám đốc và thiếu 02 biên chế so với số lượng biên chế được cấp. Bên cạnh, tổ chức các hoạt động chuyên môn, Trung tâm còn phải tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng, của Đoàn và của địa phương. Do vậy, Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm HĐTT’N luôn đặt trong tình trạng thiếu khi phải tập trung vào những hoạt động, sự kiện lớn”. Tình trạng thiếu cán bộ, nhất là thiếu vị trí Giám đốc Trung tâm thời gian qua khiến công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gặp phải rất nhiều khó khăn. Có thể thấy số lượng cán bộ, nhân viên của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận vẫn còn rất hạn chế về số lượng. Đặc biệt, trong thời gian qua với việc thắt chặt biên chế, phân bổ có giới hạn, không được bổ sung ngoài biên chế được giao trong khi yêu cầu công việc đặt ra ngày càng cao và áp lực lớn về khối lượng công việc, tình trạng thiếu hụt nhân sự trong thời gian dài, đặc biệt là thiếu người lãnh đạo đứng đầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại Trung tâm.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận hiện nay

 

 

                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 


          2.1.3.

 

 

          2.1.4. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

          Qua báo cáo số liệu cán bộ và số liệu khảo sát thực tế tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên của Trung tâm đều được đào tạo từ trung cấp trở lên. Trong đó, trình độ đại học có 03 người chiếm 30%, cao đẳng có 02 người hiếm 20%, và trung cấp có 05 người chiếm 50%. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp có 01 người chiếm 10%, trung cấp có 02 người chiếm 20% và sơ cấp có 07 người chiếm 70%. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên và tỉnh Đoàn tỉnh Ninh Thuận, với câu hỏi số 1 “Anh (chị) hãy vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát kết quả tỉ lệ cán bộ, nhân viên nữ chiếm 44% và nam là 56%. Độ tuổi từ 18 tuổi đến 20 tuổi chiếm tỉ lệ 8%; từ trên 20 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 20%; từ 30 tuổi đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ 34% và trên độ tuổi 35 chiếm tỉ lệ 38%. Từ số liệu trên có thể thấy, thực trạng công tác cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N vẫn còn những hạn chế. Bên cạnh lực lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên thiếu về số lượng, thì trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm vẫn chưa tương xứng với những đòi hỏi nhiệm vụ và công việc.

          Thực tế cho thấy, có quá nhiều nhiệm vụ nhưng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là thực trạng chung của nhiều đơn vị, trong đó có Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Do vậy cần có sự quan tâm, những giải pháp kịp thời từ Ban Giám đốc Trung tâm cũng như Ban Thường vụ tỉnh Đoàn trong việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ, viên chức thực hiện các nhiệm vụ theo đúng yêu cầu công việc đặt ra.

          2.1.4. Về hoạt động dịch vụ và thu chi tài chính

          Trong thời gian từ ngày 01/07/2011 đến ngày 31/12/2017. Theo báo cáo quản lý hoạt động thu chi tài chính của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận cụ thể như sau:

           

Năm

Nguồn kinh phí được ngân sách cấp

Đơn vị: đồng

Nguồn kinh phí thu từ dịch vụ

Đơn vị: đồng

Tổng kinh phí chi

Ngoài việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. Trung tâm chi các khoản:lương, BHXH, BHYT của nhân viên hợp đồng, chi công tác hành chính, điện, nước và văn phòng phẩm.

Đơn vị: đồng

2011

166.103.000

185.725.548

324.514.283

2012

690.450.000

669.386.752

1.257.799.607

2013

650.953.000

509.697.072

1.053.455.440

2014

1.006.567.945

446.043.113

1.691.044.942

2015

771.838.000

772.502.000

1.467.255.826

2016

798.650.000

516.174.000

1.310.744.967

2017

909.640.000

853.484.000

1.761.940.999

 

Theo số liệu báo cáo ở trên và  kết quả điều tra khảo sát có thể thấy nguồn kinh phí do ngân sách cấp qua các năm có tăng nhưng chỉ đáp ứng được từ 50% đến 55% so với nhu cầu nhiệm vụ đề ra.Với kết quả khảo sát và so sánh với nguồn kinh phí được cấp tại Trung tâm Văn hóa tỉnh 01 năm là gần 4 tỷ đồng trên 2 tỷ đồng đối với Nhà Thiếu nhi tỉnh. Nguồn kinh phí được ngân sách cấp cho Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh là rất hạn chế không đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Thực hiện theo công văn số 3609/UBND-VX, ngày 06/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc chủ trương xã hội hóa một số hoạt động của Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh và công văn số 496/UBND-VX, ngày 02/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động xã hội hóa tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên.Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã chủ động thực hiện hợp tác đầu tư các hạng mục tại Trung tâm, tạo nguồn thu từ việc xã hội hóa đầu tư từ các hoạt động dịch vụ như:

Nhằm cụ thể hóa các hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên học nghề, giải quyết việc làm, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác số 01-2017/TTHT-TTLH-TTHĐTTN, ngày 06/02/2017 với Trung tâm dạy nghề lái xe tư thục Lạc Hồng Ninh Thuận về công tác tư vấn và tuyển sinh lái xe tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tạo điều kiện hỗ trợ bãi để xe ô tô tại khu vực nhà xe Trung tâm trong vòng 01 năm cho Trung tâm dạy nghề lái xe tư thục Lạc Hồng Ninh Thuận để thuận tiện cho việc giảng dạy của đơn vị tại Trung tâm, góp phần đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn. Trung tâm tổ chức ký kết hợp đồng số 15-2016/TTHT –TTHĐTTN ngày 02/5/2016 về việc cho thuê Văn phòng làm việc với Công ty TNHH Đức Kinh Long .

          Theo Anh Nguyễn Trần Lam, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Mức kinh phí do ngân sách cấp là rất hạn chế so với nhiệm vụ công tác hằng năm đặt ra. Ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức, quản lý và duy trì các hoạt động tại Trung tâm trong điều kiện hiện nay”.

          Các nguồn kinh phí thu từ dịch vụ tính đến thời điểm hiện nay, tính trung bình 01 tháng được là: 20.600.000 đồng (bao gồm: Câu lạc bộ Nhảy hiện đại , Yoga, Aerobic thuê phòng số tiền là: 1.500.000 đồng/01 tháng; Câu lạc bộ bóng bàn là: 1.200.000đồng/tháng; Khu vực sân bãi chợ đêm Thanh niên số tiền là: 1.100.000 đồng/01 tháng,  (thu kể từ tháng 07/2016); Khu vực khu trò chơi – Câu lạc bộ Đồng đội, số tiền là: 3.000.000 đồng/01 tháng (thu kể từ tháng 7/2016); Mặt bằng sân bóng số tiền là: 6.000.000 đồng/01 tháng; Mặt bằng Nhà khách Thanh niên số tiền là: 6.000.000đồng/01 tháng). Tuy nhiên, các khoản chi trung bình 01 tháng số tiền khoảng từ  47.000.000 đồng đến 52.000.000 đồng, bao gồm: Lương và khoản đóng góp theo lương số tiền từ: 16.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng/tháng. Các khoản chi khác (điện, nước, cây xanh,…..): số tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000đồng.

          Với việc nguồn kinh phí cấp từ ngân sách chưa đảm bảo, nguồn kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ còn hạn chế. Trường Trung cấp Việt Thuận không thuê phòng học tại Trung tâm kể từ ngày 01/09/2015. Các Công ty, Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ Manulife; Ace Life đã có văn phòng riêng nên không thuê phòng của Trung tâm từ tháng 01/2016. Công ty Cổ phần Doanh nhân trẻ Ninh Thuận xin miễn thu tiền mặt bằng sân bóng và nhà khách Thanh niên 02 tháng (tháng 6+7/2016) do cơ sở vật chất đã xuống cấp cần tạm ngưng hoạt động để sửa chữasở vật chất đã xuống cấp cần tạm ngưng hoạt động để sửa chữa

2.1.5.  Về tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên, thiếu niên và đảm bảo các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.

- Các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận luôn xác định phải nâng cao chất lượng, hiệu quả và không ngừng đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo. Qua đó thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên, thiếu niên tham gia. Trong đó có công tác đào tạo kỹ năng sống - kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu niên. Những năm qua Trung tâm tổ chức được 06 lớp tập huấn kỹ năng sống - kỹ năng thực hành xã hội dành cho thanh thiếu niên, 01 lớp cho Ban chỉ huy liên đội, đội các trường Trung học cơ sở, 01 lớp dành cho Ban Chấp hành chi đoàn các trường Trung học phổ thông; 01 khóa Dã ngoại thực hành Kỹ năng sống với chủ đề “Sống để yêu thương” ; 01 lớp tập huấn kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh khối Trung học phổ thông. Ngoài ra, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh còn phối hợp các Trường Quân sự địa phương tham mưu các nội dung như: Khám sức khỏe, làm việc với Trường Quân sự địa phương, nhận hồ sơ đăng ký và các văn bản gửi các đơn vị liên quan và tổ chức thành công Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” năm 2012, 2013, 2015, 2016 2017 dành cho khối Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tổ chức các hoạt động Kỹ năng Đoàn – Hội – Đội,  với các nội dung hoạt động như: Tổ chức triển lãm và thuyết trình ảnh của trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Tớ kể bạn nghe” năm 2014, triển lãm và thuyết trình  ảnh trưng bày 120 bức ảnh đẹp nhất của 21 học sinh Raglai, H'Mông, M’Nông, Chăm, đến từ 3 tỉnh Ninh Thuận, Lào Cai và Đắk Nông, thông qua các hoạt động triển lãm tranh giúp các em rèn luyện sự tự tin, kỹ năng thuyết trình, chia sẻ trước đám đông, giúp các em nâng cao nhận thức, phấn đấu trong quá trình học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Phối hợp với Trung tâm công tác xã hội tỉnh tổ chức 30 lượt sinh hoạt cộng đồng, thực hành kỹ năng giao tiếp, văn nghệ và dạy hè cho các em thiếu nhi khuyết tật vào tuần thứ 2 và thứ 4 hàng tháng.  Lớp tập huấn kỹ năng công tác Đoàn cho cán bộ chuyên trách cơ quan Tỉnh Đoàn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc năm 2016 với các nội dung tập huấn gồm: phương pháp quản trò, quản ca, tổ chức trò chơi, Morse, Semaphore, múa dân vũ và các hoạt động kỹ năng của Đoàn. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cũng như kỹ năng Đoàn – Hội – Đội. Từ đó xây dựng một đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, thiếu niên làm hạt nhân nòng cốt đi đầu trong các phong trào của Đoàn, Hội.

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

 Đây là một trong những hoạt động được Ban Giám đốc Trung tâm quan tâm và tổ chức nhằm phát huy tiềm năng, nhu cầu sáng tạo, đam mê của thanh niên, thiếu niên như: Tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Ước mơ về một Việt Nam không còn bệnh Lao” – năm 2012 do các em học sinh từ 8 đến 12 tuổi thực hiện. Tổ chức Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Nụ cười của em” dành cho thiếu nhi năm 2014. Tổ chức thành công Hội thi Người đẹp Ninh Thuận năm 2014; Hội thi “Nữ sinh thanh lịch” năm 2016, vòng Sơ khảo có 81 thí sinh và có 16 thí sinh vào vòng chung kết. Đây là những hoạt động nhằm tôn vinh nét đẹp và trí tuệ, tạo cho thí sinh sự tự tin và vững bước trong cuộc sống, trong học tập và thực hiện ước mơ, hoài bão cho tương lai, tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo cơ hội giao lưu cho phái nữ. Tổ chức Chương trình “Tài năng trẻ Ninh Thuận - 2014”. Trong các năm 2011, 2014 và 2016 Trung tâm HĐTT’N tổ chức lớp khiêu vũ miễn phí dành cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên; Từ năm 2014 - 2017, định kỳ tổ chức hội thi tiếng hót chim Chào mào thành phố Phan Rang - Ninh Thuận cho nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia. Tổ chức các giải bóng đá mini dành cho Thanh thiếu niên trên địa bàn dân cư các năm 2012,  2013 và 2015; giải Bóng rổ phong trào vào các năm 2013, 2014, 2016 và 2017. Tổ chức giải cờ vua “Nhanh và chớp nhoáng” mở rộng lần thứ I, II năm 2014 và năm 2016. Tổ chức Giải Bóng chuyền nữ học sinh – sinh viên năm 2014 Cúp LienVietPostBank; phối hợp với Nhà Thiếu nhi tỉnh và Thành Đoàn Phan Rang - Tháp Chàm tổ chức lớp kỹ năng bơi lội dành cho thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Thành lập khu tập thể dục dành cho thanh thiếu niên và Nhân dân với 13 dụng cụ tập luyện để nâng cao sức khỏe cho Nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt, học tập, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thanh thiếu niên. Tổ chức chiêu sinh thường xuyên các lớp năng khiếu tại Trung tâm như: Cờ vua, bóng rổ, nhảy hiện đại – aerobic – yoga, các loại võ thuật (Vovinam, võ cổ truyền, taekwondo, karatedo...), bóng bàn, thể hình, mỹ thuật. Qua đó, giúp đoàn viên, thanh thiếu niên rèn luyện thể lực, đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt và học tập, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Bên cạnh đó, từ những hoạt động này đã góp phần phát hiện nhân tố mới tài năng, năng khiếu trong các lĩnh vực như hội họa, văn nghệ, thể thao từ đó có phương án đào tạo và phát triển tạo thành lực lượng hạt nhân cho các phong trào.

- Các họat động tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng

Hàng năm, bám sát hướng dẫn của Tỉnh Đoàn, Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị cụ thể hóa tổ chức các hoạt động tuyên truyền với hơn 354 buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng chính trị tư tưởng, 320 buổi quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước, 215 buổi tuyên truyền, giáo dục sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên; xây dựng chương trình hành động, phần việc học tập và làm theo lời Bác; công tác giáo dục truyền thống và tuyên truyền các ngày lễ lớn như kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tháng thanh niên, Chiến dịch hè với những nội dung được biên soạn bài bản, ngắn gọn, dễ hiểu. Qua đó, chuyển tải được nội dung, thông điệp tuyên truyền, góp phần làm cho đoàn viên, thanh niên, thiếu niên hiểu được những chủ trương của Đảng, của Đoàn và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhẳm định hướng trong tư duy, cũng như trong hành động của mỗi đoàn viên, thanh niên, thiếu niên.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, thiếu niên trong lập thân, lập nghiệp

Đây là một trong những mặt công tác trọng tâm của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận trong việc chăm lo phát triển cho thanh niên, thiếu niên và nâng cao nhận thức của thanh niên cũng như xã hội về học nghề và lập nghiệp. Với các hoạt động như: Tư vấn hỗ trợ thanh niên, thông qua hình thức đối thoại, tư vấn trực tiếp cho thanh niên về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp học nghề, việc làm trong thanh niên khu dân cư, nông thôn, khu vực đặc thù, nhóm thanh niên yếu thế trong tỉnh; thông qua việc tổ chức các hoạt động truyền thông, hội nghị quán triệt, hội thảo về vai trò, tầm quan trọng của học nghề và việc làm; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm cho thanh niên tại cộng đồng; đặc biệt là triển khai Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, Kế hoạch số 592/KH-UBND, ngày 25/02/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc hỗ trợ thanh niên học nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2016. Tham mưu tổ chức được 01 buổi Hội nghị cấp tỉnh quán triệt cho cán bộ Đoàn, các sở, ngành và tuyên truyền viên cơ sở về Đề án 103 và Kế hoạch số 2578 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015, 02 buổi Tư vấn mùa thi và tư vấn du học cho học sinh khối 12 Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh; cấp huyện, thành phố tổ chức được 07 hội nghị triển khai Đề án 103 cho cán bộ Đoàn cơ sở và cán bộ các phòng, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp; 07 Diễn đàn tuyên truyền đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; cấp xã, phường, thị trấn tổ chức 85 buổi truyền thông về nghề nghiệp, việc làm cho ĐVTN. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên được tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp việc làm, sàn giao dịch việc làm, Ban Giám đốc Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã xây dựng đường dẫn đến trang thông tin điện tử Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Thuận trên trang thông tin điện tử Tỉnh đoàn Ninh Thuận, xây dựng bảng thông tin tuyên truyền về học nghề, lập nghiệp tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh, qua đó giúp đoàn viên thanh niên có nhu cầu về học nghề, tìm kiếm việc làm kịp thời được tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp, việc làm.;tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tư vấn cách xây dựng, duy trì hoạt động có hiệu quả các mô hình thanh niên lập nghiệp như: Trang trại trẻ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã Thanh niên, Công ty, Doanh nghiệp, các Câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế, … Đồng thời phối hợp với các Công ty, Doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên; xây dựng mô hình “Điểm thông tin ý tưởng khởi nghiệp và thương mại” tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh, kết quả đã tổ chức 06 đợt hội nghị, tư vấn khởi sự Doanh nghiệp, lập nghiệp, 01 chương trình giao lưu tọa đàm giải pháp khởi nghiệp xanh, 01 cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên Ninh Thuận; từ tháng 6/2014, định kỳ sáng thứ 7 hàng tuần tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tổ chức sàn thông tin, trao đổi ý tưởng về khởi sự Doanh nghiệp và thương mại. Nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên đã và đang khởi nghiệp, tạo môi trường sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm trong kinh doanh, sản xuất và bồi dưỡng ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng cho thanh niên.

- Hoạt động câu lạc bộ

Xuất phát từ các hoạt động kỹ năng, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, việc làm. Với mong muốn tạo một môi trường học tập, sân chơi bổ ích lành mạnh đồng thời hội tụ những thanh niên, thiếu niên có cùng sở thích, đam mê, sở trường tham gia sinh hoạt, góp phần tạo sự kết nối, khơi dậy tiềm năng sáng tạo và khuấy động phong trào trong thanh niên, thiếu niên. Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cũng như tạo điều kiện thành lập hơn 20 Câu lạc bộ thu hút hàng nghìn lượt thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt, tiêu biểu như:

Câu lạc bộ võ thuật bao gồm các môn phái Teakwondo, Vovinam, Võ Cổ truyền hàng đêm luyện tập tại sân trước Trung tâm đã thu hút trên 320 võ sinh đến luyện tập. Thông qua hoạt động  của câu lạc võ thuật phát hiện các võ sinh ưu tú giới thiệu tham gia thi đấu tại các giải trong tỉnh cũng như khu vực và toàn quốc; Câu lạc bộ Cán bộ Đoàn trường cấp tỉnh có 52 thành viên là các Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn trường, cán bộ Đoàn trường học. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ 01 tháng/lần. Thông qua sinh hoạt phát hiện những nhân tố xuất sắc từ đó rèn luyện, bồi dưỡng tạo thành những hạt nhân đi đầu trong các phong trào tại trường học; Câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp  với 10 thành viên. Mục đích hoạt động của Câu Lạc bộ là chia sẻ, hỗ trợ về ý tưởng, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, tiếp cận vốn vay, xây dựng thương hiệu cho người mới khởi nghiệp; phân tích thị trường đầu ra, tạo mối dây liên kết và mở rộng mạng lưới để các thanh niên khắp mọi miền giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình thực tế. Từ năm 2014 đến nay, Câu lạc bộ đã có nhiều hoạt động nổi bật như: đạt được giải nhất “Dự án khởi nghiệp” lần thứ 1 năm 2015 với dự án “Xây dựng cơ sở cung cấp nho xanh an toàn và các dịch vụ đi kèm”, năm 2016 có 02 dự án gồm: “Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hạt cây rừng” của đồng bào Raglay sống ven rừng Quốc gia Núi chúa và “Chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng phát triển hộ kinh tế gia đình” lọt vào vòng chung kết cuộc thi; thành lập được điểm trưng bày các đặc sản của các thành viên Câu lạc bộ tại  Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh. Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh (BSA) tổ chức chương trình giao lưu và tham quan các làng nghề tại tỉnh Ninh Thuận năm 2016. Chương trình diễn ra với các chuỗi hoạt động như nghe các chuyên gia huấn luyện về ứng dụng Công nghệ Thông minh trong nông nghiệp và mời gọi đầu tư cho Dự án khởi Nghiệp; trao đổi kinh nghiệm kết nối các mô hình sản xuất tạo thành chuỗi giá trị chung nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; tham quan các mô hình trồng Nho, Măng Tây, Đồ gỗ mỹ nghệ, các làng nghề như gốm Bầu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp; buổi Giao lưu học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm khởi nghiệp của các Câu lạc bộ; CLB tham gia Hội chợ Công nghệ và thiết bị - Techmart 2015, 2016 tại Bảo tàng Hà Nội; Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Nha Trang, tại Đà Nẵng và tại Tỉnh Bình Định; tham gia 48/48 phiên chợ xanh tử tế tại Hồ Chí Minh; Câu lạc bộ Yoga với 25 thành viên, sinh hoạt vào 6 giờ sáng từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Mục đích của câu lạc bộ nhằm tạo môi trường tập luyện lành mạnh, vui, khỏe đáp ứng nhu cầu của thanh niên, thiếu niên yêu thích môn Yoga có điều kiện gặp gỡ và chia sẽ; Câu lạc bộ Nhảy hiện đại, Aerobics được thành lập với 37 thành viên có cùng niềm đam mê vũ đạo. Câu lạc bộ sinh hoạt vào 18 giờ tối các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy trong tuần. Để tạo điều kiện duy trì và phát triển hoạt động của câu lạc bộ. Bên cạnh đổi mới nội dung các bài tập. Câu lạc bộ cũng thường xuyên liên hệ biểu diễn phục vụ các sự kiện trong tỉnh, qua đó tạo kinh phí hoạt động Câu lạc bộ; Câu lạc bộ Bóng bàn ra đời với 24 thành viên và sinh hoạt vào 17 giờ chiều thứ ba, thứ năm hàng tuần. Trong quá trình tập luyện xuất hiện nhiều vận động viên có năng khiếu được đưa đi đào tạo giới thiệu thi đấu, đạt thành tích cao ở nhiều giải trong và ngoài tỉnh; Câu lạc bộ Bóng rổ với hơn 40 thanh niên, thiếu niên tham gia thường xuyên tập luyện từ 16 giờ các ngày trong tuần. Nhiều vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu được tuyển trạch viên các đội tuyển để ý và đưa vào đội tuyển thi đấu. Ngoài ra còn có các câu lạc bộ thể hình, câu lạc bộ gym nữ, câu lạc bộ cờ vua.

  Thông qua hoạt động các câu lạc bộ tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh đáp ứng được các nhu cầu, sở thích cũng như thị hiếu của thanh niên, thiếu niên.. Việc duy trì và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ trong thời gian tiếp theo, ngoài việc các hội viên tích cực tham gia thường xuyên và có hiệu quả thì việc tạo nguồn kinh phí để duy trì, phát triển câu lạc bộ là vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy, vấn đề được đặt ra đòi hỏi Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên sẽ phải xây dựng cơ chế, phương thức hoạt động cho từng câu lạc bộ. Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động lưu diễn, thi đấu, cũng như liên hệ với các tổ chức, đơn vị xã hội hóa nguồn kinh phí cho hoạt động câu lạc bộ.

2.2. Đánh giá chung công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân

- Thành tựu

Từ khi thành lập đến nay, công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận tuy vẫn còn khó khăn, hạn chế về nhiều phương diện nhưng đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động cộng đồng, phúc lợi đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng các kỹ năng và giải trí góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, ý thức công dân; năng lực sáng tạo về văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khoa học kỹ thuật cũng như phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho mọi đối tượng thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh. Quan trọng hơn là làm thay đổi quan điểm về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên.

Công tác quản lý hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có nhiều đổi mới về nội dung cũng như đa dạng hóa các phương thức tổ chức, nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của thanh niên, thiếu niên. Qua đó quy tụ, đoàn kết, tập hợp đông đảo thanh niên, thiếu niên đến tham gia sinh hoạt. Nổi bật là các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 72 người chiếm 36% trả lời tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Hoạt động các câu lạc bộ tại Trung tâm cũng được duy trì thường xuyên ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm HĐTT’N, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 76 người chiếm 38% trả lời tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thanh niên, thiếu niên có dịp gặp gỡ, trao đổi, học tập và giao lưu góp phần trong việc đoàn kết, tập hợp, thu hút, vận động thanh niên, thiếu niên. Thúc đẩy các hoạt động, bổ sung nhiều nội dung sinh hoạt làm cho hoạt động tại Trung tâm thêm phong phú, đa dạng. Thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên đến tham gia, tạo nguồn thu cho đơn vị cũng như có kinh phí để đầu tư trở lại cho hoạt động. Đây là yếu tố then chốt quyết định thành công, là cơ sở giúp Trung tâm HĐTT’N đánh giá chính xác chất lượng hoạt động, từ đó có hướng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động phát triển đúng hướng và ngày càng tốt hơn.

- Nguyên nhân

Đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy chi bộ, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn; sự phối hợp nhịp nhàng của các Ban, Ngành, Đoàn thể, các Phòng, Ban trực thuộc, đơn vị trực thuộc tỉnh Đoàn, các đơn vị xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục, rèn luyện, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng các kỹ năng và vui chơi giải trí cho thanh niên, thiếu niên.

Tập thể Ban Giám đốc luôn đoàn kết nhất trí cao, kịp thời nắm bắt và chủ động trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ một cách hiệu quả, phù hợp với chủ trương chung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh Đoàn, có định hướng trong công việc cũng như khích lệ, động viên cán bộ, viên chức và người lao động. Trung tâm HĐTT’N phát huy sức mạnh tập thể trong mọi hoạt động để hoàn thành tốt các nội dung đã đề ra. Bên cạnh đó, tập thể cán bộ, nhân viên và người lao động năng nổ, nhiệt tình, luôn xây dựng lập trường tư tưởng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết nội bộ, có kinh nghiệm thực tiễn, đa phần là những cán bộ có thâm niên trong công tác góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 2 “Anh (chị) đảm nhận công việc hiện bao lâu?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 9 người, chiếm tỉ lệ 18% trả lời dưới 2 năm; 7 người (chiếm tỉ lệ 14%) trả lời 3 năm đến dưới 4 năm; 20 người (chiếm tỉ lệ 40%) trả lời 4 đến 6 năm và 14 người (chiếm tỉ lệ 28%) trả lời trên 6 năm.

Vị trí, địa lí thuận lợi góp phần tạo điều kiện cho công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’ tỉnh Ninh thuận trong việc thu hút, tập hợp đoàn kết thanh niên, thiếu niên và huy động các nguồn lực xã hội tham gia. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh niên, thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Vì sao Anh (chị) lại chọn tham gia vào các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 97 người (chiếm tỉ lệ 48,5%) cho rằng vị trí trung tâm thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động.

 Ban Thường vụ tỉnh Đoàn và Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N  thường xuyên quan tâm, chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đối với công tác cán bộ. Thường xuyên cử cán bộ viên chức tham gia các khóa học về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm, đáp ứng đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới. Từ đó, hình thành nên một đội ngũ cán bộ, viên chức nắm vững về chuyên môn, chắc về nghiệp vụ phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị tại đơn vị. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ, viên chức tại Trung tâm HĐTT’N và Tỉnh Đoàn Ninh Thuận với câu hỏi số 5 “Anh (chị) có thường xuyên được cử đi học tập nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ không ?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 34 người, chiếm tỉ lệ 68% trả lời “có”. Đồng thời, lên kế hoạch luân chuyển tạo môi trường thuận lợi giúp cho cán bộ, nhân viên rèn luyện, thử thách thể hiện năng lực bản thân và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ phù hợp với từng vị trí việc làm cụ thể. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 6 “Anh (chị) có được luân chuyển các vị trí công việc khác không?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 22 người, chiếm tỉ lệ 44% trả lời thường xuyên luân chuyển, 18 người chiếm tỉ lệ 36% trả lời được luân chuyển từ 1 đến 2 lần và chỉ có 10 người, chiếm tỉ lệ 20% trả lời là không được luân chuyển. Như vậy có thể nói công tác luân chuyển cán bộ viên chức luôn được Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Ban Giám đốc quan tâm đã phần nào phát huy tối đa năng lực, sáng tạo của cán bộ viên chức tại Trung tâm. Góp phần sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn của từng cán bộ viên chức.

Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N bố trí, sắp xếp các hoạt động tại phù hợp theo thời gian nhất định chủ yếu tổ chức vào thời gian rỗi. Nội dung và phương thức hoạt động cũng thường xuyên thay đổi phần nào đáp ứng được nhu cầu của thanh thiếu niên, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh niên, thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 7 “Vì sao Anh (chị) lại chọn tham gia vào các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 85 người (chiếm tỉ lệ 42,5%) trả lời các hoạt động đáp ứng được nhu cầu của bản thân và có 77 người (chiếm tỉ lệ 38,5%) trả lời các hoạt động được tổ chức vào thời gian hợp lý.

2.2.2. Những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân

- Hạn chế, nhược điểm

Trong thời gian qua, mặc dù công tác quản lý của Trung tâm HĐTT’N đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Nhưng đó chỉ là mặt nổi của tảng băng trôi. Những tồn tại về chất lượng công tác quản lý còn bộc lộ những mặt hạn chế, chưa tạo được dấu ấn. Qua kết quả khảo sát của đề tài và ý kiến của thanh niên, thiếu niên tham gia tại Trung tâm về chất lượng quản lý hoạt động tại Trung tâm cho thấy vệc thu hút và tham gia của thanh niên, thiếu niên hiện nay. Theo [PL số 1; bảng số 1], với câu hỏi số 6 “Anh (chị) có thường xuyên tham gia các hoạt động tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận không?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 94 người (chếm tỉ lệ 47%) trả lời có, 106 người (chiếm tỉ lệ 53%) trả lời không. Điều này chứng tỏ thanh niên, thiếu niên ít quan tâm và không có sự hứng thú đến tham gia các hoạt động tại TT.HĐTT’N tỉnh. Trong [PL số 4; bảng số 4], với câu hỏi số 10, có 26 trong tổng số 50 cán bộ, nhân viên Trung tâm HĐTT’N tỉnh và Tỉnh Đoàn Ninh Thuận, chiếm tỉ lệ 52% khi được hỏi cũng đã trả lời rằng thanh niên, thiếu niên trong tỉnh không thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động tại TT.HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

Trong [PL số 1; bảng số 1]; câu hỏi số 8: “Theo Anh (chị) các hoạt động được tổ chức tại TT.HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận như thế nào?”. Trong tổng số 200 thanh niên , thiếu niên được hỏi trong đợt khảo sát, thì có có 66 thanh niên, thiếu niên, chiếm tỉ lệ 33%, trả lời các hoạt động được tổ chức ở mức khá và 57 thanh niên, thiếu niên, chiếm 28,5%, trả lời các hoạt động được tổ chức ở mức trung bình. Cũng tại [PL số 4; bảng số 4], với câu hỏi số 11“Kết quả hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên hiện nay theo Anh (chị) như thế nào?” trong tổng số 50 người được hỏi thì có 15 người (chiếm 30%) trả lời tốt, có 22 người (chiếm 44%) trả lời khá và có 13 người (chiếm 26%) trả lời trung bình. Như vậy, có thể nói việc quản lý các hoạt động tại TT.HĐTT’N có chất lượng chưa cao. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động tuy có sự thay đổi nhưng chưa đi vào chiều sâu, một số hoạt động chỉ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận thanh thiếu niên chưa thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia. Chẳng hạn như hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng. Tuy đã đạt một số kết quả nhất định, nhưng nó vẫn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế đặt ra. Các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, còn mang tính chuyên đề, nội dung chưa lôi cuốn hấp dẫn cũng như chưa thiết thực với nhu cầu của thanh niên, thiếu niên. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì chỉ có 18 người, chiếm tỉ lệ 9% trả lời tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng.

Hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, thiếu niên trong lập thân, lập nghiệp tổ chức chưa hiệu quả, chưa thu hút được thanh niên, thiếu niên tham gia. Tuy rằng nội dung các hoạt động rất thiết thực, góp phần giúp cho thanh niên, thiếu niên trong tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, cũng như xác định nghề nghiệp tương lai theo chỉ đạo, định hướng của Trung ương Đoàn, UBND Tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì chỉ có 34 người chiếm 17% trả lời tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, thiếu niên trong lập thân, lập nghiệp. Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, giải quyết việc làm chưa được sâu rộng, do đó thanh niên chưa thật mặn mà với việc học nghề, chưa có khái niệm đúng về việc làm. Chương trình, chất lượng, quy mô đào tạo cũng như chất lượng giáo viên và trang thiết bị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hầu hết các trung tâm dạy nghề ở các địa phương còn thiếu đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên hiện có phần lớn đều được ký hợp đồng thời vụ.

Các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho thanh niên, thiếu niên. Bên cạnh những kết quả đạt được ở một chừng mực nào đó số lượng các buổi tuyên truyền chưa đi cùng với chất lượng. Công tác tuyên truyền qua các năm chưa được đổi mới, rập khuôn năm sau như năm trước, còn mang tính hình thức không lối cuốn chưa đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Theo kết quả khảo sát đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 5 “Anh (chị) có tham dự các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong thanh thiếu niên?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 108 người (chiếm tỉ lệ 54%) trả lời không tham dự. Có thể thấy công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong thanh niên, thiếu niên trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt. Chưa lôi cuốn được đoàn viên, thanh niên, thiếu niên tham gia.

Cũng trong [PL số 1; bảng số 1], với câu hỏi số 9 “Khi tham gia các hoạt động tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Anh (chị) cảm thấy chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm, cơ sở vật chất, nội dung các hoạt động như thế nào?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 113 trong tổng số 200 thanh niên, thiếu niên tham gia tại TT.HĐTT’N, chiếm tỉ lệ 56,5% trả lời không hài lòng. Trong khi đó tại [PL số 2; bảng số 2] phiếu khảo sát tại Trung tâm Văn hóa và [PL số 3; bảng số 3] phiếu khảo sát tại Nhà thiếu nhi với cùng câu hỏi thì thanh niên, thiếu niên trả lời mức độ không hài lòng chỉ chiếm 22,7% và 25%. Điều đáng nói là đa số thanh niên, thiếu niên khi được hỏi đều trả lời được bạn rủ tham gia vào các hoạt động tại TT.HĐTT’N có đến 97 người trong tổng số 200 người được hỏi chiếm tỉ lệ 48,5%. Trong khi đó tại [PL số 2; bảng số 2] và [PL số 3; bảng số 3] phiếu khảo sát tại Trung tâm Văn hóa và Nhà thiếu nhi với cùng câu hỏi thì thanh niên, thiếu niên trả lời biết và tham gia thông qua việc tổ chức triệu tập và thông qua giới thiệu, bản tin hoạt động trên Báo, Đài với kết quả lần lượt là 70,7% và 75%. Như vậy, có thể khẳng định công tác thu hút thanh niên, thiếu niên và quảng bá hình ảnh tại Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn do tự phát, thanh niên, thiếu niên thụ động khi tham gia vào các hoạt động của TT.HĐTT’N tỉnh.

Có thể thấy, với một thiết chế văn hóa dành riêng cho thanh niên, thiếu niên toàn Tỉnh, những con số này không đơn thuần chỉ là chất lượng của các hoạt động hay việc tham gia các hoạt động tại TT.HĐTT’N tỉnh của thanh thiếu niên, mà nó còn cho thấy “có vấn đề” rất đáng lưu tâm trong cách điều hành, quản lý từ phía TT.HĐTT’N tỉnh.

- Nguyên nhân

Trong điều kiện hội nhập, tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa đa dạng, thanh niên, thiếu niên đang chịu sự tác động nhiều chiều của đời sống xã hội. Đặc biệt là bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, với tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Đó là những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp nên việc quản lý, tổ chức hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N gặp phải nhiều khó khăn.

          Trong tình hình hiện nay, với những yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội tại đơn vị, cũng như nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của thanh niên, thiếu niên, đòi hỏi Trung tâm HĐTT’N phải có sự đầu tư tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất – hạ tầng và nhất là về kinh phí trong việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, theo báo cáo thu chi hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Trung tâm HĐTT’N  phụ thuộc vào nguồn kinh phí hạn hẹp được cấp từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng ngày một xuống cấp, mức áp giá thuê mặt bằng lại cao so với mặt bằng chung của cả tỉnh, nên hạn chế trong việc thu hút các đơn vị, tổ chức đầu tư, thuê mặt bằng. Các hoạt động tại Trung tâm chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của Tỉnh Đoàn nên nguồn thu thông qua các hoạt động cũng hạn chế, dẫn đến việc thiếu hụt kinh phí, tác động không nhỏ đến nhiệm vụ công tác của cán bộ, nhân viên trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động tại Trung Tâm HĐTT’N. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 17 người (chiếm tỉ lệ 34%) cho rằng “thiếu kinh phí hoạt động” là nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc. Đây là tỉ lệ tương đối cao trong số các yếu tố tác động đến công việc của cán bộ, nhân viên làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các hoạt động. Cũng theo kết quả khảo sát tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 4 “Mức lương Anh (chị) đang hưởng có phù hợp với bằng cấp, chức vụ không?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 26 người (chiếm tỉ lệ 52%) cho rằng mức lương chưa phù hợp với bằng cấp, chức vụ. Đây cũng là yếu tố cho thấy việc khó khăn trong chi trả phụ cấp, bồi dưỡng, hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên trong quá trình triển khai các hoạt động, phần nào làm hạn chế sự phấn đấu, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý hoạt động tại Trung tâm. Bên cạnh đó, yếu tố về cơ sở vật chất – hạ tầng cũng là tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại Trung tâm. Thực tế cơ sở vật chất - hạ tầng tại Trung tâm được đưa vào sử dụng đã hơn 06 năm, Hệ thống cơ sở hạ tầng dần xuống cấp, nguồn kinh phí hạn chế nên việc nâng cấp, sửa chữa các hạng mục còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới không thể đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn, các hoạt động dịch vụ xã hội hóa. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 6 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 16 người (chiếm tỉ lệ 32%) trả lời “cơ sở vật chất không đảm bảo”. Đây là tỉ lệ tương đối cao trong số các tác động ảnh hưởng đến công việc của cán bộ viên chức và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của Trung tâm.

          Đội ngũ cán bộ viên chức tại Trung tâm HĐTT’N luôn trong tình trạng thiếu khi phải tập trung vào những hoạt động, sự kiện lớn. Dù rằng, hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao và nhu cầu tổ chức các hoạt động, Ban Giám đốc Trung tâm phải mời thêm lực lượng cộng tác viên tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm, nhưng vẫn không đảm bảo so với khối lượng công việc thực tế tại Trung tâm. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có, có 25 ý kiến, chiếm tỉ lệ 50% cán bộ, viên chức tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận cho rằng thiếu nguồn nhân lực. Với tỉ lệ cao phiếu chọn thiếu nguồn nhân lực, đã nói lên sự khó khăn trong công tác quản lý, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, nhân viên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm. Trong quá trình khảo sát thực tế và so sánh với lực lượng cán bộ nhân viên tại Trung tâm Văn hóa tỉnh là 35 người trong đó có 21 biên chế và Nhà Thiếu nhi tỉnh là 25 người với 18 biên chế.

          Không chỉ thiếu về nguồn nhân lực mà trình độ, năng lực cán bộ, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chưa được quan tâm dúng mức và không đạt chuẩn theo quy định của công chức, viên chức Nhà nước. Số cán bộ, viên chức, nhân viên có thời gian công tác lâu năm và có độ tuổi tương đối cao, mặc dù có kinh nghiệm và nắm bắt được công việc xuyên suốt, nhưng lại hạn chế về sự năng động, nhạy bén trong công việc đặc biệt là trong môi trường công tác thanh niên đòi hỏi phải có sự trẻ trung, năng động và tính mới trong việc. Số cán bộ, viên chức, nhân viên trẻ tuy được đào tạo tương đối căn bản nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trình độ lý luận thấp nên bản lĩnh chính trị, tư tưởng còn hạn chế đặc biệt là khi khối lượng công việc nhiều, áp lực, cùng với đó thu nhập thấp nên ít nhiều hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Cán bộ nhân viên nữ chiếm tỷ lệ cao đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cần đến sức khỏe, đặc biệt là công tác phong trào Đoàn, Hội.

Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn tỉnh Ninh Thuận, với câu hỏi số 3 “Công việc Anh (chị) đang làm hiện nay có phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì chỉ có 07 người, chiếm tỉ lệ 14% trả lời phù hợp; 11 người, chiếm tỉ lệ 22% trả lời tương đối phù hợp và có tới 32 người, chiếm tỉ lệ 64% trả lời không phù hợp. Với tỉ lệ trên và qua kết quả phỏng vấn thực tế cho thấy đa số cán bộ, nhân viên được bố trí đảm nhiệm những công việc chưa đúng, không phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Số lượng cán bộ được đào tạo có trình độ, đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn theo quy định chiếm số ít. Phần lớn cán bộ, nhân viên tại Trung tâm chưa đảm bảo đúng chuyên ngành theo yêu cầu hoặc không đảm bảo về chuyên ngành, thực hiện công việc trái với chuyên nghành được đào tạo.

Đánh giá thực trạng thông qua các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N để hiểu những điểm mạnh, yếu, những thuận lợi, ưu thế cần phát huy, những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, cần có định hướng phát triển và những chính sách đi kèm trong việc xây dựng một thiết chế văn hóa trong thanh thiếu niên.

 

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu, trình bày, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận, trong phần này tác giả so sánh với hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh làm rõ hơn thực trạng hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Nội dung tập trung vào những vấn đề sau:

Luận văn nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận về cơ sở vật chất – hạ tầng; cơ cấu tổ chức; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên; hoạt động dịch vụ và thu, chi tài chính; hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Qua nghiên cứu thực trạng, kết hợp phân tích đi sâu nghiên cứu về kết quả quản lý của Trung tâm Hoạt động thanh niên, thiếu niên tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến nay. Đồng thời, nghiên cứu về hiệu quả quản lý hoạt động, so sánh sự thống nhất và những điểm khác biệt trong công tác quản lý hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận với Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận để làm rõ hơn về thực trạng quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về thực trạng và kết quả đạt được, đánh giá khách quan về công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận những thành tựu và hạn chế. Qua đó, tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp phát huy và khắc phục.

Những nội dung nghiên cứu phân tích trên sẽ là cơ sở thực tiễn để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

 

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN

3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng ta về văn hóa, con người Việt Nam

Chiến lược xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội được Đảng ta quan tâm và xem đây là mục tiêu, động lực quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội là một yêu cầu khách quan và là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội.

 Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước về văn hóa trong đó tập trung “Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc… Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội...Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa”.

Xuất phát từ thực tiễn tại địa phương và những yêu cầu, mục tiêu chung của Đảng về văn hóa và con người Việt Nam định hướng đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định trọng tâm là “Xây dựng nền văn hóa, phát triển toàn diện và có nét đặc sắc riêng, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo, trí tuệ con người Ninh Thuận”. Đồng thời “Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở”.

Như vậy, Từ những quan điểm, mục tiêu của Đảng ta được cụ thể hóa bằng những văn kiện, nghị quyết cho thấy việc phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là chiến lược quan trọng trong suốt quá trình lịch sử xây dựng phát triển đất nước. Đây là mục tiêu chung, là trách nhiệm toàn xã hội và nghĩa vụ của mỗi công dân đặt dưới sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam sẽ góp phần tích cực cho tiến trình hội nhập toàn cầu, đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

3.1.2. Định hướng phát triển công tác quản lý Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo đà cho những chuẩn mực, nhân cách mới của con người Việt Nam được định hình và phát triển. Để góp phần đưa nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Văn hóa và con người đi vào thực tế thì hệ thống các thiết chế văn hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nhấn mạnh việc “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa”. Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2009 đã định hướng và đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong đó nêu rõ việc hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng.

Dựa trên thực tế công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh và những quan điểm, định hướng, mục tiêu chung của Đảng về công tác thanh niên. Với những yêu cầu đặt ra ngày càng cao trong tình hình hiện nay. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khóa XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định “Tập trung việc xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015 -2020”. Trong đó trọng tâm là “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh”. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Ninh Thuận cũng ban hành chỉ thị số 58-CT/TU ngày 10/3/2017 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.

Để tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thanh niên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 kèm theo chương trình phát triển thanh niên Ninh Thuận giai đoạn 2012 -2020 và Kế hoạch số 1212/KH-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 về việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bên cạnh đó, giúp nâng cao hiệu quả việc triển khai các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2015 – 2017 đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh Đoàn Ninh Thuận và Công văn số 496/UBND-VX, ngày 02/02/2015 về việc đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động xã hội hóa tại Trung tâm HĐTT’N.

Nhằm định hướng phát triển Trung tâm HĐTT’N tỉnh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ tỉnh Đoàn ban hành Kế hoạch số 402 KH/TĐ, ngày 23/6/2015 về việc thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 – 2020”.  Nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận lúc này là phát huy vai trò trong việc tập hợp, thu hút thanh thiếu niên, chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh thiếu niên, sáng tạo ra những mô hình hoạt động mới, lạ phù hợp với lứa tuổi thanh niên, thiếu niên nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt lành mạnh, bổ ích và thiết thực của thanh niên, thiếu niên. Giúp các bạn trẻ có ý thức học tập, tự rèn luyện kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân, nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề và lập nghiệp. Để thực hiện tốt, Trung tâm cần tập trung xây dựng nâng cao hiệu quả công tác quản lý về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí và có cơ chế quản lý, chính sách phù hợp.

Với những quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa, về thanh niên qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng góp phần củng cố, xây dựng hoàn thiện công tác quản lý thiết chế văn hóa trong thanh niên. Cụ thể, là công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đạt chuẩn và hiện đại, tổ chức đa dạng các hoạt động, khai thác có hiệu quả công năng của Trung tâm HĐTT’N, thu hút ngày càng nhiều hơn các bạn trẻ vào sinh hoạt vui tươi, lành mạnh, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hóa, văn minh cho tuổi trẻ rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp, góp phần thực tế hóa mục tiêu xây dựng lớp thanh niên “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.

3.2. Một số giải pháp, đề xuất

Vận dụng lý thuyết quản lý tổ chức của Max Weber trong việc phân công, sắp xếp cán bộ đúng chuyên môn, năng lực trong bộ máy hoạt động, nội quy thủ tục quản lý, lựa chọn nhân sự vào các vị trí chuyên môn đi kèm với nó là chế độ đãi ngộ nhân viên. Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

3.2.1. Giải pháp về đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đề cập đến việc “Hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập”. Vì vậy, Trung tâm cần chủ động trong việc thực hiện chính sách xã hội hóa trong hoạt động. Đây được xem như giải pháp tối ưu khi nguồn kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Qua đó, tập trung thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào công tác thanh niên nói chung và hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận nói riêng, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo phát triển thế hệ trẻ. Tạo điều kiện cho công tác quản lý của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên phát triển, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh thiếu niên. Đảm bảo được nguồn thu để chi trả lương và các chi phí khác là cần thiết, góp phần giảm gánh nặng cho Nhà nước trong việc cấp kinh phí chi thường xuyên hàng năm và nâng cao tinh thần chủ động, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

Cùng với chính sách xã hội hóa các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của Tỉnh Đoàn trong định hướng, cụ thể hóa cơ chế, chính sách cho Trung tâm HĐTT’N. Trên cơ sở đó có cách quản lý phù hợp đối với các hoạt động xã hội hóa tại Trung tâm. Tiếp tục, tạo điều kiện, khuyến khích mời gọi các đơn vị, cá nhân doanh nghiệp vào đầu tư khai thác góp phần cho công tác quản lý hoạt động của Trung tâm thuận lợi, các hoạt động có điều kiện phát triển. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện tốt tất các nhiệm vụ cần phải tăng mức kinh phí ngân sách cấp hằng năm, vì hiện nay nguồn kinh phí từ ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 50% khối lượng công việc, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của Trung tâm.

Trung tâm HĐTT’N cần xây dựng cơ chế hỗ trợ tiền lương, công tác phí, có biện pháp đãi ngộ nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên tại Trung tâm nhất là những nhân viên hợp đồng. Góp phần khuyến khích, động viên, phát huy tối đa năng lực, hiệu quả công việc của từng cán bộ, nhân viên.

3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực con người đóng một vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định đến các nguồn lực khác, như Đảng ta khẳng định “Nguồn lực con người là quý báo nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt với nước ta, khi nguồn lực tài chính và vật chất còn chật hẹp. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm HĐTT’N. Cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh thiếu niên thời kỳ mới, xây dựng lộ trình, có cơ chế, chính sách phù hợp, phải có sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát và thay đổi nhận thức của các cấp trong việc sắp xếp, bố trí việc làm sao cho đúng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo được khối lượng công việc lớn, nhiều mảng, lĩnh vực. Bố trí cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ năng lực.

Trong tuyển dụng phải có tiêu chí cụ thể, đặt trình độ, chuyên môn nghiệp vụ lên hàng đầu và phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển cụ thể của đơn vị. Tránh trường hợp tuyển dụng, bố trí cán bộ tay ngang, không đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo. Cần có cán bộ nghiệp vụ về văn hóa, thanh vận. Tốt nhất là đội ngũ sinh viên được đào tạo bàn bản chính quy, sinh viên tốt nghiệp Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật của các Trường Đại học Văn hóa. Bên cạnh việc tuyển dụng cần phải xây dựng cơ chế, chính sách thu hút cũng như giữ được nhân tài. Hằng năm đánh giá xác định năng lực của từng cán bộ, nhân viên từ đó lên phương án bố trí sử dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển hợp lý.

Thường xuyên tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như các khóa đào tạo kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tập hợp thanh thiếu niên, kỹ năng tổ chức sự kiện. Giúp cho cán bộ, nhân viên bổ sung thêm những kiến thức cần thiết phục vụ tốt hơn cho chuyên môn của mình, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, bắt kịp sự biến động của đời sống văn hóa trong thanh thiếu niên. Đồng thời, tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh tại những đơn vị có mô hình hoạt động tương tự như Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi để cán bộ, nhân viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm có thêm những cách làm hay, làm mới cho công việc.

3.2.3. Giải pháp đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động

Muốn công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh có hiệu quả thiết thực, đi vào chiều sâu. Trung tâm phải căn cứ những chủ trương, chính sách của Ủy Ban nhân dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Ninh Thuận chủ động xây dựng chương trình hành động, nội dung hoạt động, đề ra phương án triển khai, lộ trình thực hiện chi tiết, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

 Thường xuyên tổ chức các đợt rà soát, đánh giá và dự báo nhu cầu, thị hiếu, mức độ thụ hưởng văn hóa của thanh niên, thiếu niên theo lứa tuổi, trình độ, đời sống, khu vực địa lí, từ đó phân loại từng nhóm đối tượng cụ thể, xây dựng mô hình hoạt động mới và có biện pháp tổ chức hoạt động cho phù hợp.. Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thanh niên, thiếu niên Ninh Thuận sẽ có điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, lượng thông tin lớn hơn làm thay đổi tư duy, nhận thức, thói quen của thanh niên, thiếu niên. Các nhu cầu về vui chơi giải trí của thanh niên, thiếu niên cũng từ đó ngày càng nâng cao. Vì vậy Trung tâm cần phải nghiên cứu những mô hình mới, lạ lôi cuốn, kích thích tính tò mò, sáng tạo, đam mê của thanh niên, thiếu niên nhưng phải phù hợp với điều kiện của đơn vị để đưa vào khai thác. Tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 -2022 đã xác định xu hướng 05 năm tới tỷ lệ nam thanh niên, thiếu niên cao hơn nữ thanh niên, thiếu niên và có chiều hướng tăng dần qua từng năm; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên ở khu vực nông thôn có chiều hướng giảm, ngược lại, tỷ lệ thanh niên, thiếu niên khu vực thành thị có chiều hướng tăng. Do vậy mà Trung tâm cũng cần xác định hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với những đối tượng khác nhau, về giới tính, việc làm, học tập, cũng như điều kiện sống của mỗi đối tượng thanh niên, thiếu niên. Tập trung triển khai các hoạt động mang tính chủ đạo, tạo ấn tượng mạnh trong toàn tỉnh nhằm thu hút, tập hợp thanh niên, thiếu niên tham gia.

Hằng năm, cần tổ chức đánh giá hiệu quả quản lý tại Trung tâm, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và có phương án điều chỉnh một cách hợp lý, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả quản lý tại Trung tâm. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng thiếu trách nhiệm, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên. Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy tốt vai trò, năng lực của từng cán bộ, nhân viên Trung tâm. Ban hành quy chế thi đua khen thưởng cụ thể để có hình thức khen thưởng động viên, khiển trách, kiểm điểm cán bộ, nhân viên nghiêm minh, rõ ràng tạo sự công bằng trong thực thi nhiệm vụ công tác.

Đổi mới các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng. Thường xuyên định hướng, lập kế hoạch cụ thể, thay đổi phương pháp mới sinh động trực quan hơn. Lồng ghép mở các lớp tập huấn kỹ năng cho thanh thiếu niên như quản trò, quản ca, tổ chức trò chơi, Morse, semaphore, múa dân vũ gắn với áp dụng kiến thức tập huấn vào trong các hoạt động kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội thông qua các chuyến dã ngoại, hành trình về nguồn. Đây là nhiệm vụ then chốt trong công tác Đoàn – Hội – Đội. Qua các lớp tập huấn, các hoạt động kỹ năng ngoại khóa phát hiện những cá nhân có năng khiếu, tài năng trong công tác Đoàn – Hội – Đội làm tiền đề và là hạt nhân thúc đẩy các hoạt động kỹ năng tại Trung tâm. Đồng thời, mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ. Tiếp tục mở rộng và phát triển các câu lạc bộ về ngành nghề, hướng nghiệp, về khoa học kỹ thuật, thể thao như: Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp, câu lạc bộ Thầy Thuốc trẻ, câu lạc bộ doanh nhân trẻ, câu lạc bộ Bóng rổ, câu lạc bộ Bóng bàn. Qua việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, tạo môi trường cho các thành viên có dịp học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo chia sẽ những đam mê. Thu hút thanh thiếu niên tham gia góp phần phục vụ cho đời sống xã hội.

Một trong những phương thức tập hợp thanh niên mang lại hiệu quả cao, đó chính là thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Vì vậy, Trung tâm cần định hướng và cụ thể hóa các nội dung để xây dựng tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ như: Hội thi, hội diễn, hành trình về nguồn và dành thời lượng xứng đáng cho việc tổ chức các hội thao, các giải truyền thống mở rộng hơn và phong phú hơn, áp dụng các trò chơi dân gian vào nội dung thi đấu, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên. Tích cực phát động đoàn viên, hội viên và thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động hưởng ứng Tháng Thanh niên, Chiến dịch hè, Chiến dịch tình nguyện mùa Đông, Xuân tình nguyện, các chương trình Liên hoan “Tiếng hát thanh niên”, chương trình “Học kỳ trong quân đội”, chương trình “Rèn luyện phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Thông qua đó nâng cao chất lượng hoạt động; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố tổ chức; khẳng định vị thế của tổ chức Đoàn đó là cách để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm.

Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Đây cũng là vấn đề luôn được quan tâm và thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia tìm hiểu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã đề cập "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". Vì vậy, Trung tâm HĐTT’N cần đa dạng hóa hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên, thiếu niên. Trong đó tập trung tổ chức tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp; thông qua việc tổ chức các hoạt động truyền thông, hội nghị quán triệt, hội thảo về vai trò, tầm quan trọng của học nghề và việc làm; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm cho thanh niên tại cộng đồng. Phải xây dựng trang thông tin điện tử Trung tâm HĐTT’N tuyên truyền về học nghề, lập nghiệp và tạo đường dẫn trực tiếp đến trang thông tin điện tử dịch vụ việc làm Ninh Thuận. Nhằm tạo điều kiện, định hướng để đoàn viên thanh thiếu niên được tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp việc làm, qua đó giúp đoàn viên thanh thiếu niên có nhu cầu về học nghề, tìm kiếm việc làm kịp thời.

Công tác tuyên truyền, giáo dục cần đổi mới, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với hình thức tuyên truyền phong phú mang tính trực quan sinh động, sân khấu hóa nội dung tuyên truyền tránh nhàm chán. Từ đó lôi cuốn đông đảo thanh niên, thiếu niên tham gia.

Việc nâng cao hiệu quả quản lý không chỉ là thu hút thanh niên, thiếu niên đến tham gia hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N một cách bị động, mà phải đưa hoạt động, phong trào đến với thanh niên, thiếu niên. Do vậy, Trung tâm cần tăng cường tổ chức nhiều hoạt động lưu động về các địa phương, đặc biệt là những địa phương xa Trung tâm như: Chương trình dạy hè cho các em vùng sâu, vùng xa; chương trìnhBữa cơm gia đình – Sưởi ấm lòng mẹ” tại nhà các Mẹ Việt Nam Anh hùng; chương trình về nguồn “Xuân Chiến khu” tại các địa chỉ Đỏ; chương trình “văn nghệ lưu động”, Hội thao thanh niên khỏe, Chương trình học kỳ trong quân đội, Chương trình tình nguyện mùa động. Qua các hoạt động đề cao vai trò, trách nhiệm đối với cán bộ, nhân viên Trung tâm HĐTT’N với người dân mà đặc biệt tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên, thiếu niên các địa bàn dân cư, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa, duy trì và phát triền mạnh mẽ phong trào trong thanh niên, thiếu niên địa bàn dân cư.

Xây dựng trang thông tin điện tử của Trung tâm và đẩy mạnh việc phối hợp với các kênh thông tin, truyền thông như Báo, Đài trong việc giới thiệu hình ảnh của Trung tâm, tạo sức lan tỏa, thu hút thanh niên, thiếu niên biết và đến với các hoạt động của Trung tâm.

3.2.4. Giải pháp tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý

Ngoài các nhiệm vụ chính trị do Tỉnh Đoàn giao, đơn vị cần tăng cường liên kết, phối hợp với các tổ chức, Ban, Ngành, Đoàn thể chính trị tỉnh trong việc tồ chức hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N đúng theo quy định và có sự phân công phối hợp cụ thể giữa các bên trong việc phân bổ nhân lực, vật lực. Góp phần đa dạng các hoạt động tại Trung tâm. Đồng thời, kinh phí tổ chức cũng được san sẽ, tiết kiệm được nguồn kinh phí của Trung tâm mà vẫn hoàn thành được các nhiệm vụ. Qua thực tế, việc liên kết, phối hợp với các đơn vị cũng đã được Trung tâm triển khai nhưng chưa thật sự thường xuyên và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cần phát huy tốt công tác này.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, hợp tác với Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi trên địa bàn tỉnh và các Trung tâm HĐTT’N ngoài tỉnh trong việc tổ chức hoạt động. Qua đó, học được nhiều cách làm hay, có những so sánh thực tiễn rút ra kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức hoạt động, áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động tại Trung tâm được tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, trình bày và phân tích những nội dung sau:

Luận văn đã nghiên cứu, trình bày những nội dung trong các chủ trương, nghị quyết, chính sách với những quan điểm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về văn hóa, con người Việt Nam và công tác thanh niên. Những căn cứ pháp lý trong các Văn kiện, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh trong việc định hướng quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Phân tích từ thực tiễn xã hội và nhu cầu, thị hiếu của thanh niên, thiếu niên trong tình hình hiện nay. Làm cơ sở để tác giả đưa ra những vấn đề cần đổi mới trong quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh thuận.

Tác giả đưa ra bốn giải pháp lớn đó là: Tăng cường đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận; Đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động của Trung HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận; Tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý.

Qua những giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh thuận.

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Tác giả xin tổng hợp các vấn đề đã triển khai phân tích của Luận văn.

Trong Luận văn tác giả căn cứ và phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết thực tiễn làm cơ sở khoa học vận dụng cho công tác quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Trong giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, luận văn đã đưa ra các khái niệm thao tác về văn hóa, thiết chế văn hóa, quản lý và quản lý hoạt động văn hóa. Đi sâu nghiên cứu phân tích những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn, đặc biệt là vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa thanh niên trong quá trình đổi mới hoạt động công tác Đoàn. Đồng thời Luận văn cũng đã trình bày những quan điểm của Đảng trong công tác thanh niên. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ để tác giả tiếp tục nghiên cứu, trình bày, phân tích xuyên suốt đề tài.

Về nghiên cứu thực trạng và những vấn đề cần đổi mới. Từ cơ sở lý luận thực tiễn trên, tác giả đã nghiên cứu, trình bày, phân tích, đánh giá sâu về thực trạng quản lý hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Kết hợp so sánh với hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh làm rõ hơn thực trạng quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đánh giá khách quan về công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận những thành tựu và hạn chế, tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa ra giải pháp phát huy và khắc phục

Luận văn đã trình bày những quan điểm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về văn hóa, con người Việt Nam và việc định hướng quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Từ đó phân tích và trình bày những vấn đề cần đổi mới trong quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận và đề xuất bốn giải pháp.

Đầu tiên là giải pháp về đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách. Trong giải pháp này tác giả phân tích rõ vai trò quan trọng và được xem như giải pháp tối ưu trong giải quyết bài toàn về kinh phí. Qua đó, tập trung thu hút các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động của Trung tâm HĐTT’N, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội. Tạo điều kiện cho công tác quản lý của Trung tâm HĐTT’N trở nên hiệu quả.

Thứ hai là giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là giải pháp quyết định rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Hình thành nên hệ thống tổ chức nhân sự đảm bảo về số lượng và trình độ năng lực thực hiện được khối lượng công việc lớn, nhiều mảng, lĩnh vực của Trung tâm.

Thứ ba là giải pháp đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động. Trong giải pháp này góp phần đưa công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh có hiệu quả thiết thực, đi vào chiều sâu đúng theo định hướng, chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Ninh Thuận.

Thứ tư là giải pháp tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý. Đây là giải pháp làm tăng tính thực tiễn. Giúp Trung tâm có cái nhìn cụ thể hơn, học được nhiều cách làm hay, có những so sánh thực tiễn rút ra kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức hoạt động, áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động tại Trung tâm được tốt hơn.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận”, là vấn đề mới mang tính cấp thiết, đặc biệt là trong công tác thanh niên, thiếu niên hiện nay. Với những nghiên cứu bước đầu còn mang tính chủ quan, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý Thầy, Cô để hoàn thiện luận văn, làm căn cứ để tác giả tiếp tục quá trình nghiên cứu sâu hơn, góp phần làm cho đề tài có tính khả thi và khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao, nâng cao hiệu quả quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002), Đại cương công tác Nhà văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

2. Nguyễn Duy Bắc (2011), Định hướng và nguyên tắc hoạt động xã hội hóa văn hóa trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Quản lý văn hóa, thể thao, du lịch.

3. Tăng Thị Bình (2009), Nghị quyết của Trung ương Đảng với công tác Thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa & nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín BCH TƯ Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

5. Báo điện tử Nhân Dân, thứ 2, ngày 9/6/2014

6. Hoàng Sơn Cường, (1998) Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

7. Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch), (2010), Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở (2005 -2010), Nxb. Văn hóa – thông tin, Hà Nội

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

13. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Ninh Thuận (20176), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ VI, Ninh Thuận.

14. Phan Hồng Giang – Bùi Hoài Sơn (2012), Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia. Tr.21.

15. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị Văn hóa xã hội (2006), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội)

16. Học viện hành chính (2009), Giáo trình quản lý học đại cương, Nxb KH&KT, Hà Nội .

17. Học viện hành chính quốc gia (Nguyễn Thu Linh –chủ biên (2002), Quản lý nhà nước về văn hóa – giáo dục – y tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội).

18. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị Văn hóa xã hội, Nxb Lý luận chính trị

19. Đình Hy (chủ biên) 2016, Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa – Văn nghệ.

20. Hoàng Hòa “Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn”, tạp chí Tổ chức xây dựng Đoàn (số 35).

21. Nguyễn Hương Ly (2012), “Xây dựng môi trường văn hóa trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí văn hóa – nghệ thuật năm 2012.

22. Thái Mỹ Linh (2016), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các Trung tâm Văn hóa – thể thao cấp quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Văn hóa & nguồn lực số 5 năm 2016.

23. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, 3, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

24. Hoàng Bảo Nam (2017), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý văn hóa”, tạp chí quản lý nhà nước, số 252

25. Nguyễn Thị Anh Quyên  (2003), Hoạt động của cung thiếu nhi Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển, luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

26.Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Dương Thanh Tùng (2015), Đổi mới hoạt động Trung tâm văn hóa cấp tỉnh – nghiên cứu trường hợp Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

28. Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

29. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2011 -2018.

30. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

31. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.

32. Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2014), Kỷ yếu hội thảo định hướng phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Ninh Thuận tháng 12 năm 2014.

33. Hồng Văn (2016), “Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ”, tạp chí Xây dựng Đảng, số 3-2016.

34. Hoàng Vinh, Tập bài giảng lý luận văn hóa, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.

35. Trần Quốc Vượng (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Trần Thị Mỹ Xuân (2015), Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, luận văn Thạc sĩ,

 

 

 

  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

___________________________

 

 

PHAN NGUYỄN HOÀNG LONG

 

 

 

 

 

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI

TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN

TỈNH NINH THUẬN

 

 

 

 

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP. Hồ Chí Minh - 2018

 


 

 

 


....................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

­­­­­­­­­­___________________________

 

 

PHAN NGUYỄN HOÀNG LONG

 

 

 

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI

TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN

TỈNH NINH THUẬN

 

 

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa

Mã số:              60 31 06 42

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

 

Người hướng dẫn khoa học:  TS. Phan Quốc Anh

 

 

 

 

 

 

TP. Hồ Chí Minh - 2018

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


LỜI CAM ĐOAN

 

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là Trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

 

                                                                         Người viết cam đoan

 

 

 

 

                                                                     Phan Nguyễn Hoàng Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT

CHỮ VIẾT TẮT

DỊCH NGHĨA

1

HĐTT’N

Hoạt động thanh thiếu niên

2

TNCS

Thanh niên cộng sản

3

TCVHTN

Thiết chế văn hóa thanh niên

4

UBND

Ủy Ban nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.. iv

MỞ ĐẦU.. 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

    2.1. Mục đích nghiên cứu. 3

    2.2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

    4.1. Đối tượng nghiên cứu. 7

    4.2. Phạm vi nghiên cứu. 7

5. Lý thuyết nghiên cứu. 7

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 8

    6.1. Câu hỏi nghiên cứu. 8

    6.2. Giả thuyết nghiên cứu. 8

7. Phương pháp nghiên cứu. 9

    7.1. Phương pháp luận. 9

    7.2. Phương pháp cụ thể. 9

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 10

    8.1. Ý nghĩa khoa học. 10

    8.2. Ý nghĩa thực tiễn. 10

9. Bố cục luận văn. 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.. 12

1.1. Cơ sở lý luận. 12

    1.1.1. Các khái niệm công cụ. 12

        1.1.1.1.  Văn hóa. 12

        1.1.1.2. Quản lý và quản lý hoạt động văn hóa. 13

        1.1.1.3. Thiết chế văn hóa. 17

    1.1.2. Thiết chế văn hóa thanh thiếu niên. 19

       1.1.2.1. Lứa tuổi thanh, thiếu niên. 19

       1.1.2.2. Những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn. 22

       1.1.2.3. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên. 24

       1.1.2.4. Vai trò của thiết chế văn hóa thanh niên. 28

1.2. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 31

    1.2.1. Khái quát tỉnh Ninh Thuận. 31

        1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 31

        1.2.1.2. Đặc điểm xã hội 31

    1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 34

Tiểu kết chương 1. 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN.. 37

2.1. Thực trạng công tác quản lý. 37

    2.1.1. Về cơ sở vật chất, hạ tầng. 38

    2.1.2. Về cơ cấu tổ chức. 41

    2.1.3. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. 43

    2.1.4. Về hoạt động dịch vụ và thu chi tài chính. 44

    2.1.5.  Về tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 47

2.2. Đánh giá chung công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 55

    2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân. 55

    2.2.2. Những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân. 59

Tiểu kết chương 2. 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN   67

3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. 67

    3.1.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng ta về văn hóa, con người Việt Nam.. 67

    3.1.2. Định hướng phát triển công tác quản lý Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. 68

3.2. Một số giải pháp, đề xuất 71

    3.2.1. Giải pháp về đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách. 71

    3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 72

    3.2.3. Giải pháp đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động. 73

    3.2.4. Giải pháp tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý  78

Tiểu kết chương 3. 79

KẾT LUẬN.. 80

Danh mục tài liệu tham khảo. 83


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh thiếu niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Ninh Thuận, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống của nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên, thiếu niên tiếp tục được nâng lên rõ rệt. Công tác thanh niên ngày được quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng trong công tác chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ. Lực lượng thanh niên toàn tỉnh khoảng 167.200 người, chiếm 24,2% dân số và 34,43% lực lượng lao động trong toàn tỉnh, đã trở thành lực lượng nòng cốt, nguồn nhân lực trẻ trong quá trình phát triển của tỉnh. Nhằm tạo môi trường lành mạnh để thanh thiếu niên phấn đấu học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng thế hệ thanh thiếu niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức trẻ, tư duy năng động và hành động sáng tạo. Vì vậy, các mô hình thiết chế văn hóa dành riêng cho thanh niên, thiếu niên có vai trò vô cùng quan trọng.

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thành lập theo Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 27/4/2011. Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Tỉnh Đoàn Ninh Thuận về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn có liên quan về các hoạt động của Trung tâm. Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận là môi trường tập hợp, vận động thanh niên, thiếu niên và tổ chức các hoạt động cộng đồng, phúc lợi đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, giao lưu sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho mọi đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhằm bồi dưỡng kiến thức phổ thông, mở rộng hiểu biết và nâng cao năng lực sáng tạo về văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khoa học kỹ thuật; nâng cao nhận thức, ý thức công dân; định hướng thẩm mỹ cho thanh niên, thiếu niên. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận là một thiết chế văn hóa không thể thiếu trong hệ thống các loại hình thiết chế của Đoàn thanh niên tỉnh Ninh Thuận. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh thuận luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng, của Đoàn như: Công tác thông tin tuyên truyền trong thanh thiếu niên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học giáo dục. Công tác quản lý tổ chức, liên kết mở các lớp tập huấn tư vấn, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng công tác Đoàn cho thanh niên, thiếu niên; chuyển giao mô hình giáo dục cho cơ sở, tổ chức các câu lạc bộ, đội, nhóm theo năng khiếu, sở thích, đáp ứng nhu cầu, sở thích chính đáng của thanh niên, thiếu niên. Ngoài ra, Trung tâm phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hình thức tọa đàm, hội thi, hội diễn chuyên nghành tạo môi trường, sân chơi bổ ích, lành mạnh cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên trong tỉnh. Các hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận phần nào đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh thiếu niên, góp phần quan trọng vào phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ trong quá trình phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động tại Trung tâm chưa theo kịp với quá trình phát triển của xã hội, thiếu sự thu hút, lôi cuốn đối với thanh thiếu niên. Công tác quản lý, tổ chức hoạt động còn nhiều hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động. Do đó, đối với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận việc nâng cao chất lượng quản lý ra sao, thu hút nguồn lực xã hội hóa và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động như thế nào, công tác nhân sự làm sao để đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tạo môi trường lành mạnh thu hút đông đảo thanh thiếu niên và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận là thật sự cần thiết.

Là một cán bộ Đoàn có quá trình hoạt động trong công tác thanh niên tại tỉnh Ninh Thuận, tôi mong muốn được góp phần vào việc xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy năng lực, thị hiếu hưởng thụ văn hóa của thanh niên, thiếu niên và người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, để có những đánh giá một cách khoa học và tìm ra những giải pháp mới làm sao cho công tác quản lý một thiết chế văn hóa trong công tác thanh niên, thiếu niên hiệu quả hơn, tôi chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý văn hóa.

          2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài

          2.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý, tổ chức và hoạt động các loại hình thiết chế văn hóa như Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên cấp tỉnh ở Ninh Thuận hiện nay.

- Đưa công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có chất lượng hơn, hiệu quả hơn.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu gồm:

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

- Đánh giá công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

- Đưa ra những giải pháp và chiến lược quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình đề cập đến nội dung, phương thức hoạt động, cách thức quản lý hoạt động văn hóa của các loại hình thiết chế văn hóa cũng như đề cập đến công tác giáo dục, định hướng lối sống cho thanh thiếu niên với phạm vi và mức độ khác nhau có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Tác phẩm Đại cương công tác Nhà văn hóa, (2002) của các tác giả Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy đã trình bày các khái niệm, các cơ sở khoa học về công tác nhà văn hóa và thực tế phát triển nhà văn hóa, câu lạc bộ ở nước ta, những chức năng, đặc điểm, nhiệm vụ, những nguyên tác cơ bản của Nhà văn hóa, tên gọi và mô hình thiết chế theo từng cấp và quan niệm về phương pháp Nhà văn hóa, phân loại hệ phương pháp Nhà văn hóa, Trung tâm Văn hóa thông tin, nội dung thực hành của hệ phương pháp công tác Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa thông tin.

Tác phẩm Quản lý hoạt động văn hóa của nhóm các tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 1998 có đề cập đến khái niệm hoạt động văn hóa, quan niệm về quản lý và quản lý hoạt động văn hóa, đặc biệt có nội dung quản lý các hoạt động đối với các thiết chế văn hóa và quản lý các hoạt động giao lưu văn hóa của con người trong xã hội. Quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong đó, đã đề cập sâu về các phương pháp hoạt động của các loại hình hoạt động của Nhà văn hóa.

 Đề tài Phương pháp tổ chức hoạt động ở cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Bính đã nêu ra khái niệm về Cung văn hóa lao động, Nhà văn hóa, chỉ ra thực trạng hoạt động, đề ra các phương pháp quản lý về: Sử dụng thời gian rỗi, quản lý công tác nghiệp vụ, quản lý kinh tế, các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tác phẩm Nhà văn hóa, mấy vấn đề lý luận về xây dựng và họat động,(1987) do Trần Độ cùng nhóm tác giả Hoàng Vinh, Đào Lâm Tùng, Lê Như Hoa, Lê Đình Nhân thực hiện đã đưa ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển hoạt động văn hóa, nơi lưu giữ giá trị tinh thần của con người. Nhà văn hóa với nhu cầu văn hóa của nhiều tầng lớp nhân dân và là mối quan tâm sâu sắc của nhiều cấp.

Trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tác giả Trần Thị Kim Cúc đã trình bày một số vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển văn hóa, thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam và thế giới trong đó có một số nội dung bàn về thực trạng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống văn hóa của thanh niên đô thị ở Việt Nam hiện nay.

- Luận án Tiến sĩ Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Nhà văn hóa, (1989) của tác giả Bùi Tiến Quý đã đi sâu vào phân tích những hoạt động văn hóa nghệ thuật.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý hoạt động của Trung tâm văn hóa – Điện ảnh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, (2015) của tác giả Trần Thị Mỹ Xuân đề cập đến quan điểm của Đảng đối với các Trung tâm văn hóa, các hoạt động của Trung tâm văn hóa – Điện ảnh Bình Dương trong tình hình mới và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động quản lý đối với Trung tâm văn hóa.

- Luận văn Thạc sỹ Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An,(2011) của tác giả Ngô Thị Hồng Thu nói về các lý luận Nhà văn hóa (Trung tâm văn hóa), các hoạt động của Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện Cần Giuộc và những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Luận văn Thạc sỹ– Hoạt động của các Trung tâm văn hóa cấp huyện, thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,(2017) của tác giả Võ Mạnh Lực đã trình bày những hình thức, nội dung và phương pháp hoạt động của các Trung tâm văn hóa tại tỉnh Tiền Giang.

- Luận văn Thạc sỹ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực văn hóa tại Trung tâm văn hóa quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, (2015) của tác giả Dương Thanh Tú đã đề cập đến thực trạng hoạt động của Turng tâm văn hóa quận Thủ Đức và các hướng tổ chức hoạt động tại Trung tâm văn hóa quận Thủ Đức.

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về công tác giáo dục, định hướng lối sống cho thanh thiếu niên như: Đề tài Văn hóa lối sống của thanh niên thời kỳ mở cửa (1997) của tác giả Lưu Khương Hoa; Đề tài Nhà văn hóa thanh niên thành phố Hồ Chí Minh với việc giáo dục lý tưởng cộng sản cho thanh niên trong tình hình hiện nay (1997) của tác giả Lê Chí Thanh; Đề tài Định hướng giá trị văn hóa tinh thần cho thanh niên nông thôn ở Sóc Sơn, Hà Nội (2005) của tác giả Nguyễn Phong Thu.

Các công trình nghiên cứu trên đã phần nào cung cấp thêm nguồn tư liệu về thực trạng hoạt động và công tác quản lý của một số các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa, quá trình tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng hoàn thiện các loại hình thiết chế văn hóa ở cơ sở cũng như những định hướng về công tác giáo dục, lối sống cho thanh thiếu niên hiện nay. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh quản lý hoạt động văn hóa tại các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa hay việc định hướng giáo dục cho thanh niên mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các thiết chế văn hóa chuyên biệt dành riêng cho thanh thiếu niên. Việc nghiên cứu đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận kế thừa những nghiên cứu đi trước liên quan đến cơ sở lý luận và công tác quản lý hoạt động của các thiết chế nhà văn hóa, trung tâm văn hóa và tìm là hướng nghiên cứu mới đối với một thiết chế văn hóa tương đồng là Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên, góp phần vào việc hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý các loại hình thiết chế văn hóa dành cho thanh niên, thiếu niên trên cả nước nói chung và cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý các hoạt động văn hóa tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu của đề tài là: Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận và công chúng tham gia các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có mở rộng nghiên cứu tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà Thiếu nhi tỉnh để so sánh, đối chiếu.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2018.

5. Lý thuyết nghiên cứu

* Lý thuyết thang bậc nhu cầu của A.Maslow [..nguồn tài liệu TK, tr]

Vận dụng bậc thang nhu cầu của A. Maslow giúp nhận biết được những nhu cầu con người đặc biệt là của thanh niên, thiếu niên cần thõa mãn trong đó có nhu cầu vui chơi, giải trí, văn nghệ. Những nhu cầu này theo A. Maslow ở tầng thang bậc thứ ba, chỉ xuất hiện khi nhu cầu cơ thể và nhu cầu an toàn đã được thõa mãn.

* Lý thuyết quản lý tổ chức: Áp dụng lý thuyết quản lý tổ chức của Max Weber [nguồn TLTK số] giúp xác định những yếu tố trong quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận mà đặc biệt là trong công tác quản lý nhà nước về quản lý hoạt động văn hóa, áp dụng lý thuyết vào công tác quản lý nhất là trong việc phân công, sắp xếp cán bộ đúng chuyên môn, năng lực trong bộ máy hoạt động, nội quy thủ tục quản lý, lựa chọn nhân sự vào các vị trí chuyên môn đi kèm với nó là chế độ đãi ngộ nhân viên.

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đáp ứng như thế nào nhu cầu chính đáng của thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận?

- Công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận hiện nay trong việc tổ chức các hoạt động như thế nào?

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận?

6.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có nhiều thành tựu nhất định, tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp nhu cầu chính đáng của thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận hiện nay còn hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động.

- Có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận bằng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, cơ chế chính sách quản lý tại Trung tâm.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

 - Tác giả sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu văn hóa như lịch sử, xã hội học, văn hóa học, trong đó lấy phương pháp quản lý văn hóa là trung tâm, sử dụng cơ sở lý thuyết về lý luận văn hóa về quản lý văn hóa.

7.2. Phương pháp cụ thể

- Phương pháp sưu tầm, tổng hợp, xử lý tài liệu, thống kê, phân tích, đánh giá.

- Phương pháp định lượng thực hiện các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chọn mẫu.

+ Mẫu 1: 200 phiếu (đối tượng là thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh)

+ Mẫu 2: 250 phiếu (đối tượng là thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm văn hóa tỉnh Ninh Thuận và Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận)

+ Mẫu 3: 50 phiếu (đối tượng là cán bộ, viên chức của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh Đoàn Ninh Thuận).

Với cơ cấu như trên mẫu khảo sát tương đối có độ tin cậy, có tính đại diện và khách quan cho đề tài nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: Soạn câu hỏi khảo sát dưới dạng câu hỏi đóng và mở, được thực hiện theo quy trình:

+ Bước 1: Phân tích dữ liệu nghiên cứu đề tài để xây dựng bảng hỏi khảo sát .

+ Bước 2: Rà soát điều chỉnh, hoàn thiện bảng hỏi.

- Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát. Địa điểm khảo sát: Tỉnh Đoàn Ninh Thuận, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận.

- Giai đoạn 4: Xử lý kết quả khảo sát, so sánh và rút ra kết luận sơ bộ.

- Phương pháp định tính: Trong phương pháp này, tôi chọn hình thức phỏng vấn sâu các cá nhân, đối tượng là thanh niên, thiếu niên sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh. Phỏng vấn chiến lược đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, đại diện lãnh đạo Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Khi tiến hành phỏng vấn tiến hành cấu trúc các mẫu theo nội dung đã chuẩn bị sẵn để phỏng vấn.

- Phương pháp tham dự: Trong phương pháp này tôi chọn tham gia các hoạt động vào thời điểm buổi sáng, buổi chiều và buổi tối các ngày trong tuần (cả ngày thứ 7 và chủ nhật). Từ đó quan sát, nghiên cứu và có cái nhìn thực tế về công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

8.1. Ý nghĩa khoa học

- Hệ thống về mặt lý luận trong công tác quản lý, các mô hình tổ chức hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N hiện nay. Tìm ra những điểm phù hợp, những điểm không còn phù hợp trong cơ sở lý luận về công tác quản lý ở các thiết chế văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra những cứ liệu góp phần vào việc quy hoạch, hoạch định chính sách phát triển đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là việc chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, đánh giá thực trạng những mặt đạt được, mặt hạn chế, đi tiềm nguyên nhân chủ quan, khách quan trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Ban Giám đốc Trung tâm có thể rà soát lại quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác quản lý của Trung tâm, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức hoạt động tại Trung tâm và là nơi thu hút đối với thanh niên, thiếu niên, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận

9. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tổng quan nghiên cứu, phụ lục, phần nội dung luận văn được bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

Chương 3: Định hướng, giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1.1.  Văn hóa

          Trong quá trình lao động con người tạo ra văn hóa. Hoạt động lao động của con người rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và dưới cách tiếp cận nhiều góc độ khác nhau về văn hóa của các nghành: Ngôn ngữ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, khảo cổ học…đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Hệ thống lý thuyết về văn hóa cũng vô cùng đa dạng với nhiều trường phái và học thuyết khác nhau. Tuy nhiên tất cả các quan điểm đều có những điểm tương đồng khi nhận định văn hóa là sản phẩm của con người, là kết quả của quá trình tiến hóa nhân loại, và tạo nên sự khác biệt giữa con người và phần còn lại của thế giới động vật.

Trong từ điển triết học do nhà xuất bản Chính trị Mát-xcơ-va ấn hành năm 1972: “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người” [34].

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. [23].

Theo quan quan điểm của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. [26]

Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau chúng có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, trong quá trình lao động con người không ngừng sáng tạo làm cho văn hóa phát triển. Con người sáng tạo ra văn hóa nhưng cũng chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người. Văn hóa bổ sung liên tục những nhu cầu, năng lực tinh thần của con người, hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa, tạo nên những chuẩn mực và điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong mối quan hệ xã hội.

Trong cuộc đời của mỗi con người lứa tuổi thanh niên, thiếu niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng là giai đọan hình thành, phát triển nhân cách, định hướng lối sống và chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời mình bao gồm học vấn, nghề nghiệp, lựa chọn văn hóa, kinh nghiệm, lối sống trên cở sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình. Ngày nay, quá trình hội nhập và phát triển đất nước được quyết định một phần vào hoạt động của thanh niên, thiếu niên trong học tập, vui chơi giải trí mà cụ thể là trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Vì vậy, cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên, thiếu niên với các giá trị về năng lực cống hiến, đạo đức, nếp sống văn minh mà thanh niên, thiếu niên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể. Từ đó hình thành nên một môi trường văn hóa tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội nâng cao văn hóa, con người Việt Nam.

1.1.1.2. Quản lý và quản lý hoạt động văn hóa

- Quản lý

Theo quan điểm của Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kểm soát ấy”. [14]

Theo quan điểm của V.L.Lênin: Chúng ta phải hiểu rằng muốn quản lý tốt mà chỉ thuyết phục không thôi thì chưa đủ, còn cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa [6].

          Quản lý “là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước” [16].

Từ những nhận định phổ biến nhất, có thể hiểu quản lý là thông qua các hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm định hướng, lập kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá kết quả thực hiện của một tổ chức, một cộng đồng nhằm đảm bảo hoạt động một cách liên tục đạt được các mục tiêu đề ra.       Trong bất kỳ xã hội nào, quản lý cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, không thể thiếu trong đời sống. Xã hội càng tiên tiến thì chức năng của quản lý càng lớn và nhiệm vụ của quản lý càng phức tạp cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội với chủ thể quản lý là Nhà nước, chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh khách thể là các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.

- Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt động xã hội, nếu diễn đạt bằng thuật ngữ kinh tế học thì đó là quá trình sản xuất (sáng tạo), bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa do quá khứ để lại và đương thời tạo ra [34]. Hoạt động văn hóa được phổ biến ở các dạng sau: Hoạt động sáng tác biểu diễn văn nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; Hoạt động khai trí – giáo dục nhằm nâng cao kiến thức cho mọi người: dạy học, thuyết trình, tọa đàm…; Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu giữ, triễn lãm, sưu tập; Hoạt động tiêu dùng sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe âm nhạc, xem nghệ thuật, triễn lãm, tham quan, du lịch…; Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, xây dựng phong tục, nếp sống, gia đình văn hóa; Hoạt động thể duc thể thao vui chơi giải trí.

Các sản phẩm văn hóa muốn đến được với công chúng cần phải có “trạm trung chuyển” [34] đó chính là các thiết chế văn hóa như: Trường học, thư viện, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà thiếu nhi, sân vận động, công viên văn hóa... Chất lượng đời sống văn hóa của con người và cộng đồng được đánh giá dựa trên kết quả đáp ứng nhu cầu thông qua hoạt động văn hóa.

- Quản lý hoạt động văn hóa

Trong lĩnh vực văn hóa, khái niệm quản lý hoạt động văn hóa có thể được hiểu là quản lý Nhà nước về văn hóa. Nghị quyết Trung ương V chỉ ra: “củng cố, hoàn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng theo định hướng XHCN”. [6]. Văn hóa gồm ba yếu tố cấu thành là: giá trị vật thể và phi vật thể; những hoạt động văn hóa tạo nên các giá trị văn hóa mới và con người. Vì vậy, quản lý Nhà nước về văn hóa chính là quá trình quản lý ba yếu tố trên, thông qua việc thực thi công tác quản lý của bộ máy nhà Nước từ Trung ương tới địa phương bằng các chủ trương, chính sách, biện pháp và thực thi pháp luật tác động một cách hệ thống có mục đích. Nhằm định hướng hoạt động của các tổ chức trong xã hội, phát huy khả năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hóa cội nguồn, mang đến tính ổn định xã hội trong quá trình đi lên của đất nước. Vì vậy, Trong quản lý Nhà nước về văn hóa ngoài việc am hiểu những kiến thức văn hóa thì phải có trình độ, kỹ năng và nắm vững những quy định trong quản lý Nhà nước về văn hóa.

Văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội, là thứ hàng hóa đặc biệt, không thể tính toán, đo lường giá trị. Vì vậy trong công tác quản lý Nhà nước về văn hóa muốn chặt chẽ, có hiệu quả phải có những quan điểm, định hướng chiến lược phát triển cho các hoạt động văn hóa, xác lập nội dung và phương thức quản lý, có cơ sở khoa học thực tiễn. Ở nước ta, công tác quản lý văn hóa được xác định “giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước – dân chủ hóa công tác quản lý; tập trung dân chủ; quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa” [28].

          Trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu văn hóa của người dân cũng từ đó mà đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó là việc xuất hiện nhiều hơn những sản phẩm văn hóa mới độc đáo, hấp dẫn. Do đó công tác quản lý phải đòi hỏi đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người dân. Quản lý hoạt động văn hóa cần phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch có lộ trình, xây dựng hành lang pháp lý thông qua các văn bản pháp luật, cơ chế quản lý, các chính sách khuyến khích sáng tạo, chính sách kinh tế, chính sách xã hội hóa các hoạt động trong văn hóa, huy động mọi nguồn lực từ xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất, phân phối đến lưu thông sản phẩm văn hóa, có các biện pháp khen thưởng, xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ thị hiếu của người dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và đặc biệt chăm lo đến nguồn lực con người quản lý, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước [1]. Quản lý văn hóa trong cơ chế thị trường là những vấn đề mới mẻ trong khi Nước ta đang từng bước hình thành một thị trường văn hóa, đòi hỏi cần có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước, bảo đảm đúng định hướng và phát huy vai trò tích cực của cơ chế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tránh được những mặt trái của kinh tế thị trường như: Thương mại hóa các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần; cạnh tranh cao có thể dẫn đến độc quyền; không quan tâm tới các dịch vụ văn hóa công ít có lợi nhuận... Để hình thành và phát triển một thị trường văn hóa phải có những đổi mới trong định hướng văn hóa về nội dung và phương thức quản lý văn hóa. Những đổi mới đó nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo các cơ chế, chính sách phù hợp để thị trường văn hóa được rộng mở, các nguồn lực được khai thông, các tiềm năng văn hóa được phát hiện, có cơ hội phát triển.

Văn hóa thuộc về nhân dân, mọi người dân đều có quyền được hưởng thụ văn hóa và có nghĩa vụ đóng góp bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong quá trình quản lý văn hóa, ngoài việc Nhà nước quản lý ra, cần khuyến khích các hình thức tự quản của nhân dân, đảm bảo được tính đa dạng của văn hóa và đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân. Nhằm tạo ra phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời phát huy hoạt động xã hội hóa trong văn hóa, nâng cao vai trò của các Hội, Đoàn thể quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp trong bảo vệ, phát triển và tạo môi trường văn hóa lành mạnh.

1.1.1.3. Thiết chế văn hóa

Theo từ điển Tiếng Việt của Ban biên soạn chuyên từ điển New Era, do Nxb Văn hóa Thông tin, phát hành 2005, “Thiết chế” đồng nghĩa với “thể chế”, trong đó “thể chế” có hai nghĩa: (1) Cách thức; (2) chế độ chính trị của một nước. Thiết chế có thể được hiểu là bao hàm tất cả các quy định tác động đến một tổ chức, một đoàn thể hoặc là tất cả các quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người theo đó thực hiện. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho các thiết chế đó”. Đời sống văn hóa của cộng đồng được thể hiện thông qua các hoạt động văn hóa bao gồm: Sáng tạo, sản xuất, truyền bá và tiêu dùng sản phẩm văn hóa. Để cho các hoạt động này được vận hành trơn tru và chuyển tải văn hóa chính thống của Nhà nước tới từng cá nhân và cộng đồng thì cần phải có “trạm trung chuyển”, đó chính là các thiết chế văn hóa.

Cũng như thiết chế xã hội, thiết chế văn hóa là một hệ thống quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa – xã hội thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, tổ chức, hướng dẫn các cá nhân và cộng đồng thực hiện theo những chuẩn mực xã hội, quy tắc văn hóa đã được xác lập. Thiết chế văn hóa bao gồm các yếu tố cơ bản bao gồm: Bộ máy nhân sự được tổ chức có hệ thống, có quy chế hoạt động của bộ máy và cơ sở vật chất, hạ tầng. Trong đó, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, các câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim…là các dạng hình thức tồn tại của thiết chế văn hóa.

Chủ trương của Đảng ta khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 (KhóaVIII) là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, thiết chế văn hóa đóng một vai trò quan trọng, là nơi truyền tải những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân. Bởi vậy, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị và nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa thì cần phải củng cố, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế hiện có cũng như xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở như Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm giải trí cho thanh niên, thiếu niên thư viện, sân vận động…

1.1.2. Thiết chế văn hóa thanh thiếu niên

1.1.2.1. Lứa tuổi thanh, thiếu niên

- Lứa tuổi thiếu niên

Tuổi thiếu niên là một giai đoạn phát triển của đời người, giai đoạn giữa tuổi nhi đồng và tuổi thanh niên. Tuổi thiếu niên có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của con người, là thời kỳ trung gian từ trẻ sang người lớn, bắt đầu từ thời kỳ giữa tuổi học (thiếu niên, hoặc học sinh trung học cơ sở: từ 12- 14, 15 tuổi) đây là giai đoạn học tập và giao tiếp nhóm, là lứa tuổi dậy thì với nhiều phẩm chất tâm lý mới xuất hiện, đặc biệt là nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự khẳng định. [31].

Ở lứa tuổi này cơ thể diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính chất không cân đối, là giai đoạn có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, đây cũng là giai đoạn mà các em đang tách dần khỏi lứa tuổi thiếu nhi để tiến sang giai đoạn phát triển của thanh niên với sự phát triển mọi mặt từ thể chất, trí tuệ đến tình cảm, đạo đức. Đây là thời kỳ mà nhân cách của các em được phát triển một cách mạnh mẽ, tự ý thức và bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng.

Nhà tâm lý học Ô- Sơ-Êleme đã ví lứa tuổi thiếu niên như một xứ sở kỳ lạ để phần nào miêu tả đời sống tâm lý của lứa tuổi này: “Ở xứ sở này, khí hậu thất thường và kỳ quặc, khi thì nóng nực ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa hoa nở ngát hướng, có cả mùa thu lá vàng, rụng rơi lả tả. Hai mùa này, không phải bao giờ cũng tuần tự nối theo nhau, vả lại lắm khi mùa đông đột nhập vào mùa xuân. Dân cư ở vùng này, đôi khi thì vui vẻ ồn ào, khi thì tự nhiên lại trầm ngâm, lặng lẽ,…khi thì họ có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối, khi thì họ quá tự tin và kiêu ngạo, khi thì khiêm tốn kín đáo, đôi khi họ rất buông tuồng và trân tráo. Trong xứ sở kỳ lạ này không có trẻ em, mà cũng chẳng có người lớn.” [25].

Qua sự mô tả của Nhà tâm lý học Ô- Sơ-Êleme có thể thấy tâm lý của lứa tuổi thiếu niên hết sức phức tạp và thất thường. Đó là do quá trình biến đổi của các yếu tố sinh học của cơ thể tác động đến nhu cầu tâm lý của các em. Những thay đổi trong tâm lý thiếu niên là tâm lý muốn làm người lớn, muốn chứng tỏ năng lực và đòi hỏi người lớn công nhận. Đồng thời, lứa tuổi này cũng thường xuyên bắt chước người lớn trong thể hiện hành vi, cử chỉ thông qua cách ăn , mặc, hút thuốc hay tạo dáng vẻ của người lớn.

Đây là thời kỳ mà các hoạt động chủ đạo của thiếu niên rất đa dạng, đặc biệt là các hoạt động giao lưu. Do đó, những hoạt động sinh hoạt ngoại khóa do nhà trường, các thiết chế văn hóa xã hội tổ chức thường có những tác động rõ rệt về nhiều mặt đối với thiếu niên trong việc phát triển nhân cách, giúp các em nhận thức, tiếp nhận thông tin về các mối quan hệ, rèn luyện các kỹ năng, hình thành phẩm chất đạo đức, hình thành nên những tình cảm trong sáng, lành mạnh.

Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, là điều kiện cần thiết giúp chúng ta có cách tổ chức hoạt động giáo dục, định hướng và đáp ứng những nhu cầu chính đáng để các em có một nhân cách toàn diện.

- Lứa tuổi thanh niên

Theo các nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt xã hội của thanh niên, cũng như truyền thống văn hóa và đời sống kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thanh niên là công dân đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi đây là độ tuổi đảm bảo cho sự tiếp nối giữa tuổi trẻ em với tuổi thành niên. Thanh niên trãi qua ba giai đoạn: “Giai đoạn cuối tuổi đi học (tuổi đầu thanh niên, học sinh trung học phổ thông: từ 15- 18 tuổi) đây là giai đoạn học tập, hình thành thế giời quan, định hướng nghề nghiệp; Giai đoạn thanh niên, sinh viên từ 19-25 tuổi là giai đoạn tiếp tục lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghề nghiệp hoặc tham gia lao động sản xuất; Giai đoạn tuổi trưởng thành từ 25 trở đi là giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, ý thức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong giai đoạn lứa tuổi”. [31].

Theo điều 1, chương 1 của Luật Thanh niên năm 2015 quy định “Thanh niên trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.

Theo khoản 2, điều 1, chương 1, Điều lệ Đoàn khóa XI có ghi: “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn”.

Thanh niên là thành phần dân số đặc thù, hiện diện trong hầu hết các thành phần dân tộc, giai cấp, các thành phần xã hội và vùng miền trong cả nước. Trong quá trình quản lý và xác định đối tượng thanh niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam được chia thành các nhóm sau: Thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên công chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm: thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập, lao động ở nước ngoài, các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải tạo trở về tái hòa nhập với cộng đồng.

Tuổi Thanh niên là thời kỳ phát triển thể chất gần như hoàn chỉnh và trưởng thành về mặt giới tính cũng như về nhận thức. Cơ thể phát triển khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, bền bỉ, có sức dẻo dai, linh hoạt. Ở độ tuổi này có đầy đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ do xã hội và gia đình giao cho. Về mặt tâm lý hoạt động chủ đạo của giai đoạn tuổi thanh niên là vui chơi học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Khác với độ tuổi thiếu niên, lứa tuổi này bắt đầu có những khám phá nội tâm của mình, đánh giá về bản thân qua hình thể. Có những định hướng, suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, tự lập và thích nghi với cuộc sống mới.

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có nhiều đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng kế tục sự nghiệp cách mạng và quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Vì vậy cùng với sự quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng cho thanh niên cần phải có môi trường rèn luyện, giáo dục, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh niên phát triển và phát huy Thanh niên.

1.1.2.2. Những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn

Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI quy định Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn Thanh niên là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, có chức năng tập hợp, đoàn kết, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên để bổ sung lực lượng cách mạng kế cận cho Đảng, đồng thời giữ vai trò nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thế hệ trẻ. Đó là một trong những cơ sở chính trị của Đảng, của Nhà nước, cầu nối cho đoàn viên, thanh niên tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Trong Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định “…Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội…”.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của Đất nước công tác Đoàn và phong trào thanh niên của tổ chức Đoàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như công tác giáo dục của Đoàn được đổi mới, trình độ học vấn của thanh niên được nâng lên, đoàn viên thanh niên tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đoàn viên thanh niên. Chất lượng tổ chức Đoàn ở cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn xã, phường từng bước được nâng cao phù hợp với yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Các phong trào hành động cách mạng, phong trào thanh niên tình nguyện ngày được nâng cao và phát triển tạo ra động lực to lớn trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố tổ chức cơ sở đoàn, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Nhưng bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn không ít những tồn tại như: vẫn còn sự phân hóa về học vấn, mức sống, điều kiện tiếp cận thông tin và mức độ hưởng thụ văn hóa của thanh niên, tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn còn chưa cao, mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên chưa thực sự bền vững. Các nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn còn xơ cứng, chưa phát huy được vai trò chủ thể của thanh niên, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, nguyện vọng và trình độ nhận thức của thanh niên.

Trong tình hình hiện nay, cùng với việc khắc phục hạn chế đồng thời phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới. Sự tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển của mạng Internet, cùng nhiều hình thức hoạt động xã hội khác tạo sức hút mạnh mẽ đến thanh niên, tác động hằng ngày đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành động của thanh niên. Thanh niên ngày nay đòi hỏi cao hơn đối với tổ chức Đoàn; nếu các hoạt động Đoàn không phong phú, hấp dẫn thì thanh niên sẽ đến với các hoạt động khác trong xã hội. Do đó đòi hỏi công tác Đoàn và phong trào thanh niên phải ngày càng đổi mới về tổ chức và hoạt động cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội đặt ra.

1.1.2.3. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên

Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều phải quan tâm đến thanh niên. Vì vậy, thanh niên luôn là lực lượng quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo Đảng ta luôn xác định tính xung kích cách mạng của thanh niên, khẳng định vai trò, vị trí của thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”. Để cụ thể hóa những quan điểm của mình về công tác thanh niên. Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết, nhằm định hướng, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên trở thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Hơn 32 năm đổi mới đất nước, từ năm 1986 đến nay. Đảng ta luôn coi công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên là một nội dung rất quan trọng. Quan điểm này luôn được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết, văn kiện cũng như trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên, nhằm phát triển thanh niên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó có Nghị quyết số 25 – NQ/TW ngày 09/02/1991 của Bộ Chính trị ban hành về việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Nghị quyết này có tầm quan trọng đặc biệt, là điểm khởi đầu cho đường lối đổi mới của Đảng về công tác thanh niên thời kỳ đổi mới. Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII của Đảng đề cập đến công tác thanh niên, coi đây là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, của công cuộc đổi mới và khẳng định cần làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu. Đây là bước chuyển biến có tính đột phá, căn bản trong nhận thức, chủ trương của Đảng đối với công tác thanh niên, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kỳ mới và chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010. Tới Đại hội Đảng khóa IX, trên cơ sở quan điểm của Đại hội Đảng khóa VIII Đảng một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp cho thanh niên; coi trọng phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đến Đại hội Đảng khóa X, Đảng nhấn mạnh việc “Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ, đào tạo thanh niên trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự. Tạo cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục vụ đất nước”. Tháng 7/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền đồ của cách mạng Việt Nam xem thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời xác định việc giáo dục, rèn luyện thanh niên một cách toàn diện, với quan điểm tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Trước những yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên hiện nay. Tới Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ nhằm “Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Kế thừa có phát triển quan điểm mới về công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên từ các văn kiện, nghị quyết trước; quan điểm của Đại hội XII được xác định là: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực”.

Nhằm điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016 – 2020. Trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã đưa ra 06 mục tiêu trọng tâm trong đó tập trung vào việc giáo dục thanh niên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên; Phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng tài năng trẻ, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế; Giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; Nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, kỹ năng sống cho thanh niên.

Qua các văn kiện, nghị quyết, kế hoạch của Đảng, Nhà nước. Chúng ta có thể thấy được những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác thanh niên. Trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, Đảng ta luôn xác định việc chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, hình thành nên lớp người “vừa hồng vừa chuyên” mà trong đó thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, bám sát thực tiễn đất nước, đặc điểm lứa tuổi thanh thiếu niên và sự vận động của thời đại. Điều đó vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, vừa là định hướng chính trị để tiến hành công tác thanh niên, giáo dục, rèn luyện thanh niên đem lại nhiều thành tựu to lớn; lớp lớp thanh niên ngày càng phát triển, trưởng thành, cống hiến năng lực, sự sáng tạo góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới

1.1.2.4. Vai trò của thiết chế văn hóa thanh niên

Phát triển nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy,  văn hóa được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng môi trường, lối sống văn hóa; phát huy tinh thần tự nguyện, tự chủ, sức sáng tạo, vai trò chủ thể văn hóa của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng tinh thần xã hội thì vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa là vô cùng quan trọng trong phát triển xã hội trong giai đoạn mới.

Hiện nay, hệ thống thiết chế Trung tâm văn hóa “…với tính chất đa năng tổng hợp, với đặc trưng phương pháp hoạt động kết hợp giáo dục và tự giáo dục không những giữ vai trò trung tâm trong sự phát triển lĩnh vực hoạt động văn hóa – xã hội, mà còn giữ vai trò trung tâm cả trong việc đảm bảo xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” [34]. Từ thực tế cho chúng ta thấy rõ được vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa trong việc giữ vai trò trung tâm, đảm trách các hoạt động văn hóa văn nghệ, cho đến công tác giáo dục, tuyên truyền, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

 Hệ thống thiết chế văn hóa thanh niên là một phần của hệ thống thiết chế văn hóa tác động đến đối tượng là thanh thiếu niên trong xã hội và được xem là thiết chế giáo dục ngoài nhà trường. Trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội và trước nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của thanh niên. Hệ thống TCVHTN có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của thanh niên.

Trước hết, hệ thống TCVHTN là nơi giữ vị trí nòng cốt trong tổ chức hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội đối với công tác thanh niên. Đây là nơi để thanh niên được giáo dục, trao dồi nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nêu cao cảnh giác với những luận điệu sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Đấu tranh chống âm mưu”diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Hệ thống TCVHTN đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi thông tin, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, rèn luyện thể lực của thanh niên. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng của TCVHTN giúp cho thanh niên có môi trường sinh hoạt, tạo sân chơi bổ ích trong việc trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau, rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập và lao động.

Hệ thống TCVHTN là nơi bổ sung các kiến thức xã hội, rèn luyện nhân cách, nhận thức, ý thức, cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hiểu biết pháp luật của thanh niên. Từ đó hạn chế các vấn nạn trong thanh niên như ma túy, cờ bạc, trộm cắp.

Thông qua các hình thức hoạt động thiết chế văn hóa thanh niên tạo sân chơi bổ ích, phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhất là phong tục, tập quán của từng vùng miền, dân tộc từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch mức thụ hưởng về văn hóa của thanh niên các vùng miền, nhất là tạo nền tảng vững chắc trong xây dựng đời sống văn hóa thanh niên giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Hệ thống TCVHTN đã và đang phát huy tối đa tác dụng, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của phát triển xã hội trong giai đoạn mới. Mặc dù cơ sở vật chất của các TCVHTN chưa phải là hoàn chỉnh, đầy đủ và còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức nhưng đã góp phần quyết định tới việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên, xây dựng, hình thành nên lớp thanh niên phát triển toàn diện vừa hồng vừa chuyên và hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ.

1.2. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

1.2.1. Khái quát tỉnh Ninh Thuận

1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Ninh Thuận tái lập năm 1992, diện tích tự nhiên 3.358 kilomet vuông [19]. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và có 06 huyện là huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái, huyện Ninh Hải, huyện Thuận Bắc. Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Ninh Thuận ở vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh 350km về phía Nam, cách thành phố Nha Trang 105km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 110km về phía Tây, nằm trên trục giao thông Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 27 nối liền Nam Tây Nguyên, thuận tiện cho vệc lưu thông phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.2.1.2. Đặc điểm xã hội

- Về giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo từng bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực hướng tới chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 326 trường, trong đó 236 trường phổ thông và 90 trường mẫu giáo. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có từ 01 -02 trường tiểu học, một trường Trung học cơ sở. Cơ sở vật chất các Trườn được đầu tư mới khang trang, tiện nghi với đầy đủ trang thiết bị dạy và học đảm bảo điều kiện giáo dục toàn diện. đôi ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bổ sung đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ chuyên môn được nâng cao. Với chủ trương phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở của tỉnh. Tỷ lệ học sinh sau Trung học cơ sở vào hệ giáo dục thường xuyên đạt 24,8%. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư. Hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đang được kiện toàn và cũng cố theo hướng thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng; dạy nghề từng bước gắn với giải quyết vệc làm. Hiện nay, toàn tỉnh có 21 cơ sở đào tạo, dạy nghề như trường Chính trị tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp y tế, trung tâm Giáo dục thường xuyên, 02 trung tâm giáo dục nghề chuyên nghiệp, 06 trung tâm bồi dưỡng Chính trị ở các huyện, thành phố, 65 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn.

- Về văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông

Các hoạt động quản lý, bảo vể và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được quan tâm. Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa Ninh Thuận đã được nghiên cứu, sưu tầm và từng bước được hệ thống hóa. Toàn tỉnh hiện có 149 di tích văn hóa, trong đó có 50 di sản được Nhà nước xếp hạng; năm 2016 Ninh Thuận có 02 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Tháp Hòa Lai và Tháp PôKlông Garai. Phong trào toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có trên 80% hộ gia đình, 95% cơ quan, đơn vị công nhận đạt chuẩn văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa – làng văn hóa ngày càng hiệu quả. Toàn tỉnh có 4/7 đơn vị cấp huyện xây dựng được Trung tâm văn hóa – thể thao; 65/65 nhà văn hóa xã, phường; 121/402 nhà văn hóa thôn. Nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được tu bổ, tôn tạo. Đặc biệt các công trình trọng điểm thuộc lĩnh vực văn hóa – thể thao và du lịch được tập trung ưu tiên đầu tư hoàn thiện đưa vào sử dụng tạo điểm nhấn về cảnh quan du lịch. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn đảm bảo đúng nghi lễ, hình thức phù hợp, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy tốt công tác xã hội hóa tại các lễ hội, nâng cao quy mô thu hút khách tham quan trong và ngoài nước như Lễ hội Kate, Lễ hội Ramuwan, Lễ hội cầu ngư…

Các hoạt động thể thao quần chúng được triển khai tích cực gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và các cuộc vận động theo từng chủ đề. Số người thường xuyên tham gia tập luyện ngày càng tăng từ 10% dân số năm 1996 lên 26,5% dân số năm 2016. Các môn thể thao truyền thống được nhiều người ưu thích lựa chọn tập luyện như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, taekwondo, Vovinam. Thể thao văn hóa dân tôc được nhân dân tiếp tục giữ gìn và tổ chức thi đấu thường xuyên thông qua các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm, Raglai, các loại hình thể thao dân tộc, dân gian từng bước được khơi dậy, nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc như đua thuyền, lắc thúng, bắn nỏ, đẩy gậy, đội nước, đi cà kheo, mang gùi leo núi, kéo co, nhảy bao bố... Một số môn thể thao mới như Yoga, GYM, Dancesport, lướt ván diều...đã và đang được quan tâm phát triển, thể thao thành tích cao có bước phát triển. Hệ thống cơ sở tập luyện và thi đấu từng bước được đầu tư, hoàn thiện nhà thi đấu và nhà ở vận động viên; triển khai xây dựng trung tâm thể dục thể thao và các trung tâm văn hóa thể dục thể thao các huyện.

Hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình và thông tin truyền thông được cải thiện cả hình thức và nội dung, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ và nâng chất lượng làm báo, đảm bảo phủ sóng phát thanh truyền hình đến tất cả các địa bàn dân cư trong tỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin văn hóa của đông đảo tầng lớp nhân dân trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế.

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

          Xuất phát từ nhu cầu học tập, sinh hoạt và vui chơi, giải trí, phát huy đào tạo kỹ năng, năng khiếu, giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh thiếu niên trong tỉnh. Được sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận (TT.HĐTT’N) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 2011 đến nay, theo quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 373 QĐ/TĐ ngày 23/6/2011 của Ban Thường vụ tỉnh Đoàn về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

Biên chế của Trung tâm là 12 người theo quyết định số 1225/QĐ- UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao biên chế sự nghiệp năm 2011 đối với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đã trải qua nhiều biến động về nhân sự do sự luân chuyển điều động cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Đặc biệt là sự thay đổi về nhân sự trong Ban Giám đốc Trung tâm và việc thay đổi, tách, sát nhập các phòng ban chuyên môn cho phù hợp với các yêu cầu của thực tế hoạt động

          Kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Trung tâm được đảm bảo dựa vào các nguồn: Nguồn kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí thu từ tổ chức các hoạt động dịch vụ của Trung tâm, nguồn kinh phí thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo; các hợp đồng liên kết khai thác cơ sở vật chất tại trụ sở của Trung tâm và các nguồn kinh phí thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

          Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận bao gồm 02 khu vực đó là: Khu vực hành chính là tòa nhà hai tầng với 04 phòng chức năng Nghiệp vụ - Hành chính; 01 phòng Phó Giám đốc phụ trách; 01 phòng Phó Giám đốc; 01 phòng Văn thư -Tài vụ; 01 Phòng họp nội bộ; 01 Hội trường đa năng và 10 phòng sử dụng cho thuê dịch vụ. Khu vực tổ chức phong trào bao gồm: Phía trước là 01 sân bóng rổ; bên phài là hoa viên sinh hoạt ngoại khóa; phía sau là 03 sân bóng đá mini và khách sạn thanh niên; bên trái là sân khấu ngoài trời 300 mét vuông và khu dịch vụ buôn bán.

Trải qua 07 năm hoạt động (2011-2018), với chức năng của mình Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận về cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong việc tập hợp, vận động thanh thiếu niên và tổ chức các hoạt động cộng đồng, phúc lợi đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng giao lưu, sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và vui chơi giải trí cho mọi đối tượng thanh thiếu niên trong tỉnh, nhằm bồi dưỡng kiến thức phổ thông, mở rộng hiểu biết và nâng cao năng lực sáng tạo về văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khoa học kỹ thuật; nâng cao nhận thức, ý thức công dân; định hướng thẩm mỹ cho thanh thiêu niên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiểu kết chương 1

          Từ cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn và nhận thức của bản thân, trong chương này, tác giả đã tập trung trình bày cơ sở lý luận để làm cơ sở khoa học vận dụng trong luận văn,  phân tích những vấn đề chung về lý thuyết và thực tiễn như sau:

Vấn đề thứ nhất: Trình bày những nội dung cơ bản nhất về văn hóa, thiết chế văn hóa, quản lý và quản lý hoạt động văn hóa.

Vấn đề thứ hai: Luận văn nhấn mạnh những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn. Đó là những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực tiễn hoạt động công tác Đoàn, sự tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là phát triển của mạng Internet, cùng nhiều hình thức hoạt động xã hội khác tạo sức hút mạnh mẽ đến thanh niên đã đặt ra cho hoạt động công tác Đoàn những yêu cầu phải đổi mới thích nghi. Trong đó, nêu rõ vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa thanh niên trong quá trình đổi mới hoạt động công tác Đoàn

Vấn đề thứ ba: Luận văn cũng đề cập tới những quan điểm của Đảng trong công tác thanh niên. Với những quan điểm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Đảng ta luôn xác định việc chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, góp phần to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề thứ tư: Luận văn trình bày cơ sở pháp lý quá trình thực tiễn hình thành và phát triển Trung tâm.

Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trên, là cơ sở để tác giả nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN

2.1. Thực trạng công tác quản lý

Công tác quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong tổ chức hoạt động, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, duy trì và định hướng các hoạt động tại đơn vị. Nhận rõ sự cần thiết tầm quan trọng của công tác quản lý thiết chế Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ban Lãnh đạo Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận 1uôn chú trọng vào việc chỉ đạo đổi mới và vận dụng những phương thức hoạt động, cách thức tổ chức quản lý một cách khoa học và hiệu quả. Trong công tác quản lý tiến hành trên tinh thần dân chủ, xã hội hóa vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm kim chỉ nam định hướng cho công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn được quán triệt sâu sắc trong phấn đấu rèn luyện, trau dồi kiến thức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có đạo đức phục vụ tốt công tác chuyên môn tại đơn vị để định hướng và tổ chức các hoạt động văn hóa một cách sáng tạo, hiệu quả. Ngoài ra, bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm HĐTT’N để đi sâu vào thực tiễn, nhằm thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên, góp phần đa dạng hóa các loại hình hoạt động làm đời sống tinh thần của thanh niên, thiếu niên phong phú hơn. Thông qua, các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N đó là giáo dục, tuyên truyền, định hướng và xây dựng cho thanh niên, thiếu niên tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện, có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có tri thức, sức khỏe, hoài bão và khát vọng vươn lên. Những giá trị mang nền tảng ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và là những nhân tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

Thực tế Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận tổ chức, triển khai thực hiện tốt chức năng của mình, đáp ứng các nhu cầu văn hóa, giải trí, sáng tạo của thanh niên, thiếu niên. Qua các cuộc họp giao ban định kỳ, họp Ban Giám đốc, họp Chi bộ. Ban lãnh đạo Trung tâm luôn suy nghĩ và tính toán tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn để lên chương trình, kế hoạch hàng năm từ nội dụng, biện pháp đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và tài chính để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đó là chức năng giáo dục, định hướng thanh thiếu niên. Đây là mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý hoạt động của đơn vị.

2.1.1. Về cơ sở vật chất, hạ tầng

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận được xây dựng trên diện tích 3,07ha, tọa lạc tại số 02 Trần Ca, khu dân cư Mương Cát, Phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang –Tháp Chàm và giáp với các khu đô thị mới K1 và K2. Đây được xem là vị trí thuận lợi nằm ở Trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, khu vực đô thị dân cư đông đúc, diện tích rộng đảm bảo cho việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, các hoạt động chính trị - xã hội của Trung tâm HĐTT’N. Với việc tọa lạc ở vị trí Trung tâm Thành phố, có bốn mặt tiền Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông đi lại liên hệ công tác của các tổ chức, cá nhân cũng như  tham gia hoạt động của thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh vị trí thuận lợi, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận cũng được đầu tư xây dựng, trang bị mới, hiện đại đáp ứng hiệu quả chức năng nhiệm vụ trong tình hình mới. Với tổng kinh phí đầu tư xây dựng và trang bị phương tiện, thiết bị chuyên dùng trên 30 tỷ đồng. So với Trung tâm Văn hóa tỉnh được đầu tư vào năm 2000 là 17 tỷ đồng và Nhà Thiếu nhi đầu tư vào năm 1993 là 11 tỷ đồng.

Trên cơ sở những thuận lợi về vị trí, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng. Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đã mạnh dạn tham mưu đề xuất, xin chủ trương xã hội hóa xây dựng các khu sinh hoạt vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ, khu công viên. Trong đó xã hội hóa xây dựng Chợ đêm thanh niên với 03 khu vực chính: Khu ẩm thực (chuyên phục vụ các món ăn dân dã như bánh căn, bánh xèo, bánh canh,v.v...), khu mua sắm (chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang, dệt thổ cẩm của người Chăm, đồ gốm mỹ nghệ Bàu Trúc, v.v...), khu đặc sản (chuyên kinh doanh các loại hải sản khô, nho, tỏi, hành, táo, v.v...). Chợ đêm thanh niên hoạt động được 02 năm và thay đổi mô hình Chợ đêm sang mô hình xã hội hóa liên kết với Công ty TNHH TM&DV Gia Bình từ tháng 08/2014 đầu tư khu cà phê, nước giải khát và trò chơi giải trí trên diện tích 1058m2 phục vụ cho người dân tập thể dục, thanh thiếu niên nhi đồng học tập, vui chơi tại Trung tâm, có nơi ngồi nghỉ, giải khát, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Ban giám đốc Trung tâm tham mưu liên kết với Doanh nghiệp Tư nhân TM&DV Kỳ Thoại đầu tư xây dựng sân khấu ngoài trời trên diện tích 542 m2 tại khu vực hồ nước trong khuôn viên để phục vụ tổ chức dịch vụ tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan cũng như tổ chức các hoạt động chuyên môn, các sự kiện ngoài trời dành cho thanh thiếu niên của các đơn vị Sở, Ban, Ngành, Cơ quan tỉnh Đoàn và Trung tâm HĐTT’N. Qua đó, vừa tạo mỹ quan, vừa mang lại nguồn thu cho Trung tâm. Trung tâm HĐTT’N tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn kêu gọi xã hội hóa đầu tư sân bóng đá mini và hồ bơi trong khuôn viên Trung tâm. Qua đó ký thỏa thuận với Công ty cổ phần Doanh nhân trẻ Ninh Thuận – Thành viên Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận tại văn bản số 19/2011, ngày 25/10/2011 về việc hợp tác xây dựng kinh doanh Nhà khách thanh niên với thời hạn liên kết, hợp tác là 07 năm và ký kết thỏa thuận hợp tác số 18/2011, ngày 17/10/2011 đầu tư sân bóng Mini cỏ nhân tạo 03 sân bóng đá mini với tổng diện tích 3.550m2 bên hông khuôn viên Khách sạn thanh niên đã góp phần tạo sân chơi bổ ích, thiết thực, rèn luyện sức khỏe, thể chất, cũng như nơi lưu trú cho thanh niên, thiếu niên ở xa đến tham gia các hoạt động.

Tuy nhiên, trãi qua quá trình khai thác và sử dụng, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện nay tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có hiện tượng xuống cấp dẫn đến việc không đáp ứng tối đa hiệu quả các hoạt động và thu hút các đơn vị đầu tư dịch vụ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý Trung tâm. Cụ thể, hệ thống gạch lát tại khu nhà hành chính bị bong tróc dọc các hành lang và 02 phòng dịch vụ cho Công ty TNHH Đức Kim Long và Câu lạc bộ Yoga thuê. Hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế hội nghị bị xuống cấp không đạt chất lượng để phục vụ các chương trình lớn. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 06 người (chiếm tỉ lệ 12%) trả lời “cơ sở vật chất không đảm bảo”. Đây không phải là tỉ lệ cao nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý hoạt động cũng như điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên Trung tâm. Tuy Trung tâm HĐTT’N đã lên phương án sữa chữa, tu bổ nhưng do kinh phí còn hạn chế nên tình trạng cơ sở vất chất vẫn ngày một xuống cấp. Với nhu cầu ngày càng cao của thanh thiếu niên, cơ sở vật chất hạ tầng ở khía cạnh nào đó chưa đáp ứng được hết những yêu cầu thực tế của hoạt động.

          2.1.2. Về cơ cấu tổ chức

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận hiện nay có 16 người trong đó có 10 biên chế so với biên chế được giao của Trung tâm là 12 người theo quyết định số 1225/QĐ- UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao biên chế sự nghiệp năm 2011 đối với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, có 03 hợp đồng và 03 hợp đồng khoán theo công việc (tạp vụ, kỹ thuật điện, nước và bảo vệ kiêm chăm sóc cây xanh). Ban Thường vụ tỉnh Đoàn cũng thường xuyên tổ chức luân chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, nhân viên giữa cơ quan tỉnh Đoàn với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh nhằm phát huy vai trò, tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm đối với cán bộ, viên chức trong lĩnh vực công tác Thanh niên. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng trong việc tồ chức các hoạt động, hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao và nhu cầu tổ chức các hoạt động tại Trung tâm, ngoài số lượng biên chế chính thức, hợp đồng, hợp đồng khoán, Ban Giám đốc Trung tâm mời thêm lực lượng cộng tác viên tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm.

Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có 02 đồng chí gồm có 01 Phó Giám đốc phụ trách chung và 01 Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn trực thuộc gồm có 04 phòng là: Phòng Tổ chức - Hành chính Quản trị gồm 09 người trong đó có 01 Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng, 01 thủ quỹ kiêm nhân viên văn phòng, 01 văn thư kiêm nhân viên văn phòng; 03 hợp đồng nhân viên văn phòng; 01 nhân viên bảo vệ; 01 nhân viên tạp vụ; 01 nhân viên  kỹ thuật điện – nước. Phòng Kỹ năng công tác Đoàn - Hội - Đội gồm 02 người: 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng. Phòng Nghiệp vụ và Đào tạo có 01 cán bộ phòng. Phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm thanh niên gồm 02 người: 01 Trưởng phòng và 01 cán bộ phòng.

Anh Nguyễn Kỳ Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Từ tháng 12 năm 2016 đến nay Trung tâm vẫn chưa có Giám đốc và thiếu 02 biên chế so với số lượng biên chế được cấp. Bên cạnh, tổ chức các hoạt động chuyên môn, Trung tâm còn phải tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng, của Đoàn và của địa phương. Do vậy, Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm HĐTT’N luôn đặt trong tình trạng thiếu khi phải tập trung vào những hoạt động, sự kiện lớn”. Tình trạng thiếu cán bộ, nhất là thiếu vị trí Giám đốc Trung tâm thời gian qua khiến công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gặp phải rất nhiều khó khăn. Có thể thấy số lượng cán bộ, nhân viên của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận vẫn còn rất hạn chế về số lượng. Đặc biệt, trong thời gian qua với việc thắt chặt biên chế, phân bổ có giới hạn, không được bổ sung ngoài biên chế được giao trong khi yêu cầu công việc đặt ra ngày càng cao và áp lực lớn về khối lượng công việc, tình trạng thiếu hụt nhân sự trong thời gian dài, đặc biệt là thiếu người lãnh đạo đứng đầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại Trung tâm.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận hiện nay

 

 

                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 


          2.1.3.

 

 

          2.1.4. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

          Qua báo cáo số liệu cán bộ và số liệu khảo sát thực tế tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên của Trung tâm đều được đào tạo từ trung cấp trở lên. Trong đó, trình độ đại học có 03 người chiếm 30%, cao đẳng có 02 người hiếm 20%, và trung cấp có 05 người chiếm 50%. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp có 01 người chiếm 10%, trung cấp có 02 người chiếm 20% và sơ cấp có 07 người chiếm 70%. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên và tỉnh Đoàn tỉnh Ninh Thuận, với câu hỏi số 1 “Anh (chị) hãy vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát kết quả tỉ lệ cán bộ, nhân viên nữ chiếm 44% và nam là 56%. Độ tuổi từ 18 tuổi đến 20 tuổi chiếm tỉ lệ 8%; từ trên 20 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 20%; từ 30 tuổi đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ 34% và trên độ tuổi 35 chiếm tỉ lệ 38%. Từ số liệu trên có thể thấy, thực trạng công tác cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N vẫn còn những hạn chế. Bên cạnh lực lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên thiếu về số lượng, thì trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm vẫn chưa tương xứng với những đòi hỏi nhiệm vụ và công việc.

          Thực tế cho thấy, có quá nhiều nhiệm vụ nhưng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là thực trạng chung của nhiều đơn vị, trong đó có Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Do vậy cần có sự quan tâm, những giải pháp kịp thời từ Ban Giám đốc Trung tâm cũng như Ban Thường vụ tỉnh Đoàn trong việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ, viên chức thực hiện các nhiệm vụ theo đúng yêu cầu công việc đặt ra.

          2.1.4. Về hoạt động dịch vụ và thu chi tài chính

          Trong thời gian từ ngày 01/07/2011 đến ngày 31/12/2017. Theo báo cáo quản lý hoạt động thu chi tài chính của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận cụ thể như sau:

           

Năm

Nguồn kinh phí được ngân sách cấp

Đơn vị: đồng

Nguồn kinh phí thu từ dịch vụ

Đơn vị: đồng

Tổng kinh phí chi

Ngoài việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. Trung tâm chi các khoản:lương, BHXH, BHYT của nhân viên hợp đồng, chi công tác hành chính, điện, nước và văn phòng phẩm.

Đơn vị: đồng

2011

166.103.000

185.725.548

324.514.283

2012

690.450.000

669.386.752

1.257.799.607

2013

650.953.000

509.697.072

1.053.455.440

2014

1.006.567.945

446.043.113

1.691.044.942

2015

771.838.000

772.502.000

1.467.255.826

2016

798.650.000

516.174.000

1.310.744.967

2017

909.640.000

853.484.000

1.761.940.999

 

Theo số liệu báo cáo ở trên và  kết quả điều tra khảo sát có thể thấy nguồn kinh phí do ngân sách cấp qua các năm có tăng nhưng chỉ đáp ứng được từ 50% đến 55% so với nhu cầu nhiệm vụ đề ra.Với kết quả khảo sát và so sánh với nguồn kinh phí được cấp tại Trung tâm Văn hóa tỉnh 01 năm là gần 4 tỷ đồng trên 2 tỷ đồng đối với Nhà Thiếu nhi tỉnh. Nguồn kinh phí được ngân sách cấp cho Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh là rất hạn chế không đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.

Thực hiện theo công văn số 3609/UBND-VX, ngày 06/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc chủ trương xã hội hóa một số hoạt động của Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh và công văn số 496/UBND-VX, ngày 02/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động xã hội hóa tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên.Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã chủ động thực hiện hợp tác đầu tư các hạng mục tại Trung tâm, tạo nguồn thu từ việc xã hội hóa đầu tư từ các hoạt động dịch vụ như:

Nhằm cụ thể hóa các hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên học nghề, giải quyết việc làm, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác số 01-2017/TTHT-TTLH-TTHĐTTN, ngày 06/02/2017 với Trung tâm dạy nghề lái xe tư thục Lạc Hồng Ninh Thuận về công tác tư vấn và tuyển sinh lái xe tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tạo điều kiện hỗ trợ bãi để xe ô tô tại khu vực nhà xe Trung tâm trong vòng 01 năm cho Trung tâm dạy nghề lái xe tư thục Lạc Hồng Ninh Thuận để thuận tiện cho việc giảng dạy của đơn vị tại Trung tâm, góp phần đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn. Trung tâm tổ chức ký kết hợp đồng số 15-2016/TTHT –TTHĐTTN ngày 02/5/2016 về việc cho thuê Văn phòng làm việc với Công ty TNHH Đức Kinh Long .

          Theo Anh Nguyễn Trần Lam, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Mức kinh phí do ngân sách cấp là rất hạn chế so với nhiệm vụ công tác hằng năm đặt ra. Ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức, quản lý và duy trì các hoạt động tại Trung tâm trong điều kiện hiện nay”.

          Các nguồn kinh phí thu từ dịch vụ tính đến thời điểm hiện nay, tính trung bình 01 tháng được là: 20.600.000 đồng (bao gồm: Câu lạc bộ Nhảy hiện đại , Yoga, Aerobic thuê phòng số tiền là: 1.500.000 đồng/01 tháng; Câu lạc bộ bóng bàn là: 1.200.000đồng/tháng; Khu vực sân bãi chợ đêm Thanh niên số tiền là: 1.100.000 đồng/01 tháng,  (thu kể từ tháng 07/2016); Khu vực khu trò chơi – Câu lạc bộ Đồng đội, số tiền là: 3.000.000 đồng/01 tháng (thu kể từ tháng 7/2016); Mặt bằng sân bóng số tiền là: 6.000.000 đồng/01 tháng; Mặt bằng Nhà khách Thanh niên số tiền là: 6.000.000đồng/01 tháng). Tuy nhiên, các khoản chi trung bình 01 tháng số tiền khoảng từ  47.000.000 đồng đến 52.000.000 đồng, bao gồm: Lương và khoản đóng góp theo lương số tiền từ: 16.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng/tháng. Các khoản chi khác (điện, nước, cây xanh,…..): số tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000đồng.

          Với việc nguồn kinh phí cấp từ ngân sách chưa đảm bảo, nguồn kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ còn hạn chế. Trường Trung cấp Việt Thuận không thuê phòng học tại Trung tâm kể từ ngày 01/09/2015. Các Công ty, Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ Manulife; Ace Life đã có văn phòng riêng nên không thuê phòng của Trung tâm từ tháng 01/2016. Công ty Cổ phần Doanh nhân trẻ Ninh Thuận xin miễn thu tiền mặt bằng sân bóng và nhà khách Thanh niên 02 tháng (tháng 6+7/2016) do cơ sở vật chất đã xuống cấp cần tạm ngưng hoạt động để sửa chữasở vật chất đã xuống cấp cần tạm ngưng hoạt động để sửa chữa

2.1.5.  Về tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên, thiếu niên và đảm bảo các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.

- Các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng

Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận luôn xác định phải nâng cao chất lượng, hiệu quả và không ngừng đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo. Qua đó thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên, thiếu niên tham gia. Trong đó có công tác đào tạo kỹ năng sống - kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu niên. Những năm qua Trung tâm tổ chức được 06 lớp tập huấn kỹ năng sống - kỹ năng thực hành xã hội dành cho thanh thiếu niên, 01 lớp cho Ban chỉ huy liên đội, đội các trường Trung học cơ sở, 01 lớp dành cho Ban Chấp hành chi đoàn các trường Trung học phổ thông; 01 khóa Dã ngoại thực hành Kỹ năng sống với chủ đề “Sống để yêu thương” ; 01 lớp tập huấn kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh khối Trung học phổ thông. Ngoài ra, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh còn phối hợp các Trường Quân sự địa phương tham mưu các nội dung như: Khám sức khỏe, làm việc với Trường Quân sự địa phương, nhận hồ sơ đăng ký và các văn bản gửi các đơn vị liên quan và tổ chức thành công Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” năm 2012, 2013, 2015, 2016 2017 dành cho khối Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tổ chức các hoạt động Kỹ năng Đoàn – Hội – Đội,  với các nội dung hoạt động như: Tổ chức triển lãm và thuyết trình ảnh của trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Tớ kể bạn nghe” năm 2014, triển lãm và thuyết trình  ảnh trưng bày 120 bức ảnh đẹp nhất của 21 học sinh Raglai, H'Mông, M’Nông, Chăm, đến từ 3 tỉnh Ninh Thuận, Lào Cai và Đắk Nông, thông qua các hoạt động triển lãm tranh giúp các em rèn luyện sự tự tin, kỹ năng thuyết trình, chia sẻ trước đám đông, giúp các em nâng cao nhận thức, phấn đấu trong quá trình học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Phối hợp với Trung tâm công tác xã hội tỉnh tổ chức 30 lượt sinh hoạt cộng đồng, thực hành kỹ năng giao tiếp, văn nghệ và dạy hè cho các em thiếu nhi khuyết tật vào tuần thứ 2 và thứ 4 hàng tháng.  Lớp tập huấn kỹ năng công tác Đoàn cho cán bộ chuyên trách cơ quan Tỉnh Đoàn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc năm 2016 với các nội dung tập huấn gồm: phương pháp quản trò, quản ca, tổ chức trò chơi, Morse, Semaphore, múa dân vũ và các hoạt động kỹ năng của Đoàn. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cũng như kỹ năng Đoàn – Hội – Đội. Từ đó xây dựng một đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, thiếu niên làm hạt nhân nòng cốt đi đầu trong các phong trào của Đoàn, Hội.

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

 Đây là một trong những hoạt động được Ban Giám đốc Trung tâm quan tâm và tổ chức nhằm phát huy tiềm năng, nhu cầu sáng tạo, đam mê của thanh niên, thiếu niên như: Tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Ước mơ về một Việt Nam không còn bệnh Lao” – năm 2012 do các em học sinh từ 8 đến 12 tuổi thực hiện. Tổ chức Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Nụ cười của em” dành cho thiếu nhi năm 2014. Tổ chức thành công Hội thi Người đẹp Ninh Thuận năm 2014; Hội thi “Nữ sinh thanh lịch” năm 2016, vòng Sơ khảo có 81 thí sinh và có 16 thí sinh vào vòng chung kết. Đây là những hoạt động nhằm tôn vinh nét đẹp và trí tuệ, tạo cho thí sinh sự tự tin và vững bước trong cuộc sống, trong học tập và thực hiện ước mơ, hoài bão cho tương lai, tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo cơ hội giao lưu cho phái nữ. Tổ chức Chương trình “Tài năng trẻ Ninh Thuận - 2014”. Trong các năm 2011, 2014 và 2016 Trung tâm HĐTT’N tổ chức lớp khiêu vũ miễn phí dành cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên; Từ năm 2014 - 2017, định kỳ tổ chức hội thi tiếng hót chim Chào mào thành phố Phan Rang - Ninh Thuận cho nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia. Tổ chức các giải bóng đá mini dành cho Thanh thiếu niên trên địa bàn dân cư các năm 2012,  2013 và 2015; giải Bóng rổ phong trào vào các năm 2013, 2014, 2016 và 2017. Tổ chức giải cờ vua “Nhanh và chớp nhoáng” mở rộng lần thứ I, II năm 2014 và năm 2016. Tổ chức Giải Bóng chuyền nữ học sinh – sinh viên năm 2014 Cúp LienVietPostBank; phối hợp với Nhà Thiếu nhi tỉnh và Thành Đoàn Phan Rang - Tháp Chàm tổ chức lớp kỹ năng bơi lội dành cho thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Thành lập khu tập thể dục dành cho thanh thiếu niên và Nhân dân với 13 dụng cụ tập luyện để nâng cao sức khỏe cho Nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt, học tập, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thanh thiếu niên. Tổ chức chiêu sinh thường xuyên các lớp năng khiếu tại Trung tâm như: Cờ vua, bóng rổ, nhảy hiện đại – aerobic – yoga, các loại võ thuật (Vovinam, võ cổ truyền, taekwondo, karatedo...), bóng bàn, thể hình, mỹ thuật. Qua đó, giúp đoàn viên, thanh thiếu niên rèn luyện thể lực, đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt và học tập, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Bên cạnh đó, từ những hoạt động này đã góp phần phát hiện nhân tố mới tài năng, năng khiếu trong các lĩnh vực như hội họa, văn nghệ, thể thao từ đó có phương án đào tạo và phát triển tạo thành lực lượng hạt nhân cho các phong trào.

- Các họat động tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng

Hàng năm, bám sát hướng dẫn của Tỉnh Đoàn, Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị cụ thể hóa tổ chức các hoạt động tuyên truyền với hơn 354 buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng chính trị tư tưởng, 320 buổi quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước, 215 buổi tuyên truyền, giáo dục sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên; xây dựng chương trình hành động, phần việc học tập và làm theo lời Bác; công tác giáo dục truyền thống và tuyên truyền các ngày lễ lớn như kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tháng thanh niên, Chiến dịch hè với những nội dung được biên soạn bài bản, ngắn gọn, dễ hiểu. Qua đó, chuyển tải được nội dung, thông điệp tuyên truyền, góp phần làm cho đoàn viên, thanh niên, thiếu niên hiểu được những chủ trương của Đảng, của Đoàn và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhẳm định hướng trong tư duy, cũng như trong hành động của mỗi đoàn viên, thanh niên, thiếu niên.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, thiếu niên trong lập thân, lập nghiệp

Đây là một trong những mặt công tác trọng tâm của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận trong việc chăm lo phát triển cho thanh niên, thiếu niên và nâng cao nhận thức của thanh niên cũng như xã hội về học nghề và lập nghiệp. Với các hoạt động như: Tư vấn hỗ trợ thanh niên, thông qua hình thức đối thoại, tư vấn trực tiếp cho thanh niên về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp học nghề, việc làm trong thanh niên khu dân cư, nông thôn, khu vực đặc thù, nhóm thanh niên yếu thế trong tỉnh; thông qua việc tổ chức các hoạt động truyền thông, hội nghị quán triệt, hội thảo về vai trò, tầm quan trọng của học nghề và việc làm; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm cho thanh niên tại cộng đồng; đặc biệt là triển khai Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, Kế hoạch số 592/KH-UBND, ngày 25/02/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc hỗ trợ thanh niên học nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2016. Tham mưu tổ chức được 01 buổi Hội nghị cấp tỉnh quán triệt cho cán bộ Đoàn, các sở, ngành và tuyên truyền viên cơ sở về Đề án 103 và Kế hoạch số 2578 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015, 02 buổi Tư vấn mùa thi và tư vấn du học cho học sinh khối 12 Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh; cấp huyện, thành phố tổ chức được 07 hội nghị triển khai Đề án 103 cho cán bộ Đoàn cơ sở và cán bộ các phòng, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp; 07 Diễn đàn tuyên truyền đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; cấp xã, phường, thị trấn tổ chức 85 buổi truyền thông về nghề nghiệp, việc làm cho ĐVTN. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên được tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp việc làm, sàn giao dịch việc làm, Ban Giám đốc Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã xây dựng đường dẫn đến trang thông tin điện tử Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Thuận trên trang thông tin điện tử Tỉnh đoàn Ninh Thuận, xây dựng bảng thông tin tuyên truyền về học nghề, lập nghiệp tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh, qua đó giúp đoàn viên thanh niên có nhu cầu về học nghề, tìm kiếm việc làm kịp thời được tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp, việc làm.;tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tư vấn cách xây dựng, duy trì hoạt động có hiệu quả các mô hình thanh niên lập nghiệp như: Trang trại trẻ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã Thanh niên, Công ty, Doanh nghiệp, các Câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế, … Đồng thời phối hợp với các Công ty, Doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên; xây dựng mô hình “Điểm thông tin ý tưởng khởi nghiệp và thương mại” tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh, kết quả đã tổ chức 06 đợt hội nghị, tư vấn khởi sự Doanh nghiệp, lập nghiệp, 01 chương trình giao lưu tọa đàm giải pháp khởi nghiệp xanh, 01 cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên Ninh Thuận; từ tháng 6/2014, định kỳ sáng thứ 7 hàng tuần tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tổ chức sàn thông tin, trao đổi ý tưởng về khởi sự Doanh nghiệp và thương mại. Nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên đã và đang khởi nghiệp, tạo môi trường sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm trong kinh doanh, sản xuất và bồi dưỡng ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng cho thanh niên.

- Hoạt động câu lạc bộ

Xuất phát từ các hoạt động kỹ năng, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, việc làm. Với mong muốn tạo một môi trường học tập, sân chơi bổ ích lành mạnh đồng thời hội tụ những thanh niên, thiếu niên có cùng sở thích, đam mê, sở trường tham gia sinh hoạt, góp phần tạo sự kết nối, khơi dậy tiềm năng sáng tạo và khuấy động phong trào trong thanh niên, thiếu niên. Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cũng như tạo điều kiện thành lập hơn 20 Câu lạc bộ thu hút hàng nghìn lượt thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt, tiêu biểu như:

Câu lạc bộ võ thuật bao gồm các môn phái Teakwondo, Vovinam, Võ Cổ truyền hàng đêm luyện tập tại sân trước Trung tâm đã thu hút trên 320 võ sinh đến luyện tập. Thông qua hoạt động  của câu lạc võ thuật phát hiện các võ sinh ưu tú giới thiệu tham gia thi đấu tại các giải trong tỉnh cũng như khu vực và toàn quốc; Câu lạc bộ Cán bộ Đoàn trường cấp tỉnh có 52 thành viên là các Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn trường, cán bộ Đoàn trường học. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ 01 tháng/lần. Thông qua sinh hoạt phát hiện những nhân tố xuất sắc từ đó rèn luyện, bồi dưỡng tạo thành những hạt nhân đi đầu trong các phong trào tại trường học; Câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp  với 10 thành viên. Mục đích hoạt động của Câu Lạc bộ là chia sẻ, hỗ trợ về ý tưởng, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, tiếp cận vốn vay, xây dựng thương hiệu cho người mới khởi nghiệp; phân tích thị trường đầu ra, tạo mối dây liên kết và mở rộng mạng lưới để các thanh niên khắp mọi miền giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình thực tế. Từ năm 2014 đến nay, Câu lạc bộ đã có nhiều hoạt động nổi bật như: đạt được giải nhất “Dự án khởi nghiệp” lần thứ 1 năm 2015 với dự án “Xây dựng cơ sở cung cấp nho xanh an toàn và các dịch vụ đi kèm”, năm 2016 có 02 dự án gồm: “Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hạt cây rừng” của đồng bào Raglay sống ven rừng Quốc gia Núi chúa và “Chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng phát triển hộ kinh tế gia đình” lọt vào vòng chung kết cuộc thi; thành lập được điểm trưng bày các đặc sản của các thành viên Câu lạc bộ tại  Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh. Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh (BSA) tổ chức chương trình giao lưu và tham quan các làng nghề tại tỉnh Ninh Thuận năm 2016. Chương trình diễn ra với các chuỗi hoạt động như nghe các chuyên gia huấn luyện về ứng dụng Công nghệ Thông minh trong nông nghiệp và mời gọi đầu tư cho Dự án khởi Nghiệp; trao đổi kinh nghiệm kết nối các mô hình sản xuất tạo thành chuỗi giá trị chung nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; tham quan các mô hình trồng Nho, Măng Tây, Đồ gỗ mỹ nghệ, các làng nghề như gốm Bầu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp; buổi Giao lưu học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm khởi nghiệp của các Câu lạc bộ; CLB tham gia Hội chợ Công nghệ và thiết bị - Techmart 2015, 2016 tại Bảo tàng Hà Nội; Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Nha Trang, tại Đà Nẵng và tại Tỉnh Bình Định; tham gia 48/48 phiên chợ xanh tử tế tại Hồ Chí Minh; Câu lạc bộ Yoga với 25 thành viên, sinh hoạt vào 6 giờ sáng từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Mục đích của câu lạc bộ nhằm tạo môi trường tập luyện lành mạnh, vui, khỏe đáp ứng nhu cầu của thanh niên, thiếu niên yêu thích môn Yoga có điều kiện gặp gỡ và chia sẽ; Câu lạc bộ Nhảy hiện đại, Aerobics được thành lập với 37 thành viên có cùng niềm đam mê vũ đạo. Câu lạc bộ sinh hoạt vào 18 giờ tối các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy trong tuần. Để tạo điều kiện duy trì và phát triển hoạt động của câu lạc bộ. Bên cạnh đổi mới nội dung các bài tập. Câu lạc bộ cũng thường xuyên liên hệ biểu diễn phục vụ các sự kiện trong tỉnh, qua đó tạo kinh phí hoạt động Câu lạc bộ; Câu lạc bộ Bóng bàn ra đời với 24 thành viên và sinh hoạt vào 17 giờ chiều thứ ba, thứ năm hàng tuần. Trong quá trình tập luyện xuất hiện nhiều vận động viên có năng khiếu được đưa đi đào tạo giới thiệu thi đấu, đạt thành tích cao ở nhiều giải trong và ngoài tỉnh; Câu lạc bộ Bóng rổ với hơn 40 thanh niên, thiếu niên tham gia thường xuyên tập luyện từ 16 giờ các ngày trong tuần. Nhiều vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu được tuyển trạch viên các đội tuyển để ý và đưa vào đội tuyển thi đấu. Ngoài ra còn có các câu lạc bộ thể hình, câu lạc bộ gym nữ, câu lạc bộ cờ vua.

  Thông qua hoạt động các câu lạc bộ tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh đáp ứng được các nhu cầu, sở thích cũng như thị hiếu của thanh niên, thiếu niên.. Việc duy trì và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ trong thời gian tiếp theo, ngoài việc các hội viên tích cực tham gia thường xuyên và có hiệu quả thì việc tạo nguồn kinh phí để duy trì, phát triển câu lạc bộ là vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy, vấn đề được đặt ra đòi hỏi Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên sẽ phải xây dựng cơ chế, phương thức hoạt động cho từng câu lạc bộ. Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động lưu diễn, thi đấu, cũng như liên hệ với các tổ chức, đơn vị xã hội hóa nguồn kinh phí cho hoạt động câu lạc bộ.

2.2. Đánh giá chung công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận

2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân

- Thành tựu

Từ khi thành lập đến nay, công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận tuy vẫn còn khó khăn, hạn chế về nhiều phương diện nhưng đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động cộng đồng, phúc lợi đáp ứng các nhu cầu về học tập, giáo dục, rèn luyện, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng các kỹ năng và giải trí góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, ý thức công dân; năng lực sáng tạo về văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khoa học kỹ thuật cũng như phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho mọi đối tượng thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh. Quan trọng hơn là làm thay đổi quan điểm về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên.

Công tác quản lý hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận có nhiều đổi mới về nội dung cũng như đa dạng hóa các phương thức tổ chức, nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của thanh niên, thiếu niên. Qua đó quy tụ, đoàn kết, tập hợp đông đảo thanh niên, thiếu niên đến tham gia sinh hoạt. Nổi bật là các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 72 người chiếm 36% trả lời tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Hoạt động các câu lạc bộ tại Trung tâm cũng được duy trì thường xuyên ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm HĐTT’N, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 76 người chiếm 38% trả lời tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thanh niên, thiếu niên có dịp gặp gỡ, trao đổi, học tập và giao lưu góp phần trong việc đoàn kết, tập hợp, thu hút, vận động thanh niên, thiếu niên. Thúc đẩy các hoạt động, bổ sung nhiều nội dung sinh hoạt làm cho hoạt động tại Trung tâm thêm phong phú, đa dạng. Thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên đến tham gia, tạo nguồn thu cho đơn vị cũng như có kinh phí để đầu tư trở lại cho hoạt động. Đây là yếu tố then chốt quyết định thành công, là cơ sở giúp Trung tâm HĐTT’N đánh giá chính xác chất lượng hoạt động, từ đó có hướng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động phát triển đúng hướng và ngày càng tốt hơn.

- Nguyên nhân

Đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy chi bộ, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn; sự phối hợp nhịp nhàng của các Ban, Ngành, Đoàn thể, các Phòng, Ban trực thuộc, đơn vị trực thuộc tỉnh Đoàn, các đơn vị xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục, rèn luyện, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng các kỹ năng và vui chơi giải trí cho thanh niên, thiếu niên.

Tập thể Ban Giám đốc luôn đoàn kết nhất trí cao, kịp thời nắm bắt và chủ động trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ một cách hiệu quả, phù hợp với chủ trương chung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh Đoàn, có định hướng trong công việc cũng như khích lệ, động viên cán bộ, viên chức và người lao động. Trung tâm HĐTT’N phát huy sức mạnh tập thể trong mọi hoạt động để hoàn thành tốt các nội dung đã đề ra. Bên cạnh đó, tập thể cán bộ, nhân viên và người lao động năng nổ, nhiệt tình, luôn xây dựng lập trường tư tưởng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết nội bộ, có kinh nghiệm thực tiễn, đa phần là những cán bộ có thâm niên trong công tác góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 2 “Anh (chị) đảm nhận công việc hiện bao lâu?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 9 người, chiếm tỉ lệ 18% trả lời dưới 2 năm; 7 người (chiếm tỉ lệ 14%) trả lời 3 năm đến dưới 4 năm; 20 người (chiếm tỉ lệ 40%) trả lời 4 đến 6 năm và 14 người (chiếm tỉ lệ 28%) trả lời trên 6 năm.

Vị trí, địa lí thuận lợi góp phần tạo điều kiện cho công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’ tỉnh Ninh thuận trong việc thu hút, tập hợp đoàn kết thanh niên, thiếu niên và huy động các nguồn lực xã hội tham gia. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh niên, thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Vì sao Anh (chị) lại chọn tham gia vào các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 97 người (chiếm tỉ lệ 48,5%) cho rằng vị trí trung tâm thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động.

 Ban Thường vụ tỉnh Đoàn và Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N  thường xuyên quan tâm, chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đối với công tác cán bộ. Thường xuyên cử cán bộ viên chức tham gia các khóa học về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm, đáp ứng đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới. Từ đó, hình thành nên một đội ngũ cán bộ, viên chức nắm vững về chuyên môn, chắc về nghiệp vụ phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị tại đơn vị. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ, viên chức tại Trung tâm HĐTT’N và Tỉnh Đoàn Ninh Thuận với câu hỏi số 5 “Anh (chị) có thường xuyên được cử đi học tập nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ không ?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 34 người, chiếm tỉ lệ 68% trả lời “có”. Đồng thời, lên kế hoạch luân chuyển tạo môi trường thuận lợi giúp cho cán bộ, nhân viên rèn luyện, thử thách thể hiện năng lực bản thân và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ phù hợp với từng vị trí việc làm cụ thể. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 6 “Anh (chị) có được luân chuyển các vị trí công việc khác không?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 22 người, chiếm tỉ lệ 44% trả lời thường xuyên luân chuyển, 18 người chiếm tỉ lệ 36% trả lời được luân chuyển từ 1 đến 2 lần và chỉ có 10 người, chiếm tỉ lệ 20% trả lời là không được luân chuyển. Như vậy có thể nói công tác luân chuyển cán bộ viên chức luôn được Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Ban Giám đốc quan tâm đã phần nào phát huy tối đa năng lực, sáng tạo của cán bộ viên chức tại Trung tâm. Góp phần sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn của từng cán bộ viên chức.

Ban Giám đốc Trung tâm HĐTT’N bố trí, sắp xếp các hoạt động tại phù hợp theo thời gian nhất định chủ yếu tổ chức vào thời gian rỗi. Nội dung và phương thức hoạt động cũng thường xuyên thay đổi phần nào đáp ứng được nhu cầu của thanh thiếu niên, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh niên, thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 7 “Vì sao Anh (chị) lại chọn tham gia vào các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 85 người (chiếm tỉ lệ 42,5%) trả lời các hoạt động đáp ứng được nhu cầu của bản thân và có 77 người (chiếm tỉ lệ 38,5%) trả lời các hoạt động được tổ chức vào thời gian hợp lý.

2.2.2. Những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân

- Hạn chế, nhược điểm

Trong thời gian qua, mặc dù công tác quản lý của Trung tâm HĐTT’N đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Nhưng đó chỉ là mặt nổi của tảng băng trôi. Những tồn tại về chất lượng công tác quản lý còn bộc lộ những mặt hạn chế, chưa tạo được dấu ấn. Qua kết quả khảo sát của đề tài và ý kiến của thanh niên, thiếu niên tham gia tại Trung tâm về chất lượng quản lý hoạt động tại Trung tâm cho thấy vệc thu hút và tham gia của thanh niên, thiếu niên hiện nay. Theo [PL số 1; bảng số 1], với câu hỏi số 6 “Anh (chị) có thường xuyên tham gia các hoạt động tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận không?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 94 người (chếm tỉ lệ 47%) trả lời có, 106 người (chiếm tỉ lệ 53%) trả lời không. Điều này chứng tỏ thanh niên, thiếu niên ít quan tâm và không có sự hứng thú đến tham gia các hoạt động tại TT.HĐTT’N tỉnh. Trong [PL số 4; bảng số 4], với câu hỏi số 10, có 26 trong tổng số 50 cán bộ, nhân viên Trung tâm HĐTT’N tỉnh và Tỉnh Đoàn Ninh Thuận, chiếm tỉ lệ 52% khi được hỏi cũng đã trả lời rằng thanh niên, thiếu niên trong tỉnh không thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động tại TT.HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

Trong [PL số 1; bảng số 1]; câu hỏi số 8: “Theo Anh (chị) các hoạt động được tổ chức tại TT.HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận như thế nào?”. Trong tổng số 200 thanh niên , thiếu niên được hỏi trong đợt khảo sát, thì có có 66 thanh niên, thiếu niên, chiếm tỉ lệ 33%, trả lời các hoạt động được tổ chức ở mức khá và 57 thanh niên, thiếu niên, chiếm 28,5%, trả lời các hoạt động được tổ chức ở mức trung bình. Cũng tại [PL số 4; bảng số 4], với câu hỏi số 11“Kết quả hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên hiện nay theo Anh (chị) như thế nào?” trong tổng số 50 người được hỏi thì có 15 người (chiếm 30%) trả lời tốt, có 22 người (chiếm 44%) trả lời khá và có 13 người (chiếm 26%) trả lời trung bình. Như vậy, có thể nói việc quản lý các hoạt động tại TT.HĐTT’N có chất lượng chưa cao. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động tuy có sự thay đổi nhưng chưa đi vào chiều sâu, một số hoạt động chỉ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận thanh thiếu niên chưa thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia. Chẳng hạn như hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng. Tuy đã đạt một số kết quả nhất định, nhưng nó vẫn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế đặt ra. Các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, còn mang tính chuyên đề, nội dung chưa lôi cuốn hấp dẫn cũng như chưa thiết thực với nhu cầu của thanh niên, thiếu niên. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì chỉ có 18 người, chiếm tỉ lệ 9% trả lời tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng.

Hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, thiếu niên trong lập thân, lập nghiệp tổ chức chưa hiệu quả, chưa thu hút được thanh niên, thiếu niên tham gia. Tuy rằng nội dung các hoạt động rất thiết thực, góp phần giúp cho thanh niên, thiếu niên trong tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, cũng như xác định nghề nghiệp tương lai theo chỉ đạo, định hướng của Trung ương Đoàn, UBND Tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 4 “Anh (chị) tham gia những hoạt động nào tại Trung tâm?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì chỉ có 34 người chiếm 17% trả lời tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ, đồng hành với thanh niên, thiếu niên trong lập thân, lập nghiệp. Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, giải quyết việc làm chưa được sâu rộng, do đó thanh niên chưa thật mặn mà với việc học nghề, chưa có khái niệm đúng về việc làm. Chương trình, chất lượng, quy mô đào tạo cũng như chất lượng giáo viên và trang thiết bị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hầu hết các trung tâm dạy nghề ở các địa phương còn thiếu đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên hiện có phần lớn đều được ký hợp đồng thời vụ.

Các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho thanh niên, thiếu niên. Bên cạnh những kết quả đạt được ở một chừng mực nào đó số lượng các buổi tuyên truyền chưa đi cùng với chất lượng. Công tác tuyên truyền qua các năm chưa được đổi mới, rập khuôn năm sau như năm trước, còn mang tính hình thức không lối cuốn chưa đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Theo kết quả khảo sát đề tài tại [PL số 1; bảng 1] phiếu khảo sát dành cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, với câu hỏi số 5 “Anh (chị) có tham dự các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong thanh thiếu niên?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 108 người (chiếm tỉ lệ 54%) trả lời không tham dự. Có thể thấy công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong thanh niên, thiếu niên trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt. Chưa lôi cuốn được đoàn viên, thanh niên, thiếu niên tham gia.

Cũng trong [PL số 1; bảng số 1], với câu hỏi số 9 “Khi tham gia các hoạt động tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận. Anh (chị) cảm thấy chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm, cơ sở vật chất, nội dung các hoạt động như thế nào?”. Trong tổng số 200 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có tới 113 trong tổng số 200 thanh niên, thiếu niên tham gia tại TT.HĐTT’N, chiếm tỉ lệ 56,5% trả lời không hài lòng. Trong khi đó tại [PL số 2; bảng số 2] phiếu khảo sát tại Trung tâm Văn hóa và [PL số 3; bảng số 3] phiếu khảo sát tại Nhà thiếu nhi với cùng câu hỏi thì thanh niên, thiếu niên trả lời mức độ không hài lòng chỉ chiếm 22,7% và 25%. Điều đáng nói là đa số thanh niên, thiếu niên khi được hỏi đều trả lời được bạn rủ tham gia vào các hoạt động tại TT.HĐTT’N có đến 97 người trong tổng số 200 người được hỏi chiếm tỉ lệ 48,5%. Trong khi đó tại [PL số 2; bảng số 2] và [PL số 3; bảng số 3] phiếu khảo sát tại Trung tâm Văn hóa và Nhà thiếu nhi với cùng câu hỏi thì thanh niên, thiếu niên trả lời biết và tham gia thông qua việc tổ chức triệu tập và thông qua giới thiệu, bản tin hoạt động trên Báo, Đài với kết quả lần lượt là 70,7% và 75%. Như vậy, có thể khẳng định công tác thu hút thanh niên, thiếu niên và quảng bá hình ảnh tại Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn do tự phát, thanh niên, thiếu niên thụ động khi tham gia vào các hoạt động của TT.HĐTT’N tỉnh.

Có thể thấy, với một thiết chế văn hóa dành riêng cho thanh niên, thiếu niên toàn Tỉnh, những con số này không đơn thuần chỉ là chất lượng của các hoạt động hay việc tham gia các hoạt động tại TT.HĐTT’N tỉnh của thanh thiếu niên, mà nó còn cho thấy “có vấn đề” rất đáng lưu tâm trong cách điều hành, quản lý từ phía TT.HĐTT’N tỉnh.

- Nguyên nhân

Trong điều kiện hội nhập, tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa đa dạng, thanh niên, thiếu niên đang chịu sự tác động nhiều chiều của đời sống xã hội. Đặc biệt là bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, với tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Đó là những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp nên việc quản lý, tổ chức hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N gặp phải nhiều khó khăn.

          Trong tình hình hiện nay, với những yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội tại đơn vị, cũng như nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của thanh niên, thiếu niên, đòi hỏi Trung tâm HĐTT’N phải có sự đầu tư tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất – hạ tầng và nhất là về kinh phí trong việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, theo báo cáo thu chi hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Trung tâm HĐTT’N  phụ thuộc vào nguồn kinh phí hạn hẹp được cấp từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng ngày một xuống cấp, mức áp giá thuê mặt bằng lại cao so với mặt bằng chung của cả tỉnh, nên hạn chế trong việc thu hút các đơn vị, tổ chức đầu tư, thuê mặt bằng. Các hoạt động tại Trung tâm chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của Tỉnh Đoàn nên nguồn thu thông qua các hoạt động cũng hạn chế, dẫn đến việc thiếu hụt kinh phí, tác động không nhỏ đến nhiệm vụ công tác của cán bộ, nhân viên trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động tại Trung Tâm HĐTT’N. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 17 người (chiếm tỉ lệ 34%) cho rằng “thiếu kinh phí hoạt động” là nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc. Đây là tỉ lệ tương đối cao trong số các yếu tố tác động đến công việc của cán bộ, nhân viên làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các hoạt động. Cũng theo kết quả khảo sát tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 4 “Mức lương Anh (chị) đang hưởng có phù hợp với bằng cấp, chức vụ không?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 26 người (chiếm tỉ lệ 52%) cho rằng mức lương chưa phù hợp với bằng cấp, chức vụ. Đây cũng là yếu tố cho thấy việc khó khăn trong chi trả phụ cấp, bồi dưỡng, hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên trong quá trình triển khai các hoạt động, phần nào làm hạn chế sự phấn đấu, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý hoạt động tại Trung tâm. Bên cạnh đó, yếu tố về cơ sở vật chất – hạ tầng cũng là tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại Trung tâm. Thực tế cơ sở vật chất - hạ tầng tại Trung tâm được đưa vào sử dụng đã hơn 06 năm, Hệ thống cơ sở hạ tầng dần xuống cấp, nguồn kinh phí hạn chế nên việc nâng cấp, sửa chữa các hạng mục còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới không thể đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn, các hoạt động dịch vụ xã hội hóa. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 6 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có 16 người (chiếm tỉ lệ 32%) trả lời “cơ sở vật chất không đảm bảo”. Đây là tỉ lệ tương đối cao trong số các tác động ảnh hưởng đến công việc của cán bộ viên chức và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của Trung tâm.

          Đội ngũ cán bộ viên chức tại Trung tâm HĐTT’N luôn trong tình trạng thiếu khi phải tập trung vào những hoạt động, sự kiện lớn. Dù rằng, hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao và nhu cầu tổ chức các hoạt động, Ban Giám đốc Trung tâm phải mời thêm lực lượng cộng tác viên tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm, nhưng vẫn không đảm bảo so với khối lượng công việc thực tế tại Trung tâm. Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận, với câu hỏi số 7 “Những tác động ảnh hưởng đến công việc mà Anh (chị) đang phụ trách?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì có, có 25 ý kiến, chiếm tỉ lệ 50% cán bộ, viên chức tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn Ninh Thuận cho rằng thiếu nguồn nhân lực. Với tỉ lệ cao phiếu chọn thiếu nguồn nhân lực, đã nói lên sự khó khăn trong công tác quản lý, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, nhân viên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm. Trong quá trình khảo sát thực tế và so sánh với lực lượng cán bộ nhân viên tại Trung tâm Văn hóa tỉnh là 35 người trong đó có 21 biên chế và Nhà Thiếu nhi tỉnh là 25 người với 18 biên chế.

          Không chỉ thiếu về nguồn nhân lực mà trình độ, năng lực cán bộ, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chưa được quan tâm dúng mức và không đạt chuẩn theo quy định của công chức, viên chức Nhà nước. Số cán bộ, viên chức, nhân viên có thời gian công tác lâu năm và có độ tuổi tương đối cao, mặc dù có kinh nghiệm và nắm bắt được công việc xuyên suốt, nhưng lại hạn chế về sự năng động, nhạy bén trong công việc đặc biệt là trong môi trường công tác thanh niên đòi hỏi phải có sự trẻ trung, năng động và tính mới trong việc. Số cán bộ, viên chức, nhân viên trẻ tuy được đào tạo tương đối căn bản nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trình độ lý luận thấp nên bản lĩnh chính trị, tư tưởng còn hạn chế đặc biệt là khi khối lượng công việc nhiều, áp lực, cùng với đó thu nhập thấp nên ít nhiều hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Cán bộ nhân viên nữ chiếm tỷ lệ cao đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cần đến sức khỏe, đặc biệt là công tác phong trào Đoàn, Hội.

Theo kết quả khảo sát của đề tài tại [PL số 4; bảng 4] phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại Trung tâm HĐTT’N và tỉnh Đoàn tỉnh Ninh Thuận, với câu hỏi số 3 “Công việc Anh (chị) đang làm hiện nay có phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo?”. Trong tổng số 50 người được hỏi trong đợt khảo sát thì chỉ có 07 người, chiếm tỉ lệ 14% trả lời phù hợp; 11 người, chiếm tỉ lệ 22% trả lời tương đối phù hợp và có tới 32 người, chiếm tỉ lệ 64% trả lời không phù hợp. Với tỉ lệ trên và qua kết quả phỏng vấn thực tế cho thấy đa số cán bộ, nhân viên được bố trí đảm nhiệm những công việc chưa đúng, không phù hợp với năng lực, sở trường của mình. Số lượng cán bộ được đào tạo có trình độ, đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn theo quy định chiếm số ít. Phần lớn cán bộ, nhân viên tại Trung tâm chưa đảm bảo đúng chuyên ngành theo yêu cầu hoặc không đảm bảo về chuyên ngành, thực hiện công việc trái với chuyên nghành được đào tạo.

Đánh giá thực trạng thông qua các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N để hiểu những điểm mạnh, yếu, những thuận lợi, ưu thế cần phát huy, những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, cần có định hướng phát triển và những chính sách đi kèm trong việc xây dựng một thiết chế văn hóa trong thanh thiếu niên.

 

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu, trình bày, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận, trong phần này tác giả so sánh với hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh làm rõ hơn thực trạng hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Nội dung tập trung vào những vấn đề sau:

Luận văn nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận về cơ sở vật chất – hạ tầng; cơ cấu tổ chức; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên; hoạt động dịch vụ và thu, chi tài chính; hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Qua nghiên cứu thực trạng, kết hợp phân tích đi sâu nghiên cứu về kết quả quản lý của Trung tâm Hoạt động thanh niên, thiếu niên tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến nay. Đồng thời, nghiên cứu về hiệu quả quản lý hoạt động, so sánh sự thống nhất và những điểm khác biệt trong công tác quản lý hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận với Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận để làm rõ hơn về thực trạng quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về thực trạng và kết quả đạt được, đánh giá khách quan về công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận những thành tựu và hạn chế. Qua đó, tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp phát huy và khắc phục.

Những nội dung nghiên cứu phân tích trên sẽ là cơ sở thực tiễn để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

 

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN TỈNH NINH THUẬN

3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng ta về văn hóa, con người Việt Nam

Chiến lược xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội được Đảng ta quan tâm và xem đây là mục tiêu, động lực quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội là một yêu cầu khách quan và là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xây dựng con người và phát triển văn hóa, xã hội.

 Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước về văn hóa trong đó tập trung “Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc… Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội...Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa”.

Xuất phát từ thực tiễn tại địa phương và những yêu cầu, mục tiêu chung của Đảng về văn hóa và con người Việt Nam định hướng đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định trọng tâm là “Xây dựng nền văn hóa, phát triển toàn diện và có nét đặc sắc riêng, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo, trí tuệ con người Ninh Thuận”. Đồng thời “Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở”.

Như vậy, Từ những quan điểm, mục tiêu của Đảng ta được cụ thể hóa bằng những văn kiện, nghị quyết cho thấy việc phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là chiến lược quan trọng trong suốt quá trình lịch sử xây dựng phát triển đất nước. Đây là mục tiêu chung, là trách nhiệm toàn xã hội và nghĩa vụ của mỗi công dân đặt dưới sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam sẽ góp phần tích cực cho tiến trình hội nhập toàn cầu, đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

3.1.2. Định hướng phát triển công tác quản lý Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận.

Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo đà cho những chuẩn mực, nhân cách mới của con người Việt Nam được định hình và phát triển. Để góp phần đưa nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Văn hóa và con người đi vào thực tế thì hệ thống các thiết chế văn hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nhấn mạnh việc “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa”. Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2009 đã định hướng và đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong đó nêu rõ việc hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng.

Dựa trên thực tế công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh và những quan điểm, định hướng, mục tiêu chung của Đảng về công tác thanh niên. Với những yêu cầu đặt ra ngày càng cao trong tình hình hiện nay. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khóa XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định “Tập trung việc xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015 -2020”. Trong đó trọng tâm là “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh”. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Ninh Thuận cũng ban hành chỉ thị số 58-CT/TU ngày 10/3/2017 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.

Để tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thanh niên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 kèm theo chương trình phát triển thanh niên Ninh Thuận giai đoạn 2012 -2020 và Kế hoạch số 1212/KH-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 về việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bên cạnh đó, giúp nâng cao hiệu quả việc triển khai các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2015 – 2017 đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh Đoàn Ninh Thuận và Công văn số 496/UBND-VX, ngày 02/02/2015 về việc đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động xã hội hóa tại Trung tâm HĐTT’N.

Nhằm định hướng phát triển Trung tâm HĐTT’N tỉnh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ tỉnh Đoàn ban hành Kế hoạch số 402 KH/TĐ, ngày 23/6/2015 về việc thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 – 2020”.  Nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận lúc này là phát huy vai trò trong việc tập hợp, thu hút thanh thiếu niên, chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh thiếu niên, sáng tạo ra những mô hình hoạt động mới, lạ phù hợp với lứa tuổi thanh niên, thiếu niên nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt lành mạnh, bổ ích và thiết thực của thanh niên, thiếu niên. Giúp các bạn trẻ có ý thức học tập, tự rèn luyện kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân, nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề và lập nghiệp. Để thực hiện tốt, Trung tâm cần tập trung xây dựng nâng cao hiệu quả công tác quản lý về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí và có cơ chế quản lý, chính sách phù hợp.

Với những quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa, về thanh niên qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng góp phần củng cố, xây dựng hoàn thiện công tác quản lý thiết chế văn hóa trong thanh niên. Cụ thể, là công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đạt chuẩn và hiện đại, tổ chức đa dạng các hoạt động, khai thác có hiệu quả công năng của Trung tâm HĐTT’N, thu hút ngày càng nhiều hơn các bạn trẻ vào sinh hoạt vui tươi, lành mạnh, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hóa, văn minh cho tuổi trẻ rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp, góp phần thực tế hóa mục tiêu xây dựng lớp thanh niên “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.

3.2. Một số giải pháp, đề xuất

Vận dụng lý thuyết quản lý tổ chức của Max Weber trong việc phân công, sắp xếp cán bộ đúng chuyên môn, năng lực trong bộ máy hoạt động, nội quy thủ tục quản lý, lựa chọn nhân sự vào các vị trí chuyên môn đi kèm với nó là chế độ đãi ngộ nhân viên. Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

3.2.1. Giải pháp về đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đề cập đến việc “Hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập”. Vì vậy, Trung tâm cần chủ động trong việc thực hiện chính sách xã hội hóa trong hoạt động. Đây được xem như giải pháp tối ưu khi nguồn kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Qua đó, tập trung thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào công tác thanh niên nói chung và hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận nói riêng, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo phát triển thế hệ trẻ. Tạo điều kiện cho công tác quản lý của Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên phát triển, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh thiếu niên. Đảm bảo được nguồn thu để chi trả lương và các chi phí khác là cần thiết, góp phần giảm gánh nặng cho Nhà nước trong việc cấp kinh phí chi thường xuyên hàng năm và nâng cao tinh thần chủ động, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

Cùng với chính sách xã hội hóa các hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của Tỉnh Đoàn trong định hướng, cụ thể hóa cơ chế, chính sách cho Trung tâm HĐTT’N. Trên cơ sở đó có cách quản lý phù hợp đối với các hoạt động xã hội hóa tại Trung tâm. Tiếp tục, tạo điều kiện, khuyến khích mời gọi các đơn vị, cá nhân doanh nghiệp vào đầu tư khai thác góp phần cho công tác quản lý hoạt động của Trung tâm thuận lợi, các hoạt động có điều kiện phát triển. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện tốt tất các nhiệm vụ cần phải tăng mức kinh phí ngân sách cấp hằng năm, vì hiện nay nguồn kinh phí từ ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 50% khối lượng công việc, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của Trung tâm.

Trung tâm HĐTT’N cần xây dựng cơ chế hỗ trợ tiền lương, công tác phí, có biện pháp đãi ngộ nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên tại Trung tâm nhất là những nhân viên hợp đồng. Góp phần khuyến khích, động viên, phát huy tối đa năng lực, hiệu quả công việc của từng cán bộ, nhân viên.

3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực con người đóng một vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định đến các nguồn lực khác, như Đảng ta khẳng định “Nguồn lực con người là quý báo nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt với nước ta, khi nguồn lực tài chính và vật chất còn chật hẹp. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm HĐTT’N. Cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh thiếu niên thời kỳ mới, xây dựng lộ trình, có cơ chế, chính sách phù hợp, phải có sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát và thay đổi nhận thức của các cấp trong việc sắp xếp, bố trí việc làm sao cho đúng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo được khối lượng công việc lớn, nhiều mảng, lĩnh vực. Bố trí cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ năng lực.

Trong tuyển dụng phải có tiêu chí cụ thể, đặt trình độ, chuyên môn nghiệp vụ lên hàng đầu và phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển cụ thể của đơn vị. Tránh trường hợp tuyển dụng, bố trí cán bộ tay ngang, không đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo. Cần có cán bộ nghiệp vụ về văn hóa, thanh vận. Tốt nhất là đội ngũ sinh viên được đào tạo bàn bản chính quy, sinh viên tốt nghiệp Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật của các Trường Đại học Văn hóa. Bên cạnh việc tuyển dụng cần phải xây dựng cơ chế, chính sách thu hút cũng như giữ được nhân tài. Hằng năm đánh giá xác định năng lực của từng cán bộ, nhân viên từ đó lên phương án bố trí sử dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển hợp lý.

Thường xuyên tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như các khóa đào tạo kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tập hợp thanh thiếu niên, kỹ năng tổ chức sự kiện. Giúp cho cán bộ, nhân viên bổ sung thêm những kiến thức cần thiết phục vụ tốt hơn cho chuyên môn của mình, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, bắt kịp sự biến động của đời sống văn hóa trong thanh thiếu niên. Đồng thời, tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh tại những đơn vị có mô hình hoạt động tương tự như Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi để cán bộ, nhân viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm có thêm những cách làm hay, làm mới cho công việc.

3.2.3. Giải pháp đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động

Muốn công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh có hiệu quả thiết thực, đi vào chiều sâu. Trung tâm phải căn cứ những chủ trương, chính sách của Ủy Ban nhân dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Ninh Thuận chủ động xây dựng chương trình hành động, nội dung hoạt động, đề ra phương án triển khai, lộ trình thực hiện chi tiết, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

 Thường xuyên tổ chức các đợt rà soát, đánh giá và dự báo nhu cầu, thị hiếu, mức độ thụ hưởng văn hóa của thanh niên, thiếu niên theo lứa tuổi, trình độ, đời sống, khu vực địa lí, từ đó phân loại từng nhóm đối tượng cụ thể, xây dựng mô hình hoạt động mới và có biện pháp tổ chức hoạt động cho phù hợp.. Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thanh niên, thiếu niên Ninh Thuận sẽ có điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, lượng thông tin lớn hơn làm thay đổi tư duy, nhận thức, thói quen của thanh niên, thiếu niên. Các nhu cầu về vui chơi giải trí của thanh niên, thiếu niên cũng từ đó ngày càng nâng cao. Vì vậy Trung tâm cần phải nghiên cứu những mô hình mới, lạ lôi cuốn, kích thích tính tò mò, sáng tạo, đam mê của thanh niên, thiếu niên nhưng phải phù hợp với điều kiện của đơn vị để đưa vào khai thác. Tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 -2022 đã xác định xu hướng 05 năm tới tỷ lệ nam thanh niên, thiếu niên cao hơn nữ thanh niên, thiếu niên và có chiều hướng tăng dần qua từng năm; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên ở khu vực nông thôn có chiều hướng giảm, ngược lại, tỷ lệ thanh niên, thiếu niên khu vực thành thị có chiều hướng tăng. Do vậy mà Trung tâm cũng cần xác định hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với những đối tượng khác nhau, về giới tính, việc làm, học tập, cũng như điều kiện sống của mỗi đối tượng thanh niên, thiếu niên. Tập trung triển khai các hoạt động mang tính chủ đạo, tạo ấn tượng mạnh trong toàn tỉnh nhằm thu hút, tập hợp thanh niên, thiếu niên tham gia.

Hằng năm, cần tổ chức đánh giá hiệu quả quản lý tại Trung tâm, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và có phương án điều chỉnh một cách hợp lý, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả quản lý tại Trung tâm. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng thiếu trách nhiệm, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên. Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy tốt vai trò, năng lực của từng cán bộ, nhân viên Trung tâm. Ban hành quy chế thi đua khen thưởng cụ thể để có hình thức khen thưởng động viên, khiển trách, kiểm điểm cán bộ, nhân viên nghiêm minh, rõ ràng tạo sự công bằng trong thực thi nhiệm vụ công tác.

Đổi mới các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng. Thường xuyên định hướng, lập kế hoạch cụ thể, thay đổi phương pháp mới sinh động trực quan hơn. Lồng ghép mở các lớp tập huấn kỹ năng cho thanh thiếu niên như quản trò, quản ca, tổ chức trò chơi, Morse, semaphore, múa dân vũ gắn với áp dụng kiến thức tập huấn vào trong các hoạt động kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội thông qua các chuyến dã ngoại, hành trình về nguồn. Đây là nhiệm vụ then chốt trong công tác Đoàn – Hội – Đội. Qua các lớp tập huấn, các hoạt động kỹ năng ngoại khóa phát hiện những cá nhân có năng khiếu, tài năng trong công tác Đoàn – Hội – Đội làm tiền đề và là hạt nhân thúc đẩy các hoạt động kỹ năng tại Trung tâm. Đồng thời, mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ. Tiếp tục mở rộng và phát triển các câu lạc bộ về ngành nghề, hướng nghiệp, về khoa học kỹ thuật, thể thao như: Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp, câu lạc bộ Thầy Thuốc trẻ, câu lạc bộ doanh nhân trẻ, câu lạc bộ Bóng rổ, câu lạc bộ Bóng bàn. Qua việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, tạo môi trường cho các thành viên có dịp học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo chia sẽ những đam mê. Thu hút thanh thiếu niên tham gia góp phần phục vụ cho đời sống xã hội.

Một trong những phương thức tập hợp thanh niên mang lại hiệu quả cao, đó chính là thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Vì vậy, Trung tâm cần định hướng và cụ thể hóa các nội dung để xây dựng tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ như: Hội thi, hội diễn, hành trình về nguồn và dành thời lượng xứng đáng cho việc tổ chức các hội thao, các giải truyền thống mở rộng hơn và phong phú hơn, áp dụng các trò chơi dân gian vào nội dung thi đấu, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên. Tích cực phát động đoàn viên, hội viên và thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động hưởng ứng Tháng Thanh niên, Chiến dịch hè, Chiến dịch tình nguyện mùa Đông, Xuân tình nguyện, các chương trình Liên hoan “Tiếng hát thanh niên”, chương trình “Học kỳ trong quân đội”, chương trình “Rèn luyện phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Thông qua đó nâng cao chất lượng hoạt động; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố tổ chức; khẳng định vị thế của tổ chức Đoàn đó là cách để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm.

Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Đây cũng là vấn đề luôn được quan tâm và thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia tìm hiểu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã đề cập "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". Vì vậy, Trung tâm HĐTT’N cần đa dạng hóa hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên, thiếu niên. Trong đó tập trung tổ chức tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp; thông qua việc tổ chức các hoạt động truyền thông, hội nghị quán triệt, hội thảo về vai trò, tầm quan trọng của học nghề và việc làm; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục, đào tạo, dạy nghề và việc làm cho thanh niên tại cộng đồng. Phải xây dựng trang thông tin điện tử Trung tâm HĐTT’N tuyên truyền về học nghề, lập nghiệp và tạo đường dẫn trực tiếp đến trang thông tin điện tử dịch vụ việc làm Ninh Thuận. Nhằm tạo điều kiện, định hướng để đoàn viên thanh thiếu niên được tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp việc làm, qua đó giúp đoàn viên thanh thiếu niên có nhu cầu về học nghề, tìm kiếm việc làm kịp thời.

Công tác tuyên truyền, giáo dục cần đổi mới, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với hình thức tuyên truyền phong phú mang tính trực quan sinh động, sân khấu hóa nội dung tuyên truyền tránh nhàm chán. Từ đó lôi cuốn đông đảo thanh niên, thiếu niên tham gia.

Việc nâng cao hiệu quả quản lý không chỉ là thu hút thanh niên, thiếu niên đến tham gia hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N một cách bị động, mà phải đưa hoạt động, phong trào đến với thanh niên, thiếu niên. Do vậy, Trung tâm cần tăng cường tổ chức nhiều hoạt động lưu động về các địa phương, đặc biệt là những địa phương xa Trung tâm như: Chương trình dạy hè cho các em vùng sâu, vùng xa; chương trìnhBữa cơm gia đình – Sưởi ấm lòng mẹ” tại nhà các Mẹ Việt Nam Anh hùng; chương trình về nguồn “Xuân Chiến khu” tại các địa chỉ Đỏ; chương trình “văn nghệ lưu động”, Hội thao thanh niên khỏe, Chương trình học kỳ trong quân đội, Chương trình tình nguyện mùa động. Qua các hoạt động đề cao vai trò, trách nhiệm đối với cán bộ, nhân viên Trung tâm HĐTT’N với người dân mà đặc biệt tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên, thiếu niên các địa bàn dân cư, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa, duy trì và phát triền mạnh mẽ phong trào trong thanh niên, thiếu niên địa bàn dân cư.

Xây dựng trang thông tin điện tử của Trung tâm và đẩy mạnh việc phối hợp với các kênh thông tin, truyền thông như Báo, Đài trong việc giới thiệu hình ảnh của Trung tâm, tạo sức lan tỏa, thu hút thanh niên, thiếu niên biết và đến với các hoạt động của Trung tâm.

3.2.4. Giải pháp tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý

Ngoài các nhiệm vụ chính trị do Tỉnh Đoàn giao, đơn vị cần tăng cường liên kết, phối hợp với các tổ chức, Ban, Ngành, Đoàn thể chính trị tỉnh trong việc tồ chức hoạt động tại Trung tâm HĐTT’N đúng theo quy định và có sự phân công phối hợp cụ thể giữa các bên trong việc phân bổ nhân lực, vật lực. Góp phần đa dạng các hoạt động tại Trung tâm. Đồng thời, kinh phí tổ chức cũng được san sẽ, tiết kiệm được nguồn kinh phí của Trung tâm mà vẫn hoàn thành được các nhiệm vụ. Qua thực tế, việc liên kết, phối hợp với các đơn vị cũng đã được Trung tâm triển khai nhưng chưa thật sự thường xuyên và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cần phát huy tốt công tác này.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, hợp tác với Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi trên địa bàn tỉnh và các Trung tâm HĐTT’N ngoài tỉnh trong việc tổ chức hoạt động. Qua đó, học được nhiều cách làm hay, có những so sánh thực tiễn rút ra kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức hoạt động, áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động tại Trung tâm được tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, trình bày và phân tích những nội dung sau:

Luận văn đã nghiên cứu, trình bày những nội dung trong các chủ trương, nghị quyết, chính sách với những quan điểm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về văn hóa, con người Việt Nam và công tác thanh niên. Những căn cứ pháp lý trong các Văn kiện, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh trong việc định hướng quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Phân tích từ thực tiễn xã hội và nhu cầu, thị hiếu của thanh niên, thiếu niên trong tình hình hiện nay. Làm cơ sở để tác giả đưa ra những vấn đề cần đổi mới trong quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh thuận.

Tác giả đưa ra bốn giải pháp lớn đó là: Tăng cường đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận; Đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động của Trung HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận; Tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý.

Qua những giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh thuận.

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Tác giả xin tổng hợp các vấn đề đã triển khai phân tích của Luận văn.

Trong Luận văn tác giả căn cứ và phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết thực tiễn làm cơ sở khoa học vận dụng cho công tác quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Trong giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, luận văn đã đưa ra các khái niệm thao tác về văn hóa, thiết chế văn hóa, quản lý và quản lý hoạt động văn hóa. Đi sâu nghiên cứu phân tích những yêu cầu đổi mới trong hoạt động công tác Đoàn, đặc biệt là vai trò của hệ thống các thiết chế văn hóa thanh niên trong quá trình đổi mới hoạt động công tác Đoàn. Đồng thời Luận văn cũng đã trình bày những quan điểm của Đảng trong công tác thanh niên. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ để tác giả tiếp tục nghiên cứu, trình bày, phân tích xuyên suốt đề tài.

Về nghiên cứu thực trạng và những vấn đề cần đổi mới. Từ cơ sở lý luận thực tiễn trên, tác giả đã nghiên cứu, trình bày, phân tích, đánh giá sâu về thực trạng quản lý hoạt động của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Kết hợp so sánh với hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh làm rõ hơn thực trạng quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đánh giá khách quan về công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận những thành tựu và hạn chế, tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa ra giải pháp phát huy và khắc phục

Luận văn đã trình bày những quan điểm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về văn hóa, con người Việt Nam và việc định hướng quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Từ đó phân tích và trình bày những vấn đề cần đổi mới trong quản lý Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận và đề xuất bốn giải pháp.

Đầu tiên là giải pháp về đầu tư tài chính, đổi mới cơ chế, chính sách. Trong giải pháp này tác giả phân tích rõ vai trò quan trọng và được xem như giải pháp tối ưu trong giải quyết bài toàn về kinh phí. Qua đó, tập trung thu hút các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động của Trung tâm HĐTT’N, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội. Tạo điều kiện cho công tác quản lý của Trung tâm HĐTT’N trở nên hiệu quả.

Thứ hai là giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là giải pháp quyết định rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận. Hình thành nên hệ thống tổ chức nhân sự đảm bảo về số lượng và trình độ năng lực thực hiện được khối lượng công việc lớn, nhiều mảng, lĩnh vực của Trung tâm.

Thứ ba là giải pháp đổi mới phương thức tổ chức, các mô hình hoạt động. Trong giải pháp này góp phần đưa công tác quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh có hiệu quả thiết thực, đi vào chiều sâu đúng theo định hướng, chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Ninh Thuận.

Thứ tư là giải pháp tăng cường giao lưu, phối hợp, học tập, trao đổi nghiệp vụ quản lý. Đây là giải pháp làm tăng tính thực tiễn. Giúp Trung tâm có cái nhìn cụ thể hơn, học được nhiều cách làm hay, có những so sánh thực tiễn rút ra kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức hoạt động, áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động tại Trung tâm được tốt hơn.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận”, là vấn đề mới mang tính cấp thiết, đặc biệt là trong công tác thanh niên, thiếu niên hiện nay. Với những nghiên cứu bước đầu còn mang tính chủ quan, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý Thầy, Cô để hoàn thiện luận văn, làm căn cứ để tác giả tiếp tục quá trình nghiên cứu sâu hơn, góp phần làm cho đề tài có tính khả thi và khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao, nâng cao hiệu quả quản lý tại Trung tâm HĐTT’N tỉnh Ninh Thuận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002), Đại cương công tác Nhà văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

2. Nguyễn Duy Bắc (2011), Định hướng và nguyên tắc hoạt động xã hội hóa văn hóa trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Quản lý văn hóa, thể thao, du lịch.

3. Tăng Thị Bình (2009), Nghị quyết của Trung ương Đảng với công tác Thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa & nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín BCH TƯ Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

5. Báo điện tử Nhân Dân, thứ 2, ngày 9/6/2014

6. Hoàng Sơn Cường, (1998) Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

7. Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch), (2010), Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở (2005 -2010), Nxb. Văn hóa – thông tin, Hà Nội

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

13. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Ninh Thuận (20176), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ VI, Ninh Thuận.

14. Phan Hồng Giang – Bùi Hoài Sơn (2012), Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia. Tr.21.

15. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị Văn hóa xã hội (2006), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội)

16. Học viện hành chính (2009), Giáo trình quản lý học đại cương, Nxb KH&KT, Hà Nội .

17. Học viện hành chính quốc gia (Nguyễn Thu Linh –chủ biên (2002), Quản lý nhà nước về văn hóa – giáo dục – y tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội).

18. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị Văn hóa xã hội, Nxb Lý luận chính trị

19. Đình Hy (chủ biên) 2016, Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa – Văn nghệ.

20. Hoàng Hòa “Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn”, tạp chí Tổ chức xây dựng Đoàn (số 35).

21. Nguyễn Hương Ly (2012), “Xây dựng môi trường văn hóa trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí văn hóa – nghệ thuật năm 2012.

22. Thái Mỹ Linh (2016), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các Trung tâm Văn hóa – thể thao cấp quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Văn hóa & nguồn lực số 5 năm 2016.

23. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, 3, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

24. Hoàng Bảo Nam (2017), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý văn hóa”, tạp chí quản lý nhà nước, số 252

25. Nguyễn Thị Anh Quyên  (2003), Hoạt động của cung thiếu nhi Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển, luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

26.Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Dương Thanh Tùng (2015), Đổi mới hoạt động Trung tâm văn hóa cấp tỉnh – nghiên cứu trường hợp Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

28. Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

29. Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2011 -2018.

30. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

31. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.

32. Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2014), Kỷ yếu hội thảo định hướng phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Ninh Thuận tháng 12 năm 2014.

33. Hồng Văn (2016), “Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ”, tạp chí Xây dựng Đảng, số 3-2016.

34. Hoàng Vinh, Tập bài giảng lý luận văn hóa, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.

35. Trần Quốc Vượng (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Trần Thị Mỹ Xuân (2015), Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, luận văn Thạc sĩ,

 

 

 

 
văn hóa học

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn