Luận văn cao học Ngô Thái Bảo
LỜI
CAM ĐOAN
Tôi xin
cam đoan luận văn Thạc sĩ “Nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các
nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh”,
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn
là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất
cả những tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.
Tác giả
Ngô Thanh Thái Bảo
LỜI CÁM
ƠN
Trong
suốt quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
của các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
và các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Mỹ Duyên, người giảng viên đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin
chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, Nhà văn hóa Thanh niên, các thành viên của
các nhóm nhạc đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu để hoàn
thành đề tài này.
Tuy
nhiên, điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa học
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được
hoàn thiện hơn.
Xin
trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Ngô Thanh Thái Bảo
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND :
Ủy ban nhân dân
VH&TT :
Văn hóa và Thông tin
VHTT&DL :
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VHVN :
Văn hóa văn nghệ
GDTM : Giáo dục thẩm mỹ
Nxb :
Nhà xuất bản
QLNN : Quản lý nhà nước
NTBD : Nghệ thuật biểu diễn
NVH TN : Nhà văn hóa Thanh niên
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CKCT :
Ca khúc chính trị
Tr. :
Trang
MỤC LỤC
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm liên quan đề tài
1.1.2. Đặc trưng, giá trị hoạt động nghệ thuật âm nhạc trong
đời sống xã hội
1.3.1. Sự hình thành và phát triển của
âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 1975 đến nay)
1.2.2. Sự hình thành và phát triển các nhóm ca tại
Thành phố Hồ Chí Minh
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CÁC NHÓM CA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1. Nguồn nhân
lực sáng tác, biểu diễn, công chúng tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Công tác tổ
chức tổ chức biểu diễn
2.2.4. Cấp phép
hoạt động biểu diễn
2.3.1. Những thành tựu đạt được
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG NGHỆ THUẬT CÁC NHÓM CA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Những định hướngnâng cao chất lượng hoạt động của nhóm ca ở Thành phố Hồ
Chí Minh
3.2.1. Giải pháp về vấn đề nhận thức
3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực
3.2.3. Giải pháp cho các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật
3.2.4. Giải pháp công tác quản lý nhà nước
3.3.2. Đối với các đơn vị công lập và ngoài công lập
3.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo thanh nhạc
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành
phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, ngoại giao lớn
của cả nước và được xem là nơi có đời sống văn hóa nghệ thuật sôi nổi nhất
trong toàn quốc. Sau hơn 30 năm đổi mới, lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật thành phố
đã có rất nhiều chuyển biến trong đó, âm nhạc vẫn được xem là một trong những
hoạt động nổi bật và nhiều năm gần đây đã trở thành thị trường phát triển nghệ
thuật lớn nhất nước.
Do
nhu cầu của xã hội nghệ thuật ca hát đã phát triển rất mạnh, thành phố Hồ Chí
Minh là nơi có nhiều các nhóm ca hoạt động nhất cả nước kể cả công lập và xã hội
hóa. Hầu hết các nhóm ca đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực nghệ thuật
cả về số lượng chương trình, tài chính, nhân sự và góp phần tích cực vào vai
trò đưa văn hóa tinh thần đến với người dân thành phố. Nhiều đơn vị công lập và
các nhóm ca có phạm vi hoạt động rộng khắp trong cả nước, một số đơn vị còn mở
rộng hoạt động ra quốc tế. Thị trường âm nhạc sôi nổi đã thúc đẩy sự xuất hiện
tài năng của các ca sĩ mới và hình thức biểu diễn bằng các nhóm ca cũng ngày
càng phát triển. Nhóm ca không chỉ xuất hiện trong các thiết chế văn hóa nghệ
thuật công lập nhà nước mà còn có mặt ngày càng nhiều ở thị trường tự do mà nhiều
người thường gọi đó là nhóm ca tự do. Chính sự sự ra đời và hoạt động của các
nhóm ca đã mang lại một hơi thở mới, một luồng sinh khí mới cho nền âm nhạc Việt
Nam.
Tuy
nhiên, hiện nay chất lượng hoạt động của các nhóm ca cả trong và ngoài công lập
vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Sự xuất hiện ngày càng nhiều số lượng các nhóm ca lại không tỉ lệ
thuận với chất lượng nghệ thuật của các tiết mục biểu diễn. Nhiều nhóm ca đã xuất
hiện tình trạng hát yếu, sử dụng công nghệ để hát nhép (trong những chương
trình không cho phép hát nhép), nhiều lỗi trong dàn dựng bè phối, trùng lắp
trong ý tưởng dàn dựng. Tình trạng bắt chước các nhóm ca nước ngoài, sao chép ý
tưởng của các nhóm ca nổi tiếng, trang phục biểu diễn không phù hợp với nội
dung tác phẩm, vi phạm thuần phong mỹ tục ngày càng nhiều. Nhiều chương trình
nghệ thuật chuyên nghiệp đã xuất hiện các nhóm ca với những ca sĩ chưa qua trường
lớp hay các khóa đào tạo về âm nhạc nên còn những hạn chế nhất định trong nhận thức và chất lượng biểu diễn nghệ thuật.
Việc
quản lý về Nghệ thuật biểu diễn nói chung và âm nhạc nói riêng hiện nay vẫn còn những tồn tại hạn chế gây khó
khăn cho công tác quản lý. Chính sự bất cập đó, đòi hỏi
các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc, các cơ sở đào tạo
thanh nhạc, các nhóm ca đang hoạt động biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh cần
phải tìm ra phương hướng và giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng để phát triển nhằm thu hút khán giả, đáp ứng
nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân,
theo kịp với xu thế phát triển của thời đại, vừa phù hợp với quan điểm chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc.
Trong thời đại công nghệ 4.0, đất nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với
thế giới, các công nghệ giải trí và các xu hướng nghệ thuật nhất là âm nhạc của
thế giới đang thâm nhập rất nhanh và mạnh vào nước ta. Trên thế giới hiện nay
đã có nhiều nhóm nhạc ra đời và thành công không chỉ về doanh thu, hay chất lượng
nghệ thuật mà còn trở thành một chiếc cầu nối hữu ích về văn hóa của các quốc
gia với thế giới. Để tạo nên một thị trường âm nhạc lành mạnh, hiện đại với sự
tham gia biểu diễn của các nhóm ca chuyên nghiệp cả trong nội dung biểu diễn,
chất lượng nghệ thuật lẫn hình thức biểu diễn vừa đáp ứng nhu cầu công chúng, vừa
góp phần phát huy giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới là một điều
cần thiết. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn của
cả nước, với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật phong phú, đa dạng, nơi có thị
trường giải trí rộng mở, năng động nhất là trong lĩnh vực âm nhạc vì vậy việc
góp phần định hướng nâng cao chất lượng để các nhóm ca phát triển ngày càng
chuyên nghiệp hơn, chính quy hơn là điều cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên và vì học viên may mắn là
ca sĩ đã có một thời gian vừa tham gia biểu diễn trong các nhóm ca, vừa biểu
diễn độc lập, đồng thời lại được học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Văn
Hóa Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù biết khả năng còn hạn chế nhưng với tình cảm
chân thành của mình, với tình yêu dành cho âm nhạc, học viên mong muốn được
đóng góp công sức nhỏ bé vào sự phát triển của các nhóm nhạc tại Thành phố, nên
đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các nhóm ca tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã
có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam
về quản lý văn hóa và hoạt động âm nhạc với các giáo trình, tài liệu tham khảo,
nhưng hiện chưa có công trình nào về nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca ở TP.HCM. Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã tiếp cận, tham khảo
và kế thừa một số tư liệu những công trình đi trước cả về lý thuyết và thực tiễn ứng dụng liên quan đến nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các
nhóm ca ở TP.HCM.
Nhóm công
trình nghiên cứu về quản lý và quản lý văn hóa
- Cuốn
“Quản lý nhà nước về Văn hóa – Giáo dục –
Y tế” (2006) của Học viện Hành chính quốc gia, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, cuốn
giáo trình này đã trình bày đặc điểm nội dung, vai trò về hoạt động quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của đời sống xã hội.
-
Cuốn “Quản lý học đại cương” (2008).
Của Học Viện hành chính Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, giáo trình này đề cập đến
khái niệm quản lý các yếu tố cấu thành quản lý và các dạng quản lý.
-
Cuốn“Quản lý văn hóa ở một số nước và bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn, Tạp chí Cộng sản, số 819 (1/2011): từ
kinh nghiệm quản lý văn hóa của các nước Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…tác giả
khẳng định quản lý văn hóa là một lĩnh vực rộng và phức tạp, vì vậy, kinh nghiệm
quản lý văn hóa ở các nước trên thế giới rất cần thiết và bổ ích. Tác giả đặt
ra vấn đề là từ những kinh nghiệm đó chúng ta cần nghiên cứu, lựa chọn những gì
phù hợp với thực tiễn đất nước nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách văn hóa trên
cở sở quan điểm, đường lối của Đảng và yêu cầu phát triển của nước nhà trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
-
Cuốn “Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến
trình đổi mới và hội nhập quốc tế” (2012) của tác giả Phạm Hồng Giang, Bùi
Hoài Sơn. Sách giới thiệu những quan điểm chung
về quản lý văn hóa trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội
nhập quốc tế; giới thiệu kinh nghiệm quản lý văn hóa của một số quốc gia trên
thế giới; sách tập trung đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ khi
bắt đầu tiến trình đổi mới (1986); đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý văn hóa trong tiến trình đổi mới và hội
nhập quốc tế.
-
Cuốn “Quản lý văn hóa trong bối cảnh kinh
tế thị trường” của tác giả Nguyễn Tri Nguyên, Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ
thuật – Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã đề cập tới những khuynh hướng phát
triển văn hóa trong sự chuyển đổi kinh tế, những đòi hỏi về quản lý văn hóa
trong kinh tế thị trường và đề xuất một số công cụ quản lý văn hóa.
- Cuốn “Giao
lưu văn hóa với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”
(1996) của tác giả Phạm Duy Đức. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến vấn
đề hội nhập văn hóa nghệ thuật của Việt Nam với các nền văn hóa nghệ thuật trên
thế giới, đồng thời chỉ ra các phương hướng, giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới.
-
Cuốn “Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật”
(2009), của nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh, Phan Văn Tú, Nguyễn Thanh Xuân
đã khái quát chung về nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật cần phải có những tiêu
chuẩn gì trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật hiện nay ở nước ta.
Nhóm công
trình nghiên cứu về âm nhạc và quản lý hoạt động âm nhạc tại Thành phồ Hồ Chí
Minh
- Cuốn “Văn học
nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp” (2006) được viết
bởi nhiều tác giả. Sách do Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, trong đó đáng chú ý có bài viết “Âm nhạc và thị trường” của nhạc sĩ Hữu
Trịnh (tr.169-179) đã nêu lên những tác động tiêu cực từ ảnh hưởng mặt trái của
thị trường đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền âm nhạc Thành phố Hồ Chí
Minh, nhất là việc xuất hiện những chiêu thức để lăng xê ca sĩ thành “ngôi sao
âm nhạc” không đủ tài, tâm. Tác giả cũng đã cho rằng những giải pháp về lực lượng
sáng tác, công chúng thưởng thức là một trong những giải pháp quan trọng để âm
nhạc phát triển lành mạnh hơn. Tác giả Đào Trọng Minh với bài viết “Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và
giải pháp” tác giả cho rằng trước thực trạng nền âm nhạc đang gặp nhiều khó
khăn, trên nền tảng những sự đóng góp và cống hiến của các lực lượng nghệ sĩ
qua các thời kỳ, nền âm nhạc Thành phố sẽ tiếp tục phát triển với điều kiện phải
thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó tác giả chú trọng nhóm giải pháp về:
đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo; lực lượng sáng tác (nhạc sĩ); xem xét
lại sự “tạp kỹ hóa” trong các chương trình biểu diễn âm nhạc; nâng tầm hoạt động
lý luận phê bình; thẩm định và cấp phép ca khúc…
- Cuốn “Thị hiếu
thẩm mỹ của giới trẻ” (2013) của tác giả Nguyễn Thị Hậu chủ biên có các bài
viết “Tìm hiểu thị hiếu âm nhạc của giới
trẻ” qua các diễn đàn Internet của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân; bài viết “Thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng thức âm nhạc của
thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả Nguyễn Hải
Nguyên; bài viết “Định hướng thị hiếu thẩm
mỹ cho thanh thiếu niên nhìn từ góc độ âm nhạc của giới trẻ hiện nay” của tác giả Lương Ngọc Thảo.
Các bài viết đã nêu lên những nội dung: khẳng định vai trò của âm nhạc với đời
sống văn hóa tinh thần của giới trẻ; đánh giá cao sự xuất hiện của các ca khúc
mới và các ca sĩ trẻ; cảnh báo thực trạng của sự xuất hiện ngày càng nhiều các
khúc và các ca sĩ, nhóm ca kém chất lượng; sự ảnh hưởng của Internet và các
nhóm nhạc quốc tế đối với giới trẻ, đồng thời đưa ra một vài giải pháp trong việc
định hướng nhu cầu thẩm mỹ về âm nhạc cho giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cho thanh thiếu niên cả nước nói
chung.
Bài viết “Quản lý thị trường âm nhạc trong xu thế hội nhập” (2017) của tác giả Phạm Phương Thùy, đây là bài viết được in trong kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu và giảng
dạy Việt Nam học lần 3 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả đã khái quát sự hình
thành thị trường âm nhạc tại Việt Nam, nêu lên thực trạng và đưa ra những giải
pháp về quản lý thị trường âm nhạc trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Tổng
quan về tình hình và định hướng đào tạo nhân lực góp phần xây dựng đời sống văn
học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” (2019) của tác giả Huỳnh Quốc Thắng
(phát triển từ ý tưởng bài viết Đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng đời sống
văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Văn hóa và Nguồn
lực số 13 (1)/2018 tr. 91-99).
Bài viết
đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay và định hướng phát triển do Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức” (tr. 311-325), năm (2020) của tác giả Phạm Phương Thùy đã nêu
và đánh giá thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Tác giả cho rằng con người là yếu tố quyết
định, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong định hướng mục tiêu và nhóm giải pháp, bên cạnh
các giải pháp chính, tác giả cũng đã đề cập đến việc đẩy mạnh Xã hội hóa công
tác đào tạo nguồn nhân lực, cũng như việc đầu tư xây dựng trường Đại học văn
hóa Thành phố Hồ Chí Minh thành một địa điểm quan trọng để thực hiện việc đào tạo
và cung cấp nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cho Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn mới.
- Bài viết
“Tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc trong ca khúc đương đại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải
pháp” (2019), của tác giả Nguyễn Cẩm Lệ (tr.255-266) đã nêu lên sự quan ngại
trước sự du nhập của những “trào lưu” âm nhạc phương Tây, Trung Quốc, Nhật, Đài
Loan, Hàn Quốc… đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hội nhập. Bên cạnh những quan ngại thì tác giả cũng đã nêu lên
những mặt tích cực trong việc sáng tác, biểu diễn các ca khúc sáng tác mang âm
hưởng truyền thống và các ca khúc về tinh thần yêu nước trong giai đoạn này. Là
một người trực tiếp làm công tác quản lý tại Sở văn hóa, thể thao Thành phố Hồ
Chí Minh nên những giải pháp mà tác giả nêu lên mang đậm chất thực tiễn, như:
giải pháp cho đối tượng hưởng thụ; giải pháp cho nghệ sĩ và người sáng tạo; giải
pháp cho Hội âm nhạc, giải pháp về quản lý.
- Bài viết“Sản
xuất chương trình ca múa nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0 hiện nay” (2019),
của Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội
thảo “Xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay và định hướng phát triển do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức”
(tr.182-201), đã cho rằng việc ứng dụng những công nghệ hiện đại đóng vai trò
quan trọng trong việc dàn dựng và biểu diễn các chương trình âm nhạc. Tuy
nhiên, hiện nay việc ứng dụng khoa học công nghệ này tại Thành phố Hồ Chí Minh
chưa mạnh, chưa xứng tầm với vai trò là Trung tâm văn hóa, nghệ thuật của cả nước,
có nhiều lý do trong đó hạn chế về tài chính, nguồn nhân lực được tác giả xem
trọng.
- Bài viết “Về thị trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (2019) của
tác giả Phạm Phương Thùy, “Tạp chí
Giáo dục Nghệ thuật - Số 30/2019”, tác giả đã nêu lên thực trạng những mặt mạnh
và yếu cũng như những đánh giá về thị trường âm nhạc tại Thành phố Hồ
Chí Minh thông
qua các tiêu chí: lực lượng sáng tác, biểu diễn, các đơn vị biểu diễn và công
chúng và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng.
- Bài viết “Xu hướng công nghệ hóa âm nhạc tại
Thành phố Hồ Chí Minh” (2019), của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Xu hướng vận động của văn học,
nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và định hướng phát triển” do
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (tr. 202-221), tác giả cho rằng công nghệ
hóa âm nhạc là một xu hướng tất yếu trong việc phát triển nền âm nhạc của đất
nước, vừa bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc vừa nhanh chóng tiếp cận với thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều thuận lợi về văn hóa, con người, sẽ có nhiều cơ
hội để trở thành nơi khởi đầu cho một “nền âm nhạc công nghệ” của đất nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.
Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận liên
quan công tác quản lý văn hóa, quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật
biểu diễn đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động nghệ thuật đối với
các nhóm ca trong và ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục đích chính của đề tài là thông qua khảo sát,
nghiên cứu, tìm ra được những thành tựu, hạn chế trong hoạt động biểu diễn nghệ
thuật của các nhóm ca trong và ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM, đánh giá,
tìm ra được những nguyên nhân của thành tựu, nguyên nhân của hạn chế, vai trò của
quản lý văn hóa trong duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả phục vụ công
chúng yêu âm nhạc ở TP.HCM.
- Từ việc phân tích thực trạng, đánh giá và tìm
ra được những nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của
các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để
đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:
(i) Làm rõ hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài.
(2) Nghiên cứu thực trạng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
(3) Nhận định, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động biểu diễn
nghệ thuật của các nhóm ca công lập và ngoài công lập ở TP HCM. Trong đó tập
trung nghiên cứu 2 trường hợp cụ thể: Nhóm Sức sống trẻ và Nhóm Nhật Nguyệt có
địa chỉ đăng ký hoạt động biểu diễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát của đề tài là các nghệ sĩ hoạt động
trong các nhóm ca, những người có trách nhiệm quản lý nghệ sĩ và hoạt động của
họ ở các nhóm ca và một số khán giả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Không gian nghiên cứu: Các hoạt động biểu diễn của các nhóm ca tại địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn chỉ nghiên cứu về nội dung và phương thức quản
lý nhà nước về chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các nhóm ca hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp
có sự quản lý của các cơ quan chức năng quản lý văn hóa, trong đó tập trung vào
nghiên cứu các trường hợp cụ thể các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nhóm Nhật
Nguyệt và nhóm Sức Sống Trẻ. Trong đó nhóm Sức Sống trẻ là nhóm trực trục thuộc
Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh quản lý có địa chỉ đăng ký hoạt động
biểu diễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
-
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến nay. (Từ khi có nghị định số
79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn
thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày
15/3/2016 của Chính phủ). Và gần đây nhất được bổ sung Nghị định 144/NĐCP-
ND/2020.
Nghị
định này có tác động rất lớn đến việc tổ chức và quản lý các nhóm ca thuộc các
nhóm ca có đơn vị chủ quản và nhóm ca hoạt động tự do.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1.
Câu hỏi nghiên cứu
-
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca hiện
nay ở Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
-
Thực trạng hoạt động của các nhóm ca. Những khó khăn cản trở sự phát triển
của các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
-
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí
Minh cần có những định hướng và giải pháp nào?
5.2.
Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động của các nhóm ca ở Tp.HCM trong những năm qua
phát triển mạnh. Dưới sự chỉ đạo, quản lý của các ngành các cấp, hoạt động của
các nhóm ca đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần
tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ trong thời đại công nghiệp 4.0, đưa những giá
trị nghệ thuật mới, các loại hình âm nhạc năng động đến với thế hệ trẻ.
Bên cạnh những thành tựu là cơ bản, hoạt động biểu diễn
nghệ thuật của các nhóm ca vẫn còn nhiều hạn chế, sự phát triển ồ ạt thiếu sự
kiểm soát của các cơ quan quản lý dẫn đến tình trạng chất lượng nghệ thuật, nội
dung biểu diễn chưa xứng tầm với một thành phố năng động, sáng tạo và luôn đi đầu
về sự đổi mới cả chất lượng lẫn nội dung biểu diễn
Từ thực trạng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca,
sau khi phân tích các nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, có thể tìm ra
những giải pháp, những đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của
các nhóm ca tại TP.HCM cả về chất lượng nghệ thuật và đúng định hướng về nội
dung biểu diễn.
6. Phương
pháp nghiên cứu
Để
thực hiện luận văn có kết quả, tác giả luận văn lựa chọn những phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
-
Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những tài liệu sưu tập được (hệ thống
văn bản và các số liệu), đề tài tiến hành phân tích đánh giá để làm sáng tỏ những
thành tựu, những hạn chế trong công tác quản lý, nhà nước ở lĩnh vực quản lý nâng
cao chất lượng hoạt động nghệ thuật các nhóm ca, và rút ra những nhận định khái
quát về thực trạng quản lý hoạt động nghệ thuật các nhóm ca từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
-
Phương pháp quan sát tham dự: Tác giả tham gia trực tiếp vào các chương trình
biểu diễn nghệ thuật âm nhạc có các nhóm ca tham gia biểu diễn để có những nhận
định, đánh giá, so sánh một cách khách quan từ đó đưa ra những góp ý giải pháp
nâng cao chất lượng chuyên môn các nhóm ca nói riêng, chất lượng hoạt động của
các chương trình biểu diễn ậm nhạc nói riêng của các nhóm ca
-
Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng được phỏng vấn là đại diện các cơ quan quản
lý nhà nước trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đạo diễn, các nhà quản lý tại
các đơn vị hoạt động nghệ thuật ca hát, các thành viên của các nhóm ca và khán
giả... để biết lịch sử ra đời, quá trình hoạt động của các nhóm ca trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh; để biết được nhu cầu và thị hiếu của khán giả đối với thể
loại âm nhạc, trang phục, hình thức dàn dựng, biểu diễn của các nhóm ca.
-
Ngoài ra tác giả còn vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học, nghệ
thuật học để biết được văn hóa, thị hiếu của từng đối tượng khán giả đối với việc
hình thành phong các biểu diễn và dòng nhạc của từng nhóm ca; nghệ thuật học các phương pháp về nghệ thuật học để giải
thích các khái niệm về nghệ thuật liên quan đến đề tài, để nhận biết và đánh
giá chất lượng nghệ thuật của các nhóm ca.
7. Đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa khoa học
Hệ
thống hóa được những vấn đề cơ bản của cơ sở lý luận quản lý nhà nước trong việc
quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động biểu
diễn của các nhóm ca; Các văn bản Luật, Chỉ thị, Nghị định, thông tư,
có liên quan đến biểu diễn nghệ thuật các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là vấn đề quan trọng, có thể đóng góp thêm một phần cho hệ thống khái niệm
quản lý về chất lượng và chất lượng hoạt động nghệ thuật.
- Ý nghĩa thực tiễn
Với
số liệu đã khảo sát, phân tích và đánh giá được sẽ cung cấp cái nhìn cả về thực
trạng cả mặt mạnh lẫn mặt yếu về quản lý, nâng cao hoạt động nghệ thuật các
nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động nghệ thuật các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật các nhóm ca trong cả nước.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài
phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương
1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của
đề tài
Trong
chương này tác giả nêu hệ thống các khái niệm liên quan mật thiết đến đề tài
như: Khái niệm quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về văn
hóa, Khái niệm chất lượng, Khái niệm hoạt động biểu diễn, Khái niệm nghệ thuật
biểu diễn, Khái niệm nghệ thuật âm nhạc, Khái niệm các nhóm ca, Khái niệm thị
trường, Khái niệm về hoạt động nghệ thuật, Khái niệm quản lý hoạt động nghệ thuật,
Khái niệm nhóm ca.
Bên
cạnh việc nêu rõ đặc trưng, vai trò của nghệ thuật âm nhạc trong đời sống xã hội
tác giả nêu đặc điểm văn hóa địa bàn nghiên cứu là thành phố
mang tên Bác. Xác định chủ thể và đối tượng quản lý nâng cao chất lượng hoạt động
nghệ thuật các nhóm ca.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca tại Thành phồ Hồ Chí Minh
Ở
chương này, học viên sẽ nêu khát quát về các nhóm ca tự thành lập và các nhóm
ca chịu sự quản lý của các công ty giải trí từ năm 2016 đến nay tại Thành phố Hồ
Chí Minh và thực trạng quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật các
nhóm ca. Nêu lên những mặt mạnh, mặt tích cực và những hạn chế còn tồn đọng
trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn các nhóm ca.
Xác định những yếu tố tác động đến quản lý việc nâng cao chất lượng hoạt động
nghệ thuật các nhóm ca, từ đó đánh giá công tác quản lý nhà nước về việc nâng
cao chất lượng hoạt động nghệ thuật các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh, những
kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng.
Chương
3: Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các
nhóm ca tại Thành phồ Hồ
Chí Minh
Trong chương này tác giả sẽ
nêu những định hướng về việc quản
lý nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chất lượng quản lý hoạt động nghệ thuật các nhóm ca và một số khuyến nghị đối với
công tác quản lý, nâng cao hoạt động hoạt động nghệ thuật các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.1.1. Các
khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm
quản lý nhà nước về văn hóa
Trên
cơ sở tiền đề về khái niệm “quản lý”, “quản lý nhà nước” và “văn hóa”
có thể hiểu quản lý nhà nước về văn hóa là định hướng, điều kiện, để tổ chức
điều hành của nhà nước, làm cho văn hóa phát triển theo hướng có ích cho con
người và giúp cho xã hội không ngừng đi lên.
Bản
chất của văn hóa là vươn tới chân, thiện, mỹ nhưng không phải dễ đạt được mục
tiêu đó, mà các chủ thể quản lý cần đưa ra những mục tiêu xác định một cách
nhanh chóng, tốt đẹp nhất.
Quản
lý văn hóa đa nghĩa không chỉ là quản lý nhà nước “theo chiều từ trên xuống”,
mà còn là sự tự quản của từng người, từng gia đình, tập thể... theo chuẩn mực
chung của Nhà nước “theo chiều từ dưới lên”.
Quản
lý nhà nước về văn hóa được thể hiện ở những khía cạnh sau (1) tạo ra công cụ,
phương tiện quản lý (pháp luật); (2) sử dụng những công cụ, phương tiện quản lý
trong thực tiễn; (3) kiểm tra, đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật và xử lý các
hành vi vi phạm.
Như
vậy từ đó có thể rút ra khái niệm: quản
lý nhà nước về văn hóa là hoạt động ban hành pháp luật, quá trình nhà nước sử dụng
pháp luật làm công cụ quản lý nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp lý trong lĩnh vực
văn hóa, hoạt động quản lý nhà nước thông qua các cơ quan quản lý nhà nước để đạt
được mục tiêu quản lý, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.
Khái niệm nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội, là hoạt động
tinh thần thực tiễn của con người, nhằm hướng đến cái đẹp ở trình độ cao, nó phục
vụ cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú và đa dạng. Nghệ thuật
là sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người, gắn liền tâm tư tình cảm của con
người và đáp ứng nhu cầu khát vọng của con người đạt tới Chân – Thiện – Mỹ.
Tác
giả Lê Ngọc Canh ông cho rằng: “Nghệ thuật biểu diễn bao hàm những loại hình
nghệ thuật có chung tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời gian
trình diễn với sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình
thành, phát triển văn hóa của các tộc
người, của xã hội trong mọi thời đại, thông qua các loại hình nghệ thuật biểu
diễn như ca, múa, nhạc, tuồng chèo, diễn xướng... Chúng chuyển động trong mọi
không gian, thời gian trình diễn khác nhau. Sự chuyển động trình diễn ấy do các
nghệ nhân, các nghệ sỹ thực hiện thông qua âm thanh, hình thể, điệu bộ, hình
dáng của cơ thể con người và cảm xúc, tâm hồn. Những nghệ nhân, nghệ sĩ ấy lại
tái tạo, bổ sung và hoàn thiện những bài bản đã có, đã tồn tại trong đời sống
văn hóa cộng đồng.” [17, tr 193 – 194].
Như
vậy, có thể hiểu nghệ thuật biểu diễn là hoạt động đưa chương trình, tiết mục,
vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên, thể hiện hình tượng
nghệ thuật, phản ánh cuộc sống. Nghệ thuật biểu diễn được thể hiện dưới dạng
các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, ca, múa, nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
tinh thần của nhân dân.
Khái niệm quản lý hoạt động nghệ
thuật biểu diễn
Quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm
đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả
thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có” (2). Quản lý nhà nước đối với
hoạt động biểu diễn nghệ thuật là tổng lực của nhà nước trong các phạm vi, nhằm
tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong những
nhiệm vụ, mục đích cụ thể.
Khái niệm về nhóm ca
nam/nữ
Nhóm
là một tập thể cùng tập hợp và làm việc vì một mục đích chung nào đo. Nhóm ca
nam, nữ hay (boy band, girl band) được hiểu là một nhóm các ca sĩ
(bao gồm các nam ca sĩ hoặc nữ ca sĩ), họ có chung một sở thích là biểu diễn một
loại nhạc, và theo một phong cách riêng để hướng tới khán giả chung của mình.
Trong phạm vi công trình này tác giả muốn tập trung hướng đến và nghiên cứu chủ
yếu là các nhóm ca nam/nữ có độ tuổi trẻ trung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, các nhóm ca này chủ yếu biểu diễn và mang đến cho công chúng những bản
tình ca trẻ trung, với tiết tấu nhanh, sôi động. Các thành viên trong nhóm ca
này chỉ biểu diễn bằng giọng hát mà không chơi (biểu diễn) nhạc
cụ trong
buổi thu âm hay trên sân khấu. Hiện nay có một vài quan điểm khác nhau về nhóm
ca và nhóm nhạc. Có người cho rằng nhóm ca có cả các thành viên biểu diễn nhạc
cụ, có người cho rằng nhóm ca chỉ là ca và biểu diễn vũ đạo (nếu có). Thường
thì chúng ta hay dùng chung cho tất cả các nhóm là “Nhóm nhạc”. Nhưng thực ra.
Các nhóm nhạc gồm các thành viên nam hoặc nữ và các thành viên trong nhóm đều
biết chơi và trình diễn một loại nhạc cụ trên sân khấu trực tiếp hoặc quay
hình. Thường thì các nhóm này sẽ hát “live” (trực tiếp) và chơi nhạc cụ không
qua một kỹ thuật chỉnh sửa nào của phòng thu. Ở đây, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu về các nhóm ca không sử dụng nhạc cụ trực tiếp. Các nhóm ca trẻ hiện
nay bên cạnh việc biểu diễn thể hiện giọng hát thì còn được dàn dựng các động
tác vũ điệu đẹp mắt để làm hài lòng công chúng trẻ của mình.
1.1.2. Đặc trưng, giá trị hoạt động nghệ thuật
âm nhạc và các nhóm ca trong đời sống xã hội
Đặc trưng nghệ thuật âm nhạc
Âm
nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca hát. Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người mà
con người thì không phải lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loại nhạc
để hát trong lúc buồn. Vậy là âm không những xuất hiện khi người ta vui mà
còn có mặt khi người ta buồn. Âm nhạc lại trở thành một phương tiện nữa để con
người bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận, than phận, trách thân…Trong thời bình, âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi
đất nước, một mảng khác thì ca ngợi tình yêu trong sáng, ca ngợi quê hương tươi
đẹp. Một mảng khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, thở than cho
tình yêu đau khổ, thân thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng. Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống.
Ai lớn lên mà chẳng đã từng nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó
là âm nhạc tri thức, là phương triện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử
thiêng liêng, cô đọng. Ngoài ra, âm nhạc đặc trưng còn được sử dụng trong các
buổi lễ long trọng, trong lễ cưới, lễ tang. Muôn vẻ âm nhạc tồn tại và phát triển
trong cuộc sống đời thường.
Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng thể, từ
xóm thôn đến làng xã. Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhau lại để
cùng nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau
đạt hiệu quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí, những câu hò điệu hát
phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau,
khích lệ nhau vượt qua những khó khăn. Để gây tình đoàn kết, tiếng đàn tiếng
hát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân
tộc.
Âm
nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đại chúng ta đang sống, tâm hồn
chúng ta phong phú gấp bội thì nhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết bao nhiêu.“Âm
nhạc mọi nơi mọi lúc”: từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ khu phố đến thành thị,
đâu đâu cũng có thể nghe được những giai điệu vang lên. Âm
nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự
sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc
cũng có mặt.
Giá trị của âm nhạc
+ Giá trị
giáo dục: âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất
là mặt tâm tư tình cảm. Khi dỗ con ngủ, tiếng hát ru của mẹ (của chị) như ngọt
ngào trò chuyện, tâm tình, dạy bảo, gieo vào lòng trẻ thơ những hình ảnh thần
tiên kỳ diệu, những ước mơ trong sáng và cao đẹp, vun đắp tình người, tình mẹ
con và tình gia đình. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc
biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống
và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo
ra sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Điều đáng
nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức,
đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và
nghị lực cho con người trong cuộc sống, ngoài ra âm nhạc còn có tác dụng thức tỉnh
tình cảm của con người qua những cung bậc, thanh âm hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm
hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách
toàn vẹn.
+
Giá trị thẩm mỹ: Âm nhạc giúp con người, nhất là thời thơ ấu
đang phát triển, lớn lên về mọi mặt: văn, thể, mỹ, đức, trí… Các nghiên cứu
khoa học cho hay âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận
rút ra từ cuộc nghiên cứu do Bộ Giáo Dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng
25.000 trẻ em. Cuộc nghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là âm nhạc, đã
giúp các em có những tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý… Âm nhạc
làm phát sinh những tình cảm rất đặc biệt. Nó có thể làm cho ta uốn éo thân
hình theo điệu nhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc. Nghiên cứu mới nhất
của Anne Blood và các đồng nghiệp ở Viện thần kinh trường Đại học Mc Gill
(Montréal – Canada) khám phá ra rằng, những vùng trong não chịu sự tác động của
âm nhạc rất khác so với quá trình cảm xúc và nhận thức đã biết. Họ xác nhận sở
thích âm nhạc cũng có chỗ đứng trong não, bằng kỹ thuật chụp ảnh, người ta ghi
nhận những vùng chịu sự tác động của âm nhạc nằm phần lớn ở bán cầu não phải,
phần giầu cảm xúc nhất và chiếm một vị trí riêng biệt trong vùng dành cho sự thể
hiện các cảm xúc. “Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư
tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cảm xúc của con người. Nó làm
rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn. Chắp cánh cho sức tưởng tượng được
bay bổng. Giúp mọi người nhận thức, yêu đời và yêu cuộc sống hơn. Đem lại cho
con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế” [91].
1.2.1. Đặc điểm văn hóa của Thành
phố Hồ Chí Minh
Chính
việc vùng đất này đã từng là nơi nhiều cư dân khác nhau cư trú đã cho ta thấy từ
thuở ban đầu nó đã là vùng đất mở theo nghĩa dân cư và Vương Hồng Sển đã ghi
lại rằng “Prei Norko, Sài Gòn cổ của Cao Miên- trước năm 1680; Đề Ngạn, nơi tụ
tập của người Tàu từ năm 1778; Bến Nghé, nơi tụ tập của người Việt” [50,
tr.78]. Trải qua quá trình mở cõi, chinh phục và phát triển của nhà Nguyễn về
phương Nam sử sách có chép lại là có nhiều biến cố về chính trị và về xã hội
thì từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX thì Sài Gòn đã có những thay đổi tiến bộ
nhanh chóng. Theo đó “đến cuối thế kỷ XVIII thì Sài Gòn là vị trí đại đô hội
không đâu sánh bằng… Sài Gòn xưa là trung tâm thương mại lớn của xứ ta - không
đâu bằng… là trung tâm công nghiệp khá quan trọng… là nơi đầu tiên tiếp thu kỹ
thuật phương tây” [25, tr. 257 - 258, 260 - 261]. Sài Gòn ngay từ lúc mới
thành lập đã là mảnh đất đứng ở giao điểm các luồng văn minh. Đây là đặc điểm
đáng lưu ý mà không phải thành phố nào cũng có được. Nguyễn Duy Quí viết:“Khi
phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn là nơi hội tụ giữa các dòng văn hóa Bắc và
Nam, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Có cơ sở để giải
thích rằng, vị trí giao điểm các luồng văn hóa đã làm nên con người xứ này: cốt
cách hiên ngang, tinh thần nghĩa hiệp, tâm hồn quảng giao, nhân ái” [50,
tr.48]. Còn tác giả Sơn Nam thì đã nói về vùng đất này như sau: “vùng đất rộng
hình chữ V này với hai cạnh biển, gần đường xích đạo, nơi gặp gỡ của các luồng
văn minh Đông Nam Á” [18 - sdd, tr. 34].
Sài
Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh với văn hóa “mở” và “động” của mình
chính là mảnh đất để văn hóa các vùng miền cùng tồn tại và phát triển. Là nơi
ra đời của tờ báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, của truyện, tiểu thuyết viết
theo lối phương Tây “Tân nhạc, thơ mới trường học kiểu phương tây, Âu phục
…đều được phổ biến ở Sài Gòn trước tiên rồi mới lan đến các vùng miền còn lại.”
[18 - sđ, tr. 34]. Ngày nay ta vẫn có thể nhìn thấy những công trình kiến trúc
kiểu Pháp nằm xen lẫn với những kiến trúc của người Việt, Hoa, Khơ-me đồng thời
nhiều công trình còn mang dấu ấn của sự giao thoa văn hóa Pháp - Việt - Hoa....
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi có những tôn giáo riêng của Việt Nam
như Cao Đài, Hòa Hảo… nhưng đồng thời cũng là nơi mà đạo Phật, Công Giáo, Tin
Lành, Hồi Giáo… cũng tồn tại, phát triển.
Con
người Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Nam Bộ nói chung: bao dung,
bình dị, hào hiệp, thẳng thắn, năng động, trọng nghĩa khinh tài và luôn mở lòng
để tiếp cận cái mới. Nền văn hóa của Nam Bộ trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh
là một nền văn hóa “mở” và “động”. Là điều kiện thuận lợi để hình thành nên
trào lưu âm nhạc mới của Quốc tế, thị trường giải trí sôi nổi, đặc biệt đây là điều
kiện cần thiết để có thể du nhập các nhóm ca, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ…từ khắp
nơi trong nước và quốc tế cùng tham gia biểu diễn, giao lưu trong các chương
trình văn hóa nghệ thuật. Chính vì vậy thì trường âm nhạc nói chung và hoạt động
nhóm ca nói riêng hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh là sôi nổi nhất và để lại
nhiều dấu ấn trong lòng khán giả.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển hoạt động âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Từ lâu, âm nhạc đã được coi là một
phần không thể thiếu của một đất nước; như một tấm gương phản chiếu những nét
tính cách, phong tục, địa lý tiêu biểu nhất của một đất nước. Âm nhạc Việt Nam
giống như một dòng nhạc ổn định, với nhiều nhánh và nhiều thể loại âm nhạc khác
nhau. Tất cả những điều này đã tạo nên nhiều sắc thái khác nhau trong lịch sử
âm nhạc Việt Nam.
Với dòng
nhạc tiền chiến có tính lãng mạn tách rời đời sống. Thường không có không gian
hoặc thời gian cụ thể và nối tiếp là thời gian đất nước chia đôi 2 miền Nam – Bắc.
Tại miền Bắc. Nhạc cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 với sự
xuất hiện của nhiều nhạc sĩ mà sau này trở thành trụ cột của nền âm nhạc Việt
Nam hiện đại.
Sau khi Việt Nam thống nhất, nền âm nhạc Việt Nam nói
chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều thay đổi thăng trầm. Trong nước
các dòng “nhạc vàng” bị cấm hoàn toàn vì không phù hợp với chủ trương chính trị,
các ca sĩ được khuyến khích chuyển sang hát nhạc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ).
Nhiều ca sĩ và nhạc sĩ Việt Nam phải vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều
quốc gia khác, đồng thời nhiều bài hát tiền chiến và tình ca bị hạn chế lưu
hành. Chủ trương thành lập lực lượng thanh niên xung phong với việc tập trung lực
lượng đến các vùng kinh tế mới để phát triển kinh tế trong đó lực lượng Thanh
niên xung phong của Thành phố Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn trong giai đoạn
này. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
nổ ra cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giai đoạn này có nhiều đề tài
để sáng tác.
Đề
tài sáng tác chủ yếu trong giai đoạn này là:
-
Ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh có các bài hát tiêu biểu như: Viếng lăng Bác, Miền
Nam Nhớ mãi ơn người, Lời Bác dặn trước lúc ra đi...
-
Ca ngợi Đảng như: Đảng đã cho ta một mùa xuân...
-
Ca ngợi chiến công lẩy lừng của cuộc kháng chiến như: Dáng đứng Bến Tre, 40 thế
kỷ cùng ra trận, Tổ quốc yêu thương…
-
Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi: Quê hương (Nguyễn Văn Tý phổ
thơ Đổ Trung Quân), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho), Mùa xuân trên thành phố Hồ
Chí Minh (Xuân Hồng), Huyền Thoại Mẹ (Trịnh Công Sơn), Bài ca không quên (Phạm
Minh Tuấn), Thuyền và Biển (Phan Huỳnh Điểu), Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt
Hòa), Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến)...
-
Ca ngợi và phát động các phong trào lao động tập thể như Thanh Niên Xung Phong:
Đêm rừng Đắc Min, Em nông trường anh ra biên giới, Hồ núi Cốc, Trị An âm vang
mùa xuân, Tàu anh qua núi, Đêm thành phố đầy sao, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Mùa
xuân từ những giếng dầu...
Các
nhạc sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này là: Diệp Minh Tuyền, Trần Long Ẩn, Thế Hiển,
Nguyễn Nam, Nguyễn Văn Hiên, An Thuyên, Phó Đức Phương, Phong Nhã, Trần Tiến...
Đặc
biệt ca sĩ kiêm nhạc sĩ Trần Tiến chịu ảnh hưởng của phong trào du ca trước năm
1975 nên đã có nhiều sáng tác mới lạ thời bấy giờ nên được công chúng yêu nhạc
đón nhận với các ca khúc: Mặt trời bé con, Tuỳ hứng lý qua cầu, Tạm biệt chim
én...
Các
ca sĩ thành danh như: Cẩm Vân, Bảo Yến, Nhã Phương, Quang Lý, Tuấn Phong, Cao
Minh, Thế Hiển, Trần Tiến...
Thời
kỳ này phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, Hội âm nhạc Việt Nam
được thành lập và hằng năm đều tổ chức nhiều chuyến du khảo hội trại sáng tác
theo những chủ đề do nhà nước đặt hàng.
Các
trường âm nhạc, văn hoá nghệ thuật được quan tâm thành lập tuy nhiên chỉ mới dừng
lại ở quy mô dạy dòng nhạc thính phòng cổ điển và âm nhạc tuyên truyền.
Nhiều
văn nghệ sĩ có cơ hội giao lưu học tập tại Liên Xô (Nga) đã du nhập nhiều bản
nhạc Liên Xô được hát bằng tiếng Nga hoặc dịch ra lời Việt: Một triệu đoá hoa hồng
(Cẩm Vân trình bày), Chiều hải cảng, Đôi bờ, Cây thuỳ dương...
Sau
Đại hội Đảng lần VI đề ra chủ trương đổi mới, văn hoá nghệ thuật cũng được cởi
mở hơn. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) đã tổ chức các cuộc thi Tiếng
hát truyền hình tạo cơ hội cho nhiều ca sĩ trẻ thành danh như: Như Quỳnh, Như Hảo,
Thanh Thuý, Tạ Minh Tâm...
Trong
thời gian qua kể từ khi có Nghị định 79/2012/NĐ-CP đến nay Thành phố Hồ Chí
Minh không chỉ có những hoạt động kinh tế sôi nổi mà thị trường NTBD cũng sôi động
không kém. Có thể khẳng định đây là một thành phố đa văn hóa. Chính sự đa dạng
của văn hóa đã tạo nên sự sôi động và phong phú của đời sống văn hóa nghệ thuật
ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là lĩnh vực NTBD. Ngày 28-11-1981, Hội Âm nhạc
Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Qua 6 kỳ đại hội, đến nay hội đã có hơn
500 hội viên, trong đó có hơn 200 nhạc sĩ, nghệ sĩ là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt
Nam, từ bậc đàn anh ngoài 70 tuổi đến lớp trẻ dưới 30 tuổi cùng hoạt động trong
các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận, phê bình, nghiên cứu và đào tạo âm
nhạc đã
đánh dấu quá trình phát triển nghệ thuật âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Với
tinh thần đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sáng tạo, hội đã
dần trở thành “mái nhà chung” và thật sự là một tổ chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp. 30 năm qua, có đến hàng ngàn tác phẩm hay đã ra đời với nhiều thể
loại: thiếu nhi, hợp xướng, thanh nhạc, khí nhạc, giao hưởng, concerto, vũ kịch,
nhạc kịch, thanh xướng kịch, đặc biệt là những sáng tác viết về đề tài lịch sử,
chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, về công cuộc đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và thành phố. Đội ngũ các nghệ sĩ biểu diễn gồm các
thầy cô giảng dạy, đào tạo ngành biểu diễn, các ca sĩ, nghệ sĩ… cũng đóng góp
nhiều công sức làm sinh động, đa dạng sự phát triển của hoạt động ca nhạc tại
Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Đặc biệt, đội ngũ làm công tác lý luận, phê
bình âm nhạc tâm huyết vẫn đang nỗ lực góp phần định hướng thẩm mỹ cho hoạt động
âm nhạc trong suốt những năm qua.
Những
kết quả đạt được là thành quả của nhiều năm tháng miệt mài lao động nghệ thuật
của toàn thể hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh mà tiêu biểu là các nhạc
sĩ: Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Thương, Xuân Hồng, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp,
Nguyễn Văn Tý (đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh), Trần Kiết Tường, Tô Vũ,
Lưu Cầu, Phan Nhân, Tô Hải, Xuân Hòa, Quang Hải, Lư Nhất Vũ, Phạm Minh Tuấn, Ca
Lê Thuần, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quang Lục (được tặng Giải thưởng
Nhà nước)…
Bên
cạnh đó còn có rất nhiều hội viên được phong tặng các danh hiệu Nghệ sĩ nhân
dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cũng như nhận được Huân
chương Độc lập, Huân chương Lao động và được công nhận các học hàm, học vị như
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ.
Tại
miền nam nhiều bài hát từ các nước phương Tây được các ca sĩ trình bày lời ngoại
ngữ và lời việt: Tình cha (Phương Thảo)... Đặc biệt là phong trào hát nhạc Hoa
lời Việt với các ca sĩ: Minh Thuận, Tú Châu, Lam Trường, Đan Trường...
Nhạc
Tình Ca (còn gọi là nhạc sến do đa số viết theo điệu Bolero và có giai điệu buồn
với nội dung chủ yếu là mô tả tâm trạng thất tình) được tiếp tục phát triển với
các nhạc sĩ như: Vinh Sử, Hàng Châu... với các giọng ca: Đình Văn, Ngọc Sơn, Chế
Thanh, Thuỳ Dương...
Nhiều
Trung tâm băng nhạc được thành lập như: Bến Thành Audio, Sài Gòn Audio, Kim Lợi
Studio...
Vào
năm 1996 bắt nguồn từ giải thưởng âm nhạc “Làn sóng Xanh” do đài tiếng nói nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, người đoạt giải là ca sĩ Lam Trường với ca
khúc “Tình thôi xót xa” (nhạc sĩ Bảo Chấn sáng tác) khiến cho trào lưu nhạc trẻ
ra đời với hàng loạt ca khúc thành công sau đó như: Hà Nội mùa vắng những cơn
mưa, Bên em là biển rộng, Giọt sương trên mí mắt, Hôn môi xa, Tình em ngọn nến...
góp phần đưa hàng loạt ca sĩ trẻ nổi danh như: Mỹ Tâm, Đan Trường, Cẩm Ly, Mỹ
Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Quang Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn, Tuấn Hưng, Đàm
Vĩnh Hưng...
Nhạc
sĩ trẻ Hoài An đoạt giải thưởng từ cuộc thi sinh viên với bài hát “Tình thơ” với
phần hoà âm mới lạ hiện đại lúc bấy giờ đã làm thay đổi quan điểm âm nhạc Việt
Nam: phần nhạc dạo đầu bài hát và phần hoà âm và phối khí được chú trọng hơn so
với trước đây làm cho ca khúc Việt Nam trở nên hiện đại hơn, hay hơn.
Tại
Việt Nam cũng xuất hiện nhiều nhạc sĩ làm nhiệm vụ hoà âm phối khí như: Quốc
Trung, Mạnh Trinh, Đức Trí, Hoài Sa... Nghề mix nhạc (DJ) cũng xuất hiện.
Bên
cạnh đó dòng nhạc dân ca cũng phát triển mạnh mẽ: “Vọng cổ buồn”, “Đêm Gành Hào
nghe điệu Hoài Lang”, “Quê tôi mùa nước lũ”…
Vài
ca sĩ Việt Nam có hoài bão vươn ra thị trường âm nhạc thế giới và đã đạt được một
số thành công ban đầu: Mỹ Tâm được đài truyền hình ABC xếp hạng 6 trong số các
ca sĩ châu Á thành công nhất, Hồ Quỳnh Hương đoạt giải Liên hoan âm nhạc tại
Bình Nhưỡng.
Âm
nhạc Việt Nam dần dần trở nên phong phú và đa dạng hơn với nhiều phong cách.
Dòng nhạc khác nhau du nhập, kết hợp của các nền văn hóa châu Á, châu Âu, thậm
chí châu Mỹ và châu Phi. Qua việc gia tăng cộng tác của các nghệ sĩ trong nước
với các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Cùng với những nhạc sĩ người Việt
trên khắp Thế giới; những nhạc sĩ trong nước ra sức xây dựng sự phát triển của
nền âm nhạc Việt Nam ngày nay.
1.2.3 Sự hình thành và phát triển các nhóm ca
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian trước và sau năm 1975, tại Sài Gòn
ảnh hưởng văn hóa âm nhạc Mỹ, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của các nhóm nhạc
nổi tiếng thế giới Âu - Mỹ như các nhóm The Beatles (thập niên 60) như ca khúc…,
nhóm ABBA, nhóm Boney M. Modern Talking, The Carpenters (thập niên 70 – 80)
Chịu sự ảnh hưởng của các nhóm nhạc nổi tiếng thế giới,
giới trẻ Sài Gòn với sự du nhập các loại hình nhạc nhẹ, ban đầu họ dịch các ca
khúc ra tiếng Việt và hát những bản nhạc của các nhóm nhạc trẻ thế giới. Về
sau, nhiều nhạc sĩ đã sáng tác các ca khúc theo hình thức âm nhạc dành cho giới
trẻ, sử dụng các tiết tấu của các nhóm nhạc nước ngoài như disco, rumba, rock…
Sau
năm 1975 phong trào biểu diễn ca nhạc có phần rơi vào “im lặng” do chính sách
quản lý mới những ngày sau khi đất nước giải phóng, một phần cũng vì sau chiến
tranh nên nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật còn khó khăn. “Sau 30.4.1975 hoạt động của những ban
nhạc trẻ tạm lắng ít lâu rồi dần dần sống lại với sự thay đổi về hình thức và nội
dung. Các ban chơi trong phong trào văn nghệ quần chúng. Năm 1980 có khoảng 400
nhóm ở phường xã và gần 300 nhóm ở các xí nghiệp. Chúng ta gặp lại các ban The
Peanuts và rất nhiều bạn chơi guitar, organ, trống của các ban nhạc trẻ cũ đang
hoạt động trong các nhóm nhạc, với mục đích phục vụ hoàn toàn thay đổi” [81]. Bắt đầu từ 1979 phong trào những ca khúc
chính trị, nhóm ca khúc chính trị bắt đầu phát triển, tạo tiếng vang và bắt đầu
lan tỏa đến khắp cả nước. “Nhóm ca khúc chính trị (CKCT) là mô hình nhóm đàn -
hát phổ biến ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, như một ban nhạc biên chế nhỏ, có thể tự
sáng tác (ngày ấy gọi là “tự biên”) và tự trình bày (gọi là “tự diễn”). Nội
dung ca khúc là cổ vũ lối sống mới, hưởng ứng các phong trào thanh niên hoặc xã
hội, góp tiếng vào các phong trào đấu tranh chính trị ở các nước xã hội chủ
nghĩa. Phong trào ca khúc chính
trị của
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đi theo khuynh hướng nội dung các bài hát thể hiện
phải có chất thời sự, chính trị cùng ngợi ca tình yêu cuộc sống” [81]. Đã có các ca sĩ tham dự và đạt giải thưởng tại
các cuộc thi quốc tế như: Họa Mi, Kim Phương, Sỹ Thanh, Trần Văn Phú (TP.HCM)
được chọn tham dự Liên hoan ca khúc chính trị tại Alma Ata (Liên Xô) và Mạnh Hà, Lê Dung, Vân Mai, Ngọc Thắng (Hà Nội)
tham gia Đại hội Liên hoan ca khúc chính trị của hơn 40 nước tổ chức tại Berlin (CHDC Đức) ngày 10.2.1979…Một số
nhóm ca chính thức được ra đời như: nhóm Rạng Đông được Nhà văn hóa Thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh thành lập theo yêu cầu tham gia Liên hoan ca khúc
chính trị tại Công hòa Dân chủ Đức (cũ) vào
tháng 9.1980. Nhóm gồm Cẩm Vân, Chí Hùng (organ của ban The Black Sun cũ, là
công nhân của Sở Quản lý phân phối điện), Hồng Danh, Sĩ Thanh, Bạch Lý, Thanh
Long (ban The Blue Jets)…Nhiều nhóm gắn liền với tên tuổi của một sân khấu (tụ
điểm sau này) như: Quốc Dũng là của sân khấu Kỳ Hòa (Quận10); còn các tụ điểm
126 (đường Cách Mạng Tháng Tám), Phú Thọ (đường Ba Tháng Hai) hay Tao Đàn, CLB
Lao động (tên cũ của Cung văn hóa Lao động TP.HCM)... là nơi biểu diễn của hàng
loạt nhóm ca khúc chính trị như Mây Trắng,
Cửu Long nữ, Sinco nam, Hy Vọng, Dây Leo Xanh, Sao Sáng, Rạng Đông, Mê Kông,
Bách Việt… Các hoạt động giai đoạn này đã góp phần hình thành nên tên tuổi của
các nhạc công nổi tiếng sau này như: Mạnh Tuấn, Huỳnh Hiệp, Lý Được, Thanh Long, Hùng Tao Đàn, Bảo Chấn, Bạch
Lý, Mỹ Linh, Huỳnh Háo, Cao Đức, Vũ Văn Tuyên, Trần Tài, Quốc Dũng, Tùng Châu,
Sỹ Đan... Hay “các ca sĩ ngày hôm nay vẫn còn nguyên danh tiếng hoặc nổi lên ở
giai đoạn thị trường hóa âm nhạc (1985 trở đi) đều có thời gắn bó với ca khúc chính
trị như: Cẩm Vân, Lệ Thu, Trang Thanh Lan, Lâm
Xuân, Bảo Yến, Nhã Phương, Kim Yến, Ngọc Yến, Hồng Vân, Ngọc Điệp, Trang Kim Yến,
Chung Tử Lưu, Nguyễn Hưng, Thái Châu…” [81].
Giai
đoạn từ cuối những năm 1990 đến giữa thập niên 2000, mô hình nhóm ca xuất hiện
và được ưa chuộng. Tạo thời điểm đó cùng lúc xuất hiện các nhóm ca nam/nữ trẻ tạo
nên một làn gió mới cho nền âm nhạc Việt Nam như: Mắt Ngọc, Mây Trắng, Nhật
Nguyệt, 1088, AC&M…đi kèm với các ca khúc dường như nằm long của các thế hệ
8X, 9X như: Ai Ai Ai (Mây Trắng), Yêu vì yêu (Mắt Ngọc), Đừng lừa dối (Nhật
Nguyệt), Tình 1088 (1088), Ngỡ đâu tình đã quên mình (AC&M)…là thanh xuân của
không ít khán giả. Những năm gần đây, trào lưu âm nhạc của phương Tây, đặc biệt
là nghệ thuật nói chung, âm nhạc Hàn Quốc nói riêng đã tràn ngập thị trường giải
trí của Việt Nam, từ đó tác động không nhỏ đối với sự ra đời, phát triển của
các nhóm ca tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy
đi cùng với những mặt sáng mà nền âm nhạc hiện đại đạt được, những mặt tối cũng
đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng ngày càng lan rộng. Nhạc giải trí dần thay
thế nhạc truyền thống, ca khúc quần chúng lấn át giao hưởng thính phòng. Nhạc cổ
truyền gần như không có điều kiện phát triển khi giới trẻ hoàn toàn bị cuốn
theo các dòng nhạc ngoại nhập như K-pop, US-UK,… Những tác động của internet
cũng như truyền hình ngày càng rõ nét với nhiều sân chơi, trò chơi âm nhạc khác
nhau như V-pop, Trò chơi âm nhạc, Việt Nam Idol, The Voice…
Tuy
nhiên, đó lại là điều kiện phát triển lý tưởng của ca nhạc đại chúng dành cho số
đông yêu thích chứ không phải những giá trị lâu đời của nhạc cổ truyền hay giao
hưởng thính phòng. Và khi đó thị hiếu của khán giả sẽ quyết định tất cả do đó
nhiều nhóm ca đã ra đời và có mặt hầu hết trong các chương trình Đại nhạc hội;
Chương trình văn hóa nghệ thuật theo các chủ đề sự kiện của các Đài truyền
hình, các Tỉnh/Thành, địa phương…
Những
năm gần đây, thị trường nhạc Việt không còn chuộng các nhóm ca. Đường đua Vpop
chủ yếu là dấu ấn thành - bại của cá nhân thay vì những mô hình hoạt động nhóm,
ban nhạc. Nhưng khoảng 20 năm trước, các nhóm ca lại có vị thế hoàn toàn khác
trên thị trường.
Từ
cuối thập niên 1990, không ít nhóm ca đã thành công như Quả Dưa Hấu hay Sài Gòn
Boys. Nhưng phải khi bước sang thập niên 2000, thời hoàng kim của các nhóm ca
nam/nữ mới hình thành.
Phong
cách đa dạng của các nhóm nam: Đầu tiên phải kể đến nhóm 1088 được
thành lập vào năm 2000. Nhóm 1088 đi theo mô hình hoạt động của những nhóm ca nam được yêu
thích ở châu Á thời kỳ đó, bao gồm năm thành viên Nhật Tinh Anh, Ưng Hoàng
Phúc, Điền Thái Toàn, Vân Quang Long và Nhất Thiên Bảo.
Khác
với một số nhóm ca ra đời vào cuối thập niên 1990, 1088 có công ty quản lý
chuyên nghiệp. Các thành viên sống chung một nhà và tập luyện một năm trước khi
ra mắt. Ngay khi xuất hiện, 1088 trở thành một trong những nhóm ca nam được yêu
thích nhất với ngoại hình điển trai, âm nhạc dễ nghe và sở hữu phong cách thời
trang riêng.
1088
như làn gió mới trên thị trường âm nhạc. Và dù chỉ hoạt động trong 2 năm, nhóm
đã sản xuất được 3 album, xuất hiện trên nhiều sân khấu lớn nhỏ và “bỏ túi”
không ít bản hit: Gửi tình theo gió, Mộng du, Mộng liêu
trai hay Tình 1088… 1088 tan rã vào năm 2002 vì hết hợp đồng với
công ty quản lý và các thành viên muốn hoạt động solo, để lại tiếc nuối cho
không ít người hâm mộ.
Cùng
thời với nhóm 1088 là nhóm MTV, ra mắt lần đầu tiên trong chương trình Xuân 2000
với 4 thành viên “gốc” là Anh Tuấn, Lê Minh, Phan Đinh Tùng và Hùng Vũ. MTV
theo đuổi pop rock và là hình ảnh những chàng trai sôi động, mạnh mẽ, tràn đầy
năng lượng.
Nhóm
có vài lần thay đổi nhân sự, tới tháng 10/2004 thì ổn định với 3 thành viên Lê
Minh, Anh Tuấn và Thiên Vương. Đến 7/2007, MTV tuyên bố giải tán nhóm, các
thành viên bắt đầu con đường solo. Sau khoảng hơn 7 năm hoạt động, MTV có hai
album thành công hơn cả là “Áo xanh”. Một số ca khúc được yêu thích như Sóng tình, Áo xanh,
Hát với chú ve con, Rock Sài Gòn…AC&M cũng là nhóm ca nam đình đám thời đó.
Nhóm thành lập vào năm 2001, góp phần vào sự đa dạng của thị trường nhóm ca.
Trong khi 1088 thuần pop, MTV thiên rock, AC&M mang đến sự mới lạ từ phong
cách acapella với lối hát không sử dụng nhạc đệm hoặc chỉ dùng bộ đệm rất đơn
sơ. AC&M bao gồm bốn thành viên: Nam Khánh, Thụy Vũ, Đình Bảo và Hoàng
Bách. Tất cả đều là sinh viên Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, do NSND Trần Hiếu
dẫn dắt.
Hình
ảnh thư sinh, lịch lãm của nhóm được nhiều người yêu thích. Một số bản hit là
ký ức đẹp đối với khán giả như "Yêu em dài lâu, Khát vọng, Chuyện chàng cô đơn, Hãy hát lên”… So với
các nhóm nhạc khác, AC&M hoạt động tương đối dài, với 8 năm liên tiếp, tan
rã vào năm 2009.
Thời
hoàng kim của nhóm ca nam còn có GMC. GMC “chào sân” vào năm năm 2003, đi theo
mô hình của 1088 và cũng có 5 thành viên, bao gồm: Lê Dũng, Anh Kiệt, Tuấn
Khang, Ưng Đại Vệ và Quốc Trung. Sau đó, hai thành viên rời nhóm, thay thế bằng
Hứa Vĩ Văn và Nhật Thăng. Nhóm hoạt động trong 2 năm, có hai ca khúc đáng nhớ
là Đêm trăng tình yêu và Rock xuân sang.
Sự
sôi động của các nhóm nữ
Ngoài
những nhóm nam, các nhóm nữ cũng góp phần vào sự sôi động của thị trường nhạc
Việt. Từ thập niên 1990, nhạc Việt đã xuất hiện nhiều nhóm nữ như Ba Con Mèo,
Tam ca Áo Trắng, Tam ca 3A, Mắt Ngọc, Con gái, Tik Tik Tak, Năm dòng kẻ...
Sang
thập niên 2000, một vài nhóm ca kể trên vẫn tiếp tục hoạt động và có sức ảnh hưởng
như Mắt Ngọc, Tik Tik Tak. Trong đó, Tik Tik Tak hoạt động từ năm 1998 đến năm
2003 với bốn thành viên Yến Dung, Hồng Thúy, Thùy Vân và Võ Thu Hà. Bản hit
đáng nhớ nhất của nhóm là Ngày xưa ơi, Mãi mong chờ.
Mắt
Ngọc cũng được thành lập vào năm 1998 và hoạt động sang thập niên 2000 với bốn
thành viên là Thanh Ngọc, Ngô Quỳnh Anh, Thúy Nga, Duy Uyên. Nhóm được yêu thích
với phong cách trẻ trung, sôi động với các bài hát như Vào đời, Nhớ ơn thầy
cô, Lời nhắn nhủ dễ thương...
Ngoài
ra, Mây Trắng cũng là một trong những nhóm ca nữ thành công và có sức ảnh hưởng
lớn đến thế hệ 8X, 9X. Nhóm được thành lập năm 2000, với 5 thành viên gồm: Ngọc
Châu, Thu Ngọc, Yến Trang, Anh Thúy, Thu Thủy. Sang năm 2001, khi Anh Thúy tách
nhóm, em gái Yến Trang là Yến Nhi thay thế. Năm 2003, Thu Thủy rời Mây Trắng để
tham gia nhóm H.A.T, nhóm còn bốn thành viên và hoạt động đến năm 2006.
Nhóm Mây Trắng có khoảng 5 năm hoàng kim, cùng thời điểm với sự hoàng
kim của mô hình nhóm ca. Mây Trắng có các hit như Áo dài ơi, Thầm mong anh
quay về bên em...
Hoạt
động cùng thời điểm với Mây Trắng còn có nhóm Năm Dòng Kẻ. Nhóm được giới thiệu
vào cuối năm 1999 và hoạt động sôi nổi trong thập niên 2000. Dù có nhiều lần
thay đổi thành viên, Năm Dòng Kẻ là nhóm ca nữ hoạt động bền bỉ suốt nhiều năm
ngay cả khi không ít nhóm ca khác đã tan rã.
Thập
niên 2000 cũng không thể không kể đến H.A.T. Nhóm ca nữ được thành lập vào năm
2004 với ba thành viên là Lương Bích Hữu, Phạm Quỳnh Anh và Thu Thủy. Nhóm do
ông bầu Quang Huy dìu dắt và nhanh chóng nổi tiếng với loạt hit như Sắc
màu tình yêu, Yêu làm chi, Taxi…
Bên
cạnh đó, H.A.T còn được biết đến qua các ca khúc kết hợp ăn ý với Ưng Hoàng
Phúc như Anh không muốn bất công với em, Làm sao để tốt cho cả hai, Nỗi sầu
đêm vắng, Lời hứa cho tình yêu…
Tuy
nhiên, chỉ sau một năm, Thu Thủy rời khỏi nhóm để phát triển sự nghiệp riêng.
Thay thế cho Thu Thủy là Ngô Quỳnh Anh - cựu thành viên nhóm Mắt Ngọc. Với đội
hình này nhóm hoạt động thêm 6 tháng và tan rã vào năm 2006, các thành viên
chuyển sang phát triển sự nghiệp riêng.
Thời
điểm đó, nhóm ca là xu thế của toàn thế giới, chứ không chỉ Việt Nam. Các nhóm
ca hoạt động thuận lợi và rất đắt show.
Thời
hoàng kim của nhóm ca kéo dài từ cuối những năm 1990 đến giữa thập niên 2000.
Các nhóm ca đa phần hoạt động rực rỡ, êm đẹp trong khoảng 2-5 năm, sau đó thay
đổi nhân sự rồi đi đến tan rã. Sau nhiều năm, một số nhóm quyết định tái hợp,
thực hiện sản phẩm âm nhạc chung nhưng không thể tạo dấu ấn trên thị trường nên
khó đi tiếp. Tuy vậy, trong ký ức của nhiều người yêu nhạc, những cái tên như
1088, MTV, AC&M hay H.A.T vẫn là thanh xuân âm nhạc đẹp đẽ của một thời.
Cũng
trong khoảng thời gian đó phải kể đến hai nhóm ca đã và đang phát triển song song cho tới thời gian này vẫn
còn hoạt động rất đắt show. Đó là nhóm ca Sức Sống Trẻ và nhóm Nhật Nguyệt.
Tiểu kết
chương 1
Nhìn
lại những thành tựu, những bước thăng trầm của nền âm nhạc Việt Nam qua hơn một
thế kỷ, đồng thời cũng nhìn rộng ra thế giới, có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu cho bước đi tiếp theo.
Âm
nhạc Việt Nam đã ra đời và lớn lên trong một thế kỷ cực kỳ sôi động với những
biến động chính trị - xã hội lớn chưa từng có trong lịch sử loài người, sự ra đời
của hàng loạt trào lưu âm nhạc cực kỳ đa dạng, sự phát triển nhanh của khoa học
– kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật sản xuất âm thanh; trong một xã hội đã từng chịu
đựng sự thống trị của ngoại bang trên toàn lãnh thổ hoặc từng phần lãnh thổ,
trãi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt để giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ
Quốc, với những hy sinh, mất mát to lớn, nhưng cùng với sự lớn lên của đất nước,
âm nhạc Việt Nam không ngừng đi lên và phát triển toàn diện, xứng đáng là một nền
âm nhạc vững vàng phong phú, hội nhập được vào dòng chảy của các quốc gia trong
khu vực và toàn thế giới.
Có những thành tựu, thế đứng đáng tự
hào đó, bởi vì âm nhạc Việt Nam có được sự dẫn dắt, vững vàng, nhất quán của
chính đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng Sản Việt Nam bằng những đường lối,
chính sách văn hóa - văn nghệ sáng suốt, bám sát hiện thực của đất nước và thời
đại, thể hiện ra ngay từ những năm đầu trứng nước của âm nhạc Việt Nam.
Âm
nhạc đã đóng vai trò quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa của nhân loại
nói chung và góp phần nâng cao, làm đa dạng các chương trình nghệ thuật tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Âm nhạc có những đặc trưng, vai trò, chức năng và thể loại
riêng phù hợp với các yêu cầu của các chương trình nghệ thuật ngày càng hiện đại
và đáp ứng nhu cầu giải trí của đông đảo quần chúng nhân dân nhưng vẫn tuân
theo định hướng phát triển của Đảng và nhà nước. Do đó, công tác quản lý, nâng
cao chất lượng hoạt động nghệ thuật âm nhạc của các nhóm ca nói riêng, nghệ thuật
biểu diễn nói chung cần nhận được sự quan tâm của các ban ngành trực thuộc. Tùy
theo từng giai đoạn, cơ quan quản lý các cấp đưa ra các văn bản qui phạm pháp
luật nhằm tạo hành lang pháp lý cụ thể giúp công tác quản lý, nâng cao chất lượng
nghệ thuật âm nhạc các nhóm ca đạt được những mục tiêu đã đề ra nhằm “Xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CÁC NHÓM CA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát sự hình thành và phát
triển các nhóm ca
Hiện
nay nghệ thuật âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển mạnh với sự ra đời của
nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp như: Nhà
văn hóa Thanh niên, Đoàn nghệ thuật Quân khu 7, Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố,
Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Vũ Kịch Thành
phố Hồ Chí Minh, Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh… Ngoài những Trung
tâm văn hóa công lập thì có lẽ khán giả Việt Nam
đã không còn quá xa lạ với mô hình các nhóm ca nam/nữ Việt Nam được đào tạo
theo hướng thần tượng Kpop (nhạc trẻ Hàn Quốc). Từ 365 band, VMusic, Nhật Nguyệt,
Mây Trắng, Mắt Ngọc, Sức Sống Trẻ, 1088. GMC, AC&M…
Trong
công trình này tác giả chọn Nhà văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Mình là một
đơn vị công lập, chủ quản của nhóm Sức Sống Trẻ có đơn vị chủ quản là Nhà văn
hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm Nhật Nguyệt là nhóm ca tự phát
nhưng hoạt động mạnh trong lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp trong một thời
gian dài, có vị trí nhất định trong lòng khán giả. Cả hai nhóm cũng đại diện
cho hai phong cách biểu diễn khác nhau, trong khi nhóm Sức Sống Trẻ chuyên về
dòng nhạc truyền thống, cách mạng thì nhóm Nhật Nguyệt lại chuyên về thể loại
nhạc trẻ, sôi động, hiện đại.
2.1.1. Nhóm ca
Sức Sống Trẻ
Nhóm ca Sức Sống Trẻ là một nhóm chuyên
về dòng nhạc truyền thống cách mạng. Nhóm do các giọng hát từng sinh hoạt trong
các CLB đội nhóm thuộc đơn vị chủ quản Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí
Minh hợp lại ra mắt cùng CLB Nắng Hồng vào ngày 7/7/2007.
Quá
trình hình thành và hoạt động:
+
Ngày thành lập:
7/7/2007, Nhóm gồm 15 thành viên. Trưởng
nhóm đầu tiên là anh Cổ Tấn Minh Quang. Các thành viên xuất thân là các
bạn sinh viên của đại học Giao thông vận tải và có đam mê đặc biệt với ca hát,
cùng chung một chí hướng từ đó họp nhau lại thành lập thành một câu lạc bộ nhóm
ca trong trường. Nhờ sự quen biết và giới thiệu của trưởng nhóm với các cán bộ
Đoàn của các quận huyện để kết nối với các chương trình cho nhóm đi phục vụ.
Sau đó, nhóm lọt vào mắt xanh của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm hoạt động
một thời gian thì được luân chuyển dưới sự quản lý của Nhà Văn Hóa Thanh Niên
Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó thống nhất lấy ngày 7/7/2007 là ngày thành lập
chính thức của nhóm.
Đến
năm 2009, trưởng nhóm Cổ Tấn Minh Quang rời nhóm và hoạt động theo con đường
riêng và giao lại vai trò trưởng nhóm cho anh Vũ Đức Mạnh quản lý cho đến hiện
nay. Nhóm hoạt động chính thức gồm 25 thành viên. Dòng nhạc chính mà nhóm biểu
diễn là dòng nhạc Cách mạng.
Đầu
năm 2020, trưởng nhóm muốn phát triển hoạt động của nhóm nhiều mới hơn nên đã chia các thành viên nhóm nhỏ
theo từng dòng nhạc. Mỗi nhóm nhỏ có thể từ 4 đến 5 thành viên. Có nhóm chỉ
toàn nam, có nhóm toàn nữ, có nhóm có cả nam và nữ. Và đi theo các dòng nhạc
như: Nhạc các mạng, nhạc trẻ, nhạc nhẹ.
Trong
quá trình hoạt động lúc mới thành lập, thù lao của các bạn thành viên nhóm được
chia đều theo từng chương trình các bạn tham gia. Vì tinh thần của nhóm diễn
lúc bấy giờ là để thỏa mãn đam mê. Chính vì vậy không có trích ra một khoản nhỏ
để làm quỹ nhóm. Cho đến năm 2009, khi anh Vũ Đức Mạnh lên làm trưởng nhóm thì
những hoạt động của nhóm cũng được anh cải thiện và điều chỉnh hoàn thiện hơn.
Hiện
tại, thù lao của các bạn nhận được từ các chương trình biểu diễn sẽ không được
nhận thù lao trực tiếp mà sẽ được trưởng nhóm giữ lại và phát sau mỗi tháng. Và
sẽ giữ lại một khoản nhỏ để lo các chi phí cho việc ra sản phẩm để giới thiệu
cho nhóm, lo cho các chi phí như: thăm bệnh, đám cưới, ma chay hoặc tổ chức các
buổi đi chơi để gắn kết tinh thần đồng đội của từng thành viên nhóm. Đồng thời,
các thành viên của nhóm được đầu tư về mặc trang phục, vũ đạo và thanh nhạc từ
nguồn quỹ mà các thành viên nhóm đã góp vào. Với mức thu nhập trong việc hoạt động
nhóm hiện nay cũng phần nào trang trãi được kinh tế của các bạn chứ không còn
là tham gia vì đam mê nữa.
Với
đa số thành viên là sinh viên các trường nhạc viện, đại học văn hóa..., không
đi theo xu hướng của thị trường nhạc Việt, nhóm Sức sống trẻ với niềm đam mê nhạc
cách mạng và các ca khúc tự hào quê hương đất nước, đã chọn cho mình hướng đi
riêng. Dù thầm lặng, dù không nhiều người biết đến, nhưng họ vẫn bền bỉ theo đuổi
đam mê. Năm 2017 để kỷ niệm một chặng đường thăng trầm đã qua, hơn 20 thành
viên trong nhóm đã quyết định tổ chức “Liveshow” kỷ niệm 10 năm thành lập.
Và
để tổ chức một “Liveshow” với một nhóm ca đi kèm là vô vàng khó khăn cả về kinh
phí lẫn con người. Nhưng với lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết, quyết tâm, đồng
lòng cùng nhau với nghề của các thành viên trẻ cộng với sự dẫn dắt, điều hành của
trưởng nhóm, sự động viên giúp đỡ của ban lãnh đạo Nhà văn hóa Thanh niên đơn vị
chủ quản đã giúp nhóm Sức Sống Trẻ mạnh dạn tổ chức “Liveshow” cho chính nhóm
mình. Chính vì thế kinh phí chương trình là sự chung tay đóng góp của các thành
viên cũ và các thành viên đang sinh hoạt, ngoài ra còn có sự giúp đỡ của những
người bạn, những mạnh thường quân đã gắn bó với nhóm trong 10 năm qua.
Ngoài
các ý tưởng trong chương trình của nhóm, bên cạnh những bài hát cách mạng, nhạc
thanh niên, tình yêu quê hương đất nước vốn là sở trường của nhóm, thì nhóm còn
ra mắt các ca khúc nhạc trẻ sổi động do các thành viên trình bày.
Đặc
biệt, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Minh Cường - cựu thành viên - đã viết
riêng một ca khúc mới độc quyền cho nhóm Sức sống trẻ. Các thành viên nữ trong
nhóm sẽ thể hiện ca khúc Như hoa mặt trời do Phượng My - thành
viên nhóm viết lời Việt từ ca khúc Toi jamais của tác giả người
Pháp Michel Mallory, với vũ đạo nóng bỏng tuyệt vời
Để
tạo được một “liveshow” thành công, nhóm đã bắt đầu chuẩn bị từ đầu năm 2017, từ
khâu làm nhạc, lên danh sách khách mời, tập vũ đạo, đầu tư rất kỹ về hình ảnh của
từng thành viên và nhóm.
Khách
mời cũng chính là những thanh viên cũ của nhóm Sức sống trẻ như nhạc sĩ Châu
Đăng Khoa, Mc Vinh Phú, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Minh Cường, giảng
viên thanh nhạc Thái Duy Đỉnh, và sự tham của ca sĩ Phương Anh Idol
- người vốn có nhiều gắn bó với các hoạt động của nhóm.
Tất
cả các khán giả tham dự “Liveshow” được nhận các phần quà hấp dẫn, thú vị, đồng
thời người chiến thắng trong chương trình bốc thăm trúng thưởng được nhận chuyến
du lịch miễn phí.
Đêm
liveshow đã chính thức diễn ra vào lúc 19h, 07/7/2017, tại NVH Thanh Niên Thành
phố Hồ Chí Minh
Các
chương trình nghệ thuật đã tham gia: Thắp sáng ước mơ, chương trình trao giải
của Trần Văn Ơn, các chương trình nghệ thuật của Thành đoàn và các công ty tổ
chức sự kiện tổ chức. Các chương
trình Chào mừng năm mới của các tỉnh: Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Các
sản phẩm đã phát hành: Liên khúc Làn sóng xanh, Thư Pháp, Tre Việt Nam, Vui như
Tết, liên khúc tình ca…
Với
lợi thế là nhóm có nhiều thành viên và có thể chia nhóm thể hiện phục vụ được
nhiều dòng nhạc, tuổi đời khá trẻ năng động và chịu khó học hỏi, tiếp thu những
điều mới nên nhóm Sức Sống Trẻ khá đắt show, từ các show phục vụ chính trị đến
các chương trình sự kiện, lễ hội và các show truyền hình của Thành phố và các tỉnh
thành. Hiện nay nhóm được chia làm 4 nhóm nhỏ: 2 nhóm chuyên về phong cách sôi
động, thị trường, 2 nhóm chuyên về nhạc chính thống. “Mỗi nhóm đều có trưởng nhóm riêng để phụ mình trong việc lên bài vở ý
tưởng và thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn các thành viên còn lại. Tất cả âm nhạc từ
thị trường cho đến truyền thống đều được làm mới lại cho phù hợp với thời đại,
thêm vào đó là vũ đạo trẻ trung, bắt mắt” [PL2, 4].
Cùng
với sự dẫn dắt của người dẫn đầu, trưởng nhóm là anh Cổ Tấn Minh Quang, anh Vũ
Đức Mạnh có nhiều năm kinh nghiệm, có mối quan hệ mật thiết với các công quan
ban ngành, các doanh nghiêp tư nhân đã giúp nhóm có nhiều cơ hội xuất hiện trước
mặt công chúng, nhiều show diễn hơn. Bên cạnh đó, Vũ Đức Mạnh cũng đã có một
phòng thu riêng để có thể hỗ trợ cho nhóm thực hiện các sản phẩm âm nhạc mới một
cách thuận lợi.
Năm
2022, dự kiến nhóm sẽ ra nhiều sản phẩm hơn với nhiều thể loại hơn, trau chuốt
về hình ảnh, trang phục hơn để “PR” cho nhóm nhằm đưa nhóm đến gần với khán giả
hơn. Và hy vọng tiếp nối thành công “liveshow” kỷ niệm 10 năm thành lập nhóm sẽ
có thêm “liveshow” 20 năm thành lập với quy mô hoành tráng và chuyên nghiệp
hơn. Và trong tương lai nhóm sẽ có thêm những thành viên là những gương mặt ưu
tú, nổi tiếng, phát triển hơn như hai cựu thành viên là nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường
và nhạc sĩ Châu Đăng Khoa.
2.1.3.
Nhóm Nhật Nguyệt
Nhật
Nguyệt không phải là cái tên mới trong làng nhạc Việt, nhóm có nhiều năm hoạt động
âm nhạc nhưng chưa tạo được tiếng vang lớn, ít xuất hiện trên truyền thông,
truyền hình. Khi mới thành lập, Nhật Nguyệt có bốn thành viên, trải qua một số
thay đổi nhóm đã ổn định với 3 thành viên: trưởng nhóm Minh Thảo, Khánh Dung và Mina Nguyễn. Đây là đội
hình Nhật Nguyệt hoạt động từ năm 2010 đến nay.
Quá
trình hình thành và hoạt động: Nhóm được thành
lập
từ năm 2002, nhóm Nhật Nguyệt gặp không ít khó khăn khi nhiều lần thay đổi
thành viên. Trải qua 20 năm, việc một nhóm nhạc có thể trụ được ở thị trường âm
nhạc có nhiều cạnh tranh, có lẽ là một điều không đơn giản.
Nhóm
nhạc Nhật Nguyệt thành lập ngày 01-9-2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh, 4 thành viên đầu tiên là: Minh
Thảo, Thoa Trần, Ngọc Thúy, Thu Phương. Nhật Nguyệt xếp hạng nổi tiếng thứ
91212 trên thế giới và thứ 109 trong danh sách Nhóm nhạc nổi tiếng.
Nhật
Nguyệt cũng từng xuất thân từ Câu lạc bộ nhóm ca trực thuộc đơn vị chủ quản là
Cung Văn hóa Lao động TP.HCM, từng đạt giải nhất Liên hoan nhóm ca và bạn trẻ do Cung văn hóa Lao động tổ chức, giải
Nhất tiếng hát phát thanh... Không chỉ thành công ở những cuộc thi, Nhật Nguyệt
trở nên gần gũi và để lại hình ảnh đẹp trong lòng khán giả khi xuất hiện trong
nhiều chương trình truyền hình của HTV, VTV, Cần Thơ, Bình Dương...
Trưởng
nhóm Minh Thảo tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM. Với các
thành viên chính: Mina Nguyễn từng là vũ công; Khánh Dung từ khi còn đi học đã
là gương mặt quen thuộc trong các phong trào văn nghệ học đường, sau khi tốt
nghiệp, Khánh Dung theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp, tham gia lớp đào
tạo ca sĩ “Ước mơ trong tầm tay” khóa đầu tiên của Nhà văn hóa Thanh Niên cùng
thời điểm Minh Hằng, Thanh Trúc...
Đến
năm 2011 nhóm một lần nữa thay đổi thành viên. Khánh Dung và Mina Nguyễn rời
nhóm. Trưởng nhóm vẫn là Minh Thảo; Ngọc Thúy và Hồng Nhung được kết nạp vào
nhóm…
Năm
2008 tham gia live show Dòng sông hò hẹn. Chương trình sẽ được truyền hình
trực tiếp trên kênh Đồng Nai 2 và 10 đài truyền hình khác như Đồng Tháp, Long
An, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Sóc Trăng...Năm 2009 tham gia quay hình chương trình Sống vui mỗi ngày được phát trên
kênh VTV3. Năm 2007 quay hình Thay lời muốn nói tại Nhà hát Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh và được phát sóng trực tiếp trên kênh
HTV9. Nhóm còn tham gia các sự kiện
của công ty Coca-cola, Bia Heniken, Tiger, Fetival biển Nha Trang, Fetival
Thành phố Ngàn hoa Đà Lạt; chương trình nghệ thuật Chào năm mới
ở các tỉnh như: Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Phan Thiết, Phú Quốc, Tiền
Giang, Vĩnh Long, An Giang Châu Đốc và các chương trình Lễ hội do Trung Tâm
ca nhạc nhẹ tổ chức, các Đại Lễ Vu Lan, Phật Đản…Tham gia các chương trình Lễ hội sự kiện cấp quốc gia như: Lễ hội Cà
phê Buôn Ma Thuột (các năm), Sự kiện Techdemo Gia Lai 2019…
Các
cô gái của nhóm Nhật Nguyệt không chỉ gây chú ý bằng giọng hát mà còn ở phong cách
quyến rũ, cá tính, vũ đạo đẹp mắt. Nhật Nguyệt từng được các bài viết trên báo
mệnh danh là “nhóm nhạc gợi cảm nhất Việt Nam” bởi phong cách ăn mặc gợi
cảm cùng vũ đạo bốc lửa, nóng bỏng. Các cô gái trong nhóm còn sở hữu những hình
xăm nhỏ xinh xắn. Vốn thân thuộc với khán giả tỉnh nên nhóm Nhật Nguyệt luôn được
bà con các vùng quê yêu mến, chào đón nồng nhiệt mỗi khi xuất hiện. Để duy trì
sức hút trong nhiều năm, Nhật Nguyệt hướng tới việc thay đổi hình ảnh cũng như
làm mới về âm nhạc mỗi khi xuất hiện để không gây nhàm chán cho khán giả. Nhật
Nguyệt từng thử sức với nhiều thể loại âm nhạc đa dạng như: dân ca, truyền thống
cách mạng, Pop, Remix, Ballad...
Để
đẩy mạnh các hoạt động cũng như quản bá hình ảnh, thương hiệu, nhóm Nhật Nguyệt
cũng khiến người hâm mộ chú ý khi tham gia diễn xuất trong bộ phim ngắn “Buông
súng”. Để có được Nhật
Nguyệt trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết, mỗi thành viên trong nhóm đều
không ngừng trau dồi, rèn luyện kỹ năng. Trưởng nhóm Minh Thảo cho biết “Nhóm Nhật Nguyệt hiểu rằng để tồn tại, phát
triển, duy trì ở Vpop đòi hỏi nghệ sĩ phải có sự đầu tư, làm mới. Vì vậy, bản
thân nhóm Nhật Nguyệt từ trước đến nay vẫn nỗ lực làm mới bản thân để được khán
giả yêu mến. Các thành viên nhóm luôn tâm niệm sẽ làm nghệ thuật thì phải luôn
trân trọng tất cả cơ hội nghề nghiệp đến mới mình. Các chương trình, show diễn
miễn là đàng hoàng, hát để phục vụ khán giả, bà con, người hâm mộ, Nhật Nguyệt
sẽ nhận và cháy hết mình trên sân khấu” [PL2, 5].
Bên
cạnh việc biểu diễn trên các sân khấu lớn, các chương trình nghệ thuật được dàn
dựng qui mô, hoành tráng thì nhóm còn tham gia biểu diễn trong các chương
trình, các đại nhạc hội, hội chợ để nhóm được đến gần với khán giả của mình.
Nhóm cũng có một khả năng linh hoạt để có thể phân bổ và sắp xếp thời gian để đảm
đương với tất cả các buổi diễn và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ một chương
trình nào dù lớn hay nhỏ. Và với tiêu chí là không bao giờ kén show nên Nhật
Nguyệt được biết đến như là nhóm có lượng show ổn định nhất hiện nay tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Về
quản lý tài chính sẽ nhóm trưởng chịu trách nhiệm và công khai với các thành
viên trong nhóm. Việc chia tiền công (thù lao) của mỗi thành viên sau mỗi buổi
diễn sẽ do nhóm trưởng chia cho các thành viên, và trong đó có trích lại một phần
nhỏ để tái đầu tư vào các chi phí như: trang phục, ra sản phẩm mới, mời biên đạo
bài nhảy mới…Việc chia tiền thù lao do trưởng nhóm và các nhóm viên tự thỏa thuận
miệng với nhau chứ không có hợp đồng ăn, chia cụ thể.
Với
lối suy nghĩ hiện đại, thoáng và chịu khó, Nhật Nguyệt luôn nhận được những lời
mời tham gia chương trình nghệ thuật ở các sân khấu lớn, chương trình lớn, xuất
hiện trên sóng truyền hình VTV, HTV, Vĩnh
Long,…. Với sự xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình và các chương trình sự
kiện lớn sẽ giúp nhóm mang đến một hình ảnh mới, phong cách đa dạng hơn với
khán giả.
Năm
2020 là một năm với những thay đổi và bức phá của Nhật Nguyệt. Từ hình ảnh và
phong cách âm nhạc cũng được Nhật Nguyệt đầu tư và chăm chút kỹ lưỡng hơn. Luôn
theo đuổi phong cách trẻ trung, nóng bỏng, năng động và không kém phần sang trọng.
Đầu năm 2020 Nhật Nguyệt đã ra mắt các sản phẩm thể loại nhạc Bolero phối theo
hướng sôi động hiện đại như: Duyên phận, Tình nghĩa đôi ta, Thói đời, Liên
khúc nhạc xuân 2020…
Có thể nói, nhìn bề dày kinh nghiệm, thành tích và thời gian hoạt động nghệ
thuật của nhóm Nhật Nguyệt thì 20 năm qua quả là sự kiên trì lao động nghệ thuật
không ngừng nghỉ. Sự gắn kết của các thành viên nhóm là điều rất quan trọng để
duy trì hình ảnh, lượng fan (người hâm mộ) trung thành. Và điều quan trọng hơn
hết là sự nhiệt thành, cách quản lý của trưởng nhóm Minh Thảo đã tạo được lòng
tin tưởng từ các thành viên, để có thể là một đầu tàu vững chắc dẫn dắt nhóm có
được những kết quả nhất định như ngày hôm nay.
2.2.
Hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.
Nguồn nhân lực sáng tác, biểu diễn, công chúng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Âm
nhạc sau một thời gian dài được sự kích thích của cơ chế thị trường đã bùng nổ
các sáng tác mới cả về mặt được và chưa được, và thị trường âm nhạc trở nên sôi
động với sự xuất hiện của hàng loạt nhạc sĩ trẻ, ca sĩ, nhóm nhạc, công ty biểu
diễn, tổ chức biểu diễn. Có thể nói lực lượng sáng tác (nhạc sĩ), biểu diễn (ca
sĩ) hiện nay đảm bảo tạo nên nguồn cung dồi dào cho thị trường âm nhạc ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Khoảng
vài năm trở lại đây, đời sống âm nhạc nước ta, nhất là các thành phố lớn đặc biệt
là Thành phố Hồ Chí Minh, đã có những bước phát triển mạnh mẽ, phong phú về nội
dung và đa dạng về thể loại. Việc giao lưu, hội nhập văn hóa với thế giới đã
mang lại cho người yêu nhạc nhiều món ăn tinh thần với bao màu sắc khác lạ,
tươi mới, trong đó có nhạc trẻ. Tuy nhiên, đời sống âm nhạc thời kỳ này đang có
nhiều tồn tại bất cập, ảnh hưởng nhất định đến “gu” thẩm mỹ của một bộ phận
chung, nhất là giới trẻ. Và cũng ảnh hưởng khá nhiều đến các ca sĩ, nhóm ca, lực
lượng sáng tác nhạc hiện nay. Dù số lượng ca sĩ, nhạc sĩ, nhóm ca ngày càng
đông nhưng chất lượng các sản phẩm thì còn nhiều bất cập.
-
Về sáng tác: Với một lực lượng sáng tác hùng hậu thuộc nhiều thế hệ, nhiều lứa
tuổi, hầu hết có tay nghề vững vàng, luôn gắn bó với cuộc sống, gắn bó với nghề
nghiệp mà mình đang theo đuổi, vẫn đang miệt mài sáng tạo không ngừng. Từ khi
có Nghị Quyết Trung Ương 5 Khóa VIII (năm 1998) và đặc biệt là có sự hỗ trợ đầu
tư sáng tạo của Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành phố, của Liên Hiệp Các Hội
Văn học
Nghệ thuật
Trung ương, đã đem lại một luồn sinh khí mới cho các nhạc sĩ và nhiều tác phẩm
có giá trị thật sự đã ra đời, với ước ao là được đem đến cho công chúng những
giai điệu và tiết tấu mới từ cuộc sống sinh động, muôn màu, muôn vẻ, đang diễn
ra chung quanh ta hôm nay, góp phần đắc lực xây dựng nền tảng tinh thần cho xã
hội.
Nhưng
bên cạnh đó, cũng có một thực trạng rất đáng buồn là khâu phổ biến, quảng bá những
tác phẩm chuyên nghiệp thuộc nhiều thể loại bị ngưng trệ, đình đốn. Tình trạng
“phô trương, địa phương, cục bộ” là những lực cản quá lớn đối với “đầu ra” cho
dòng âm nhạc chính thống, chủ lưu của Thành phố, ngoại trừ các loại ca khúc chỉ
thiên về giải trí một chiều. Nếu nói văn học, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật
âm nhạc nói riêng là những kênh giao tiếp quan trọng và đắc lực của xã hội, giữa
con người với con người, giữa Đảng và chính quyền với nhân dân; là những phương
tiện hữu hiệu nhất để giáo dục nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn con người, thì
những phương tiện này, những kênh giao tiếp này đang bị nghẽn mạch khá trầm trọng.
Tuy
phải thường xuyên đối mặt với thực trạng ảm đạm về mặt trái của cơ chế thị trường
như vậy, nhưng các nhạc sĩ từ lão thành đến các nhạc sĩ trẻ mới trưởng thành
sau này cũng luôn hăng say sáng tác. Đối với các nhạc sĩ lão thành, đề tài về
chiến tranh cách mạng, về Đảng, về Bác Hồ... vẫn là những đề tài luôn còn đang
sống động trước mắt họ. Đối với các nhạc sĩ thuộc lớp trẻ thì luôn gắn bó với
các đề tài về xây dựng quê hương, đất nước, về tình yêu đôi lứa trong cuộc sống
mới hôm nay. Nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, lứa tuổi nào thì đề tài về Thành
phố mang tên Bác vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút họ. Chỉ rất tiếc một điều là việc
quảng bá, in ấn, thu băng đĩa, xuất bản... còn gặp nhiều trở ngại, chướng ngại
nên nhiều tác phẩm tốt chưa đến được với công chúng. Từ đó, tính chiến đấu,
tính chủ động vượt qua mọi trở ngại vững tin vào con đường sáng tác mà mình đã
chọn của một số nhạc sĩ cũng có phần giảm sút. Chất lượng nghệ thuật và tính tư
tưởng có hàm lượng về cuộc sống mới, về sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời kỳ
hội nhập chưa cao. Tâm tư, tình cảm và tâm trạng của văn nghệ sĩ nói chung, các
nhạc sĩ nói riêng về cuộc sống vật chất và tinh thần chưa được ổn định. Về đường
lối văn nghệ, Đảng nói thì rất đúng đắn, rất khoa học trong các Nghị quyết,
nhưng các cơ quan quản lý nhà nước thì chưa thể chế hóa, chưa triển khai, thực
hiện được bao nhiêu. Công tác thi đua, khen thưởng, các chế độ, chính sách đối với
nghệ sĩ, nhạc sĩ có công còn lắm nhiêu khê, phiền toái.
Trong
khi đó dòng nhạc trẻ cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, ngoài những thành công là
tiếp cận được đại chúng khán giả thì việc một số nhạc sĩ trẻ sáng tác nhanh, hời
hợt, ca từ thiếu thẩm mỹ, thô lỗ thậm chí còn đưa cả những nội dung bị cấm như
thuốc lá, bia rượu, vi phạm luật giao thông…vào trong các sản phẩm âm nhạc. Và
cũng có thể thấy việc các nhạc sĩ trẻ sáng tác chủ yếu cho các ca sĩ hát đơn
nhiều hơn là sáng tác dành cho nhóm ca đã phần nào hạn chế việc tìm bài hát biểu
diễn cho các nhóm, đó là chưa kể việc tìm bài sao cho đúng phong cách của từng
nhóm còn khó khăn hơn. Tác giả Đào Trọng Minh tổng kết: “Có thể nói thành tựu to lớn nhất của 30 năm qua là sự trưởng thành của
một đội ngũ đông đảo các nhạc sĩ sáng tác, biểu diễn, lý luận và đào tạo. Nhiều
người trong số đó đã có chỗ đứng trong lòng công chúng cả nước. Tuy nhiên cho đến
nay, nhiều vấn đề tiêu cực nãy sinh trong quá trình phát triển trên các mặt hoạt
động âm nhạc cũng vẫn đang tồn tại như vấn đề hát nhái, hát nhép,…, sự đơn điệu
nghèo nàn về loại hình…với nhiều phiên bản yếu kém về nội dung, thẩm mỹ”
[44, tr.166-167].
- Về ca sĩ – nhóm nhạc: Theo số liệu thống kê của Sở VHTT TP.HCM, năm 2001, có khoảng 2.600 người hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó gần 2/3 là ca sĩ, nhóm ca thuộc các đơn vị nghệ thuật
chuyên nghiệp công lập và hành nghề tự do. Đến năm 2002, việc cấp thẻ bị bãi bỏ
vì nhiều bất cập và hạn chế. Cho đến nay, chưa có cơ quan chức năng nào làm
công tác rà soát, thống kê để cung cấp con số chính xác nhưng căn cứ vào tần suất
hoạt động của các chương trình biểu diễn hàng năm có thể khẳng định phần nào sự
đông đảo của lực lượng này. Bên cạnh đó, thị trường này còn thu hút nhiều ca sĩ, nhóm – ban
nhạc trong nước, ca sĩ hải ngoại và đặc biệt là các ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng
trên thế giới. Như vậy có thể nói việc quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động
của các nhóm ca nói riêng và ca sĩ nói chung trên địa bản thành phố Hồ Chí Minh
còn nhiều điểm nghẽn bởi thực tế trên sân khấu có nhiều nhóm ca biểu diễn nhưng
sự thống kế số lượng từ đó kiểm tra chất lượng còn nhiều điều cần bàn.
Với
khán giả thế hệ 7x, 8x, 9x thì các nhóm nhạc như: Quả dưa
hấu, Ba con mèo, 5 Dòng kẻ, Tích tích tắc, Nhật Nguyệt, Mắt ngọc, Mây trắng,
MTV, Bức Tường, Tam ca áo trắng...là những “huyền thoại” bởi các nhóm nhạc
này cho ra đời nhiều ca khúc “hit”. Song đến nay, ngoại trừ Bức Tường vẫn
hoạt động với thành viên mới là ca sĩ Phạm Anh Khoa (người thế chỗ cố nhạc sĩ -
ca sĩ Trần Lập) thì hầu hết các nhóm nhạc đã tan rã, còn hoạt động thì cũng
hoạt động cầm chừng không để lại ấn tượng sâu sắc trong long công chúng. Nguyên
nhân có nhiều nhưng chủ yếu các thành viên trong các nhóm nhạc trên tách ra hát
solo, nhiều người đã thành công trên con đường âm nhạc riêng như: Bằng Kiều,
Tuấn Hưng, Phan Đình Tùng...
Vài năm
trở lại đây, không ít nhóm ca Việt được thành lập nhưng lại chủ yếu bắt chước
một cách máy móc, thậm chí sao chép “nguyên bản” theo hình thức ăn mặc, trang
điểm, tóc, động tác vũ đạo…của các nhóm nhạc Kpop. Nghĩa là các nhóm ca trẻ
Việt được lựa chọn với tiêu chí chính đó là “sắc đẹp, vóc dáng” với các thành
viên là những “trai xinh gái đẹp”, có ngoại hình ưa nhìn, vũ đạo tốt nhưng chất
giọng, kỹ thuật hát lại không tương xứng. Nếu như trước đây những nhóm ca được
đặt tên rất đáng yêu như: Quả dưa hấu, Ba
Con Mèo, Mây Trắng, Sức Sống Trẻ, Áo
trắng, Nhật Nguyệt, 1088, MTV, 365, …thì
gần đây có quá nhiều những nhóm nhạc mang tên xa lạ với văn hóa Việt: HKT, P.S.S, B.O.T, FB BOIZ, AYOR, MONSTAR, S-GIRLS,
LIP B…
Dù để
lại một số dấu ấn cùng vài ca khúc ăn khách, các nhóm tan rã ngày càng nhiều,
đến nay còn một số nhóm ca hoạt động cầm chừng có thể kể như: nhóm Nhật
Nguyệt, 365
band, Mây Trắng, Sức Sống Trẻ... Các nhóm nhạc này dường như không thể thoát
khỏi vòng luẩn quẩn “ra mắt - hoạt động không thành công - trục trặc, thay đổi
thành viên - tan rã”. Thậm chí, có những nhóm nhạc trẻ trong Vpop như Rainbowboys,
P.S.S, B.O.T, Amigo G... nhiều khán giả chưa kịp nghe đến tên bởi
thời gian thành lập cho tới khi tan rã của họ quá nhanh, chỉ trong vài tháng.
Nhật
Nguyệt
không phải là cái tên mới trong làng nhạc Việt, nhóm được mệnh danh là nhóm nhạc
chuyên hát trong các hội chợ, quán bar, với những trang phục táo bạo, nóng bỏng.
Nhóm có nhiều năm hoạt động âm nhạc nhưng chưa tạo được tiếng vang lớn, dù có
xuất hiện trên truyền thông, truyền hình nhưng thật sự không nhiều. Việc bất ổn
định về số lượng các thành viên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng biểu diễn,
hoạt động cũng như phong cách của nhóm. Bởi vì mỗi lần thay thành viên mới nhóm
lại phải tốn thời gian, công sức và cả tiền bạc để tập luyện, đầu tư tác phẩm
cũng như có thời gian cho thành viên mới thích nghi với phần còn lại của nhóm.
Trãi qua 20 năm hoạt động với nhiều lần thay đổi thành viên nhóm cũng gây cho
Nhật Nguyệt không ít khó khăn trong việc phát triển sự nghiệp, gây tiếng vang
và ra sản phẩm. Việc từng thành viên rời nhóm vì đã đến tuổi lập gia đình là một
nguyên nhân chính.
Thù
lao mỗi show diễn của nhóm Nhật Nguyệt, Sức Sống Trẻ hay tất cả các nhóm khác đều
không cao. So với cá các sĩ solo (diễn độc lập một mình) thì thù lao của nhóm
chỉ bằng một ca sĩ solo, trong khi tất cả các chi phí như: đi lại, chỗ ở, bản
phối, trang phục đều do nhóm chủ động trang trải. Nên để nói đến việc chi ra một
khoảng chi phí để làm một sản phẩm chỉnh chu là qua sức cho các nhóm ca hiện giờ.
Chưa kể đến những khoảng chi phí như “PR” (quảng cáo, quảng bá) hình ảnh, truyền
thông, báo chí, đầu tư vào các sản phẩm âm nhạc…những việc kể trên đã không đủ
sức để giữ chân các nhóm. Nhưng trong đại đa số các nhóm đã tan rã vẫn còn các
nhóm hiếm hoi còn trụ vững với nghề như Nhật Nguyệt và Sức Sống Trẻ. Các thành
viên hầu như hoạt động và duy trì đến ngày hôm là vì đam mê với nghề là trên hết.
Trưởng nhóm Nhật Nguyệt chia sẻ: “Kinh phí dành cho các ca nhóm hiện nay nói
chung là thấp so với các ca sĩ solo, bởi nhóm ca có 4 người ăn mặc trang phục,
đầu tư như một ca sĩ solo, trong khi đó cát xê thì được tính như một phần trình
diễn (như một ca sĩ solo) nên khi chia ra cho mỗi thành viên sẽ rất ít. Chưa kể
nhóm ca thì phải có động tác biểu diễn, vũ đạo cho thật đẹp mắt, hấp dẫn, đồng
đều…thì mới thu hút khán giả, mà như vậy thì phải có biên đạo, tập bài, dàn dựng
vừa tốn thêm kinh phí lại tốn thêm thời gian. Trong khi đó, phần lớn các bầu
show hiện nay coi đó như việc đương nhiên. Kinh phí chính là khó khăn lớn nhất
cho nhóm Nhật Nguyệt hiện nay, mà có lẽ các nhóm khác cũng vậy” [PL2, 5].
+
Về chất lượng biểu diễn: Ca sĩ là nhân vật chính của một chương trình biểu diễn âm nhạc.
Chính họ đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho thị trường âm nhạc. Tuy nhiên số
lượng ca sĩ tham gia hoạt động trong thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay quá nhiều trong đó chỉ có ít thuộc quản lý của các đoàn nghệ thuật, nhà
hát, công ty tổ chức biểu diễn còn phần lớn hoạt động tự do. Vì vậy trên địa
bàn thành phố hiện có bao nhiêu ca sĩ là con số chưa được cơ quan nào thống kê
chính xác và chất lượng ca sĩ cũng không có cơ quan nào thẩm định. Tuy ca sĩ được
thừa nhận là một nghề nhưng hiện nay không có một văn bản pháp luật nào quy định
cụ thể điều kiện được gọi là ca sĩ nghĩa là không có chuẩn mực bắt buộc nào của
danh hiệu ca sĩ. Hiện nay, lượng ca sĩ trên cả nước đã vượt qua con số 1.000,
trong đó, số lượng ca sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng đầu. Nhưng rất nhiều
trong số ca sĩ trên thị trường hiện nay hành nghề chủ yếu nhờ vào hình thức bề
ngoài, công nghệ “lancer” và chỉ một chút chất giọng. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân góp phần tạo nên sự thiếu hụt lớp ca sĩ kế thừa, dù thị trường có
quá nhiều ca sĩ trẻ.
Khi
phỏng vấn một số ý kiến của khán giả họ đều cho rằng các ca sĩ bây giờ không có
“cái riêng” để khi cất giọng hát lên khán giả nhấm mắt lại để thưởng thức và nhận
diện thì không phân biệt được là chất giọng của ca sĩ nào hoặc nhóm nhạc nào.
Ví như các các dàn ca sĩ gạo cội ngày xưa thế hệ 7x, 8x như: Khánh Ly, Elvis
Phương, Tuấn Ngọc, Mỹ Tâm, Thanh Lam… khi cất giọng hát lên chỉ cần hai ba câu
không cần nhìn là đã có thể nhận diện được là ca sĩ nào. Họ có cách xử lý các khúc
rất riêng, chất giọng đặc biệt và lột tả được ý nghĩa của bài hát. Lại nói đến
các ca sĩ và nhóm nhạc hiện tại chỉ toàn là sự bắt chước đến rập khuôn. Bắt chước
cả từng phong các biểu diễn, ăn mặc và cách hát. Nên đa phần công chúng không
phân biệt được “ai là ai”, dần già công chúng chú trọng đến phần nhìn hơn là
nghe.
Tình
trạng vi phạm bản quyền hay “bắt chước” theo các ca khúc của nước ngoài đã
gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các lực lượng sáng tác hiện nay. Tình trạng
này không chỉ dành cho việc sáng tác ca khúc cho nhóm ca mà nhiều nhất là sáng
tác cho ca sĩ hát đơn. Hình thức biểu diễn của các nhóm ca trẻ phần lớn đơn điệu
và rất nhiều tiết mục trình diễn “sao chép” gần như nguyên bản của các nhóm nhạc
nước ngoài, đặc biệt là các nhóm nhạc Hàn Quốc. Tình trạng hát nhép cũng đáng
báo động (ngoại trừ chương trình truyền hình trực tiếp được ưu tiên có thể hát
nhép) thì ở một số chương trình nghệ thuật tình trạng các nhóm ca hát nhép để
dành sức cho các động tác nhảy là khá phố biến.
Về
công chúng:
Có thể nói, thị trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh có một lượng khán giả đông
đảo. Qua kết quả khảo sát sơ bộ về tương quan giữa nhu cầu xem chương trình biểu
diễn âm nhạc với các loại hình giải trí khác cho thấy âm nhạc xếp vị trí thứ 2
trong các lựa chọn của công chúng. Cụ thể như sau: 42,8 % công chúng rất thích
xem các chương trình biểu diễn âm nhạc; 43,4 % bình thường và 13,8 % có câu trả
lời “không thích”. Biểu đồ so sánh cho thấy, loại hình giải trí có sức cạnh
tranh lớn nhất với các chương trình biểu diễn âm nhạc hiện nay chính là phim.
Nguyên nhân của hiện tượng này phải chăng đến từ yếu tố chủ quan đó là chất lượng
của sản phẩm, giá vé, chiến lược truyền thông hay đến từ yếu tố khách quan như:
sự phát triển của công nghệ làm phim, chiếu phim; của phương tiện truyền
thông...
Khi
được hỏi về thể loại nhạc yêu thích, người nghiên cứu thu được kết quả như sau:
với độ tuổi dưới 35, đều tập trung vào 2 dòng nhạc chính là nhạc trẻ và nhạc nước
ngoài. Con số này phản ánh tương đối chính xác thực tế đang diễn ra trên thị
trường âm nhạc hiện nay. Ngoài ra, thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh còn
ghi nhận sự bùng nổ trở lại của dòng nhạc bolero khoảng 4 năm trở lại đây, đánh
dấu bằng các cuộc thi thông qua hình thức gameshow truyền hình. Số liệu khảo
sát cho thấy, với nhóm công chúng dưới 18 tuổi (khảo sát công chúng là học sinh
cấp 2 và cấp 3) nhạc bolero xếp thứ 2; với nhóm công chúng 18-35 tuổi, bolero
là sự lựa chọn thứ 3; còn với nhóm công chúng 35-45 tuổi và trên 45 tuổi thì
dòng nhạc này là sự lựa chọn hàng đầu với tỉ lệ 26,9 % và 33,3 %. Số liệu khảo
sát cũng phản ánh một vấn đề khác trong thị hiếu âm nhạc của công chúng Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay đó là, những dòng nhạc có tính thẩm mỹ, giáo dục
(thính phòng, cách mạng, truyền thống) đang bị “lãng quên”, đặc biệt nhu cầu
thưởng thức những dòng nhạc này ở giới trẻ rất ít. Thực trạng này đã và đang đặt
ra thách thức cho nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong
các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói chung và âm nhạc nói riêng. Các nhóm ca
biểu diễn dòng nhạc ca khúc truyền thống cách mạng thường ít show diễn hơn là
các nhóm nhạc trẻ. Thông thường nhóm nhạc truyền thống biểu diễn trong các
chương trình, hội nghị của các cơ quan nhà nước, hay trong các chương trình biểu
diễn phục vụ chính trị, còn nhóm nhạc trẻ thì có thị trường biểu diễn rộng hơn,
nhiều điểm diễn hơn, điều đó cũng lý giải vì sao nhóm nhạc trẻ ngày càng nhiều
trong khi nhóm nhạc truyền thống thì ngược lại.
Sự
cạnh tranh quyết liệt trong việc tìm ra cho mình một chỗ đứng hay thậm chí là một
ngôi vị cao trong lòng đại đa số công chúng đã đưa đến những hành động tích cực
của những người muốn làm ca sĩ. Đa số họ muốn thực hiện điều đó phải tìm đến những
người thầy nhạc giỏi, những nhà quản lý có tâm, có tầm với một ê kíp chăm lo cả
về sản phẩm, trang phục, truyền thông quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, cũng vì chạy
theo khán giả bất chấp nên nhiều ca sĩ và ê kip của mình đã tạo nên những chiêu
trò không lành mạnh để thu hút khán giả. Dần dà, những hành vi đó đã trở thành
quen thuộc và những ca sĩ, nhóm ca muốn nổi tiếng phải tạo nên những “chiêu
trò” giựt gân bằng những câu chuyện bên ngoài sân khấu, bằng những trang phục
tranh cãi, bằng những hình ảnh phản cảm. Khán giả hiện nay phần lớn. Một sản phẩm
khác của thị trường âm nhạc đó là các fanclub (nhóm những người yêu thích chung
một ca sĩ) họ tung hô thần tượng của mình một cách thái quá, đôi khi họ yêu
thích không phải do giọng hát của ca sĩ, thậm chí họ còn gây ra những “cuộc chiến”
giữa các fanclup của các ca sĩ. Từ những người yêu thích ca sĩ hay thậm chí những
người được thuê làm “cổ động viên” họ đã trở thành những người điều khiển, gây
chiến ngay với ca sĩ thần tượng của mình nếu ca sĩ đó làm những điều không theo
ý kiến của mình. Gần đây, có ca sĩ nổi tiếng cũng phải lên xin lỗi fanlclup của
mình. Một phần lớn của hiện tượng này là bởi công chúng chưa được giáo dục đúng
nghĩa và giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật.
2.2.2. Công tác tổ chức tổ chức biểu diễn
Thành phố Hồ Chí Minh là
nơi các doanh nghiệp, đơn vị nghệ
thuật có công nghệ tổ chức biểu diễn âm nhạc
phát triển mạnh nhất so
với cả nước. Sự phát
triển của công nghệ tổ chức và
biểu diễn trong lĩnh vực
âm nhạc thể hiện ở sự gắn kết
chặt chẽ giữa ca sỹ - nhóm/ban
nhạc - nhạc sỹ - công ty tổ chức sự kiện. Ngoài ra, công nghệ tổ chức biểu diễn này
còn được góp sức bởi một lực lượng lớn
phóng viên, nhiếp ảnh của các kênh truyền
thông, báo chí
có trình độ
tác nghiệp
cao; sự phát
triển dây
chuyền tiếp thị - PR chuyên
nghiệp của nhà tổ chức,
một hệ thống nhà hát, sân
khấu lớn cùng hạ
tầng cơ sở kỹ thuật
cao.
+ Áp dụng công nghệ trong
tổ chức biểu diễn: Ở một số chương trình
ca nhạc do tư nhân tổ chức hoặc có tài trợ tại một số sân khấu thành phố Hồ Chí Minh đã gây
được tiếng vang đối với lượng khán giả trẻ. Có được những thành công này là nhờ
một phần không nhỏ của các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Yếu tố kỹ thuật công nghệ
âm thanh, ánh sáng, trang phục, hoá trang…hệ thống trang thiết bị hiện đại đóng
vai trò không thể thiếu đối với một chương trình biểu diễn nghệ thuật. Sử dụng
những thành tựu của khoa học công nghệ trong sáng tác và dàn dựng, biểu diễn,
PR đã mang đến những thành công cho các chương trình nghệ thuật cũng như trong
việc hình thành nên thương hiệu cho các ca sĩ, nhóm ca. Tuy nhiên đáng lo ngại
là sự can thiệp quá mức của công nghệ vào giọng hát trong những chương trình
được phép hát nhép đã tạo nên những ca sĩ “không hát live (trực tiếp)” được.
Những ca sĩ, nhóm ca này thu âm sẵn rồi lên sân khấu biểu diễn, hoặc chỉ để ra
những sản phẩm âm nhạc đưa lên các kênh mạng xã hội, khi tạo được tiếng tăm rồi
thì họ hiển nhiên trở thành ca sĩ nổi tiếng…tham dự các sự kiện và tiếp tục
“hát nhép”.
+ Về đơn vị biểu diễn
và tổ chức biểu diễn: Có thể nói, hoạt động ca nhạc trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng; phương thức phổ biến tác phẩm âm nhạc
cũng rất linh hoạt với nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Hiện Thành phố
Hồ Chí Minh có 8 đơn vị nghệ thuật công lập và gần 700 đơn vị có chức năng tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, trong đó có gần 100 đơn vị thường xuyên tổ chức biểu
diễn. Bình quân mỗi năm, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố cấp gần 1.200 giấy
phép các loại, trong đó có 400 - 500 chương trình biểu diễn. Mỗi năm, các đoàn
nghệ thuật phục vụ du khách, công chúng gần 1.300 suất với hơn 1,2 triệu lượt
người xem. Đối với lĩnh vực âm nhạc, thành phố hiện có gần 20 địa điểm có thể
phục vụ biểu diễn nghệ thuật và hơn 11 sân khấu kịch, cơ sở lưu trú du lịch,
nhà hàng, phòng trà ca nhạc đang hoạt động trên địa bàn. Tình hình dịch bệnh
COVID-19 đã làm giảm số lượng các đơn vị tham gia trong công tác tổ chức biểu
diễn, điều đó dự báo giai đoạn khó khăn cho các nhóm ca vẫn còn phía trước, bởi
phần lớn các nhóm ca hiện nay điều trông chờ vào bầu show-tức các đơn vị/cá
nhân có khả năng tổ chức biểu diễn, tổ chức sự kiện.
+ Về chương
trình biểu diễn: Nhìn
chung các chương trình biểu diễn âm nhạc có đề tài đa dạng, các chương trình biểu
diễn thính phòng, truyền thống mặc dù chiếm tỉ lệ chưa cao nhưng được dàn dựng
công phu, hoành tráng và có được một thị phần nhất định. Báo cáo tổng kết 15
năm thực hiện NQTW5 khóa VII của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh,
trung bình hàng năm cấp phép công diễn khoảng 500 chương trình biểu diễn ca múa
nhạc và thời trang (trên 150 chương trình mang tính chất thương mại, 150 chương
trình có tính nghệ thuật, trên 30 chương trình phục vụ nhiệm cụ chính trị, còn
lại là các chương trình từ thiện hoặc phục vụ tôn giáo). Trong số hơn 400
chương trình ca nhạc được cấp phép hàng năm có khoảng 15-20 chương trình hòa tấu
(trong đó có vài chương trình hòa tấu, độc tấu nhạc cụ cổ truyền), 20-30 chương
trình ca nhạc thiếu nhi, khoảng 20 chương trình nhạc truyền thống cách mạng, đa
số còn lại là khoảng 300 chương trình giới thiệu tác giả, ca sĩ với đề tài về
thân phận, tình yêu đôi lứa...
Ngoài những chương trình, suất diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị,
các chương trình biểu diễn ca múa nhạc giải trí diễn ra liên tục, sôi động,
phong phú và đa dạng thu hút đông đảo khán giả, phần nào đáp ứng được nhu cầu
hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân thành phố. Con số thống kê trên chưa
kể tới các chương trình nghệ thuật được tổ chức ở cơ sở lưu trú du lịch, nhà
hàng, quán bar, phòng trà ca nhạc, cà phê ca nhạc...hay chương trình biểu diễn
phát sóng trên phát thanh – truyền hình và internet không bán vé thu tiền,
không cấp phép theo quy định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên
cạnh mặt ổn định là các nhóm ca có tham gia vào chương trình biểu diễn thường kỳ
của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, của Đài truyền hình Thành phố
Phố Hồ Chí Minh thì phần lớn các nhóm ca đang rơi vào tình trạng khó khăn. Bởi
những sân khấu ca nhạc chuyên nghiệp như Trống Đồng, 126…giờ đây dường như đã
đóng cửa. Trên báo Sài Gòn Giải Phóng (ngày 20/2/2022 và 21/2/2011) đã đăng loạt
bài về tụ điểm ca nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian được cho là vàng son từ
giai đoạn 1982-1995 “Tụ điểm ca nhạc
thoái trào: Thời chỉ có tụ điểm” và “Tụ
điểm ca nhạc thoái trào: Chơi vơi giữa dóng xoáy thị trường” để nói về sự bế
tắc trong địa điểm biểu diễn cũng như công tác tổ chức biểu diễn. “Ngày xưa, Trống
Đồng cùng 126 là 2 tụ điểm sân khấu nổi tiếng nhất nhì Việt Nam. Bên cạnh 2 tụ
điểm này là hàng loạt tụ điểm sáng đèn thường xuyên như Sân khấu Lan Anh, sân
khấu ở công viên Lê Văn Tám, công viên Lê Thị Riêng, công viên Hoàng Văn Thụ,
sân khấu trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, các sân khấu trong Chợ Lớn (quận 5)… Có một
thời gian, sân khấu Lan Anh phất lên phong trào tổ chức các show đại nhạc hội.
Bây giờ, hầu hết các tụ điểm truyền thống, ra đời mấy chục năm này đều bị thu hẹp
và giải tán, chỉ còn Sân khấu Trống Đồng hoạt động nhưng èo uột, lác đác khán
giả. Không chỉ các tụ điểm sân khấu bình dân mà các Nhà hát thành phố, Hòa
Bình, Bến Thành… hiện khá đìu hiu, chỉ biểu diễn lúc có chương trình, sự kiện đặc
biệt” [78].
2.2.3. Trang phục trình diễn
Tác
giả Đào Trọng Minh trong bài viết “Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và
giải pháp” đã cảnh báo tình trạng chú trọng hình thức biểu diễn hơn chất lượng
biểu diễn như sau: “Hiện nay trong nhiều
chương trình ca nhạc trên sân khấu hay trên màn ảnh truyền hình người ta đã tạp
kỹ hóa cách hát bằng sự lạm phát yếu tố minh họa. yếu tố phục trang, kết hợp với
các kỹ thuật ánh sáng sân khấu…gây nên sự phản cảm đối với khán giả mà có phần
lơ là yếu tố âm thanh âm nhạc…Chính vì vậy ở nghệ thuật âm nhạc yếu tố nghe là
quan trọng, còn yếu tố nhìn (xem) là phụ, là hỗ trợ chứ không thể thay thế và
khỏa lấp yếu tố nghe” [44, tr.163-164]. Bước vào những năm 2000, khi làn
sóng K-Pop tấn công giới trẻ, các ban nhạc hoạt động theo kiểu truyền thống dần
tan rã. Thay vào đó, mô hình boyband, girlband theo kiểu Hàn Quốc mọc lên như nấm
sau mưa và hệ lụy của việc bắt chước này đã được nhiều nhà nghiên cứu và công
chúng nhận thấy. Hiện nay tình trạng trang phục của các nhóm ca tồn tại cả những
mặt được và chưa được.
Nếu
việc quản lý trang phục trong đơn vị nhà nước được quản lý chặt chẽ, bài bản
thì các nhóm ca và vũ đoàn tư nhân thường là rất dễ dãi, đơn giản và không được
coi trọng. Nhà Văn hóa Thanh niên khi có chương trình thì họ mời các nhà thiết
kế, những người làm đạo cụ chuyên nghiệp chế tác các đạo cụ, may trang phục cho
chương trình, vì thế khi lên sân khấu người xem thấy trang phục, đạo cụ, hóa
trang vừa đẹp, vừa phù hợp với nội dung và thẩm mỹ của tiết mục. Có khi trang
phục, đạo cụ đó chỉ dành cho một tiết mục, một chương trình đó mà thôi, ít khi
tái sử dụng. Trong khi đó ở các nhóm ca tư nhân thì phần lớn là ngược lại. Thực
tế hiện nay, việc đầu tư trang phục, đạo cụ của các tiết mục phần lớn là do
chính các nhóm ca tự chuẩn bị để tiết kiệm chi phí. Họ may trang phục không chỉ
dùng một lần mà nhiều lần để tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy là có những chương
trình được truyền hình trực tiếp vừa mới diễn ở Miền Nam thì hai ngày sau trong
một sự kiện lễ hội ở Miền Bắc cũng được truyền hình trực tiếp khác giả lại thấy
những diễn viên ấy, trang phục ấy chỉ có nội dung bài hát. Khán giả nhàm chán
vì sự đầu tư trang phục không kỹ lưỡng bị trùng lắp và chưa kể là không đúng với
hàm ý nội dung của tiết mục, trang phục bị tối, không nổi bật ca sĩ, khán giả
không phân biệt được đâu là ca sĩ đâu là diễn viên múa. Báo động nhất có lẽ là
việc trang phục biểu diễn không liên quan gì đến nội dung tiết mục. Còn phải kể
đến phần lộ nội y phản cảm của các ca sĩ nữ khi mặc áo dài trắng nhưng nội y
đen không biết đó là do cố ý hay vô tình thì nó cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến
tính thẩm mỹ, sự nghiêm túc của một chương trình biểu diễn nghệ thuật. Có trường
hợp ca sĩ mặc trang phục bộ đội nhưng lỗ tai thì đeo bông tai, khi nón tai bèo
méo qua một bên thì thấy đầu tóc nhuộm vàng …thì người xem xem cái gì?
Các
mẫu áo dài cách tân của các ca sĩ nữ tạo nên tính thẩm mỹ cho chương trình, nhiều
họa tiết lạ, bắt mắt cho đến hoa mắt. Còn kể đến việc cách tân quá đà đã khiền
cho trang phục truyền thống mất đi vẻ đẹp đơn thuần, thuần khiết của nó. Nhiều
nhóm để khỏa lấp phần giọng hoặc cố tình tạo “hình ảnh” riêng đã có những bộ
trang phục “hở táo bạo”, vải quá mỏng cũng khiến người xem phải ngượng ngùng, đỏ
mặt. Xây dựng thẩm mỹ tốt đẹp là quá
trình lâu dài và khó khăn nhưng chỉ cần những tác động nhỏ, hằng ngày cũng sẽ
làm mất đi nhận thức về cái đẹp thật sự, vì vậy các nhóm ca xuất hiện hàng ngày
trước công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ cần phải xem xét lại trang phục biểu
diễn của mình.
Thời
gian qua, trang phục biểu diễn phản cảm của một số ca sĩ, diễn viên đã trở
thành chủ đề nóng bỏng trong giới showbiz Việt. Và Bộ VH-TT&DL đã có công
văn phạt cảnh cáo hoặc cấm biểu diễn trong thời hạn nhất định đối với những ca
sĩ, diễn viên đó. Trước đây, vào năm 2012 việc Sở VH-TT&DL Thành phố Hồ Chí
Minh phạt ca sĩ Thu Minh và người mẫu Thanh Hằng vì có màn trình diễn phản cảm
không hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam đã khiến dư luận bức xúc và gióng lên
hồi chuông báo động về gu thẩm mỹ của giới trẻ Việt. Thực tế cho thấy, lối sống,
cách ăn mặc của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang có xu hướng thích
“copy” theo thần tượng của mình. Cho nên, nhiều bạn trẻ hiện nay có cách ăn mặc
“trống trước hở sau” như… ca sĩ, người mẫu trên sàn diễn. Điều này đang tạo nên
một xu hướng thời trang táo bạo, và khi nhìn vào đó, phần nào cũng đánh giá được
nhân cách của người mặc.
Trên
sân khấu và màn ảnh, những người đẹp còn diện các bộ trang phục trình diễn khiến
người xem “mắc cỡ” thay. Quần chẽn là trang phục hấp dẫn nhất nhưng cũng nguy
hiểm nhất của sao Việt. Hầu hết ca sĩ sử dụng trang phục này trên sân khấu. Đây
là loại trang phục đang được ưa chuộng ở thị trường biểu diễn âm nhạc thế giới
khi nhạc dance (loại nhạc với tiết tấu nhanh, mạnh, thường dùng trong các vũ
trường) đang trở thành phong cách trình diễn thời thượng. Thị trường giải trí
Việt cũng không nằm ngoài xu hướng chung nhưng, vì vóc dáng của người Việt có
chiều cao khác với các ca sĩ nước ngoài nhưng có ca sĩ lại bắt chước “nguyên mẫu”
của ca sĩ các nước khác nên khiến cho nghệ sĩ mặc những bộ trang phục kiểu này
trở nên quá hở hang, gây phản cảm, gây khó chịu cho khán giả, thậm chí không
phù hợp với nội dung chương trình.
Viện
Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, phân loại nhạc trẻ hiện nay gồm
hai loại: nhạc nhìn và nhạc nghe và cho rằng giới trẻ có xu hướng
và thói quen thưởng thức âm nhạc bằng mắt hơn bằng tai. Bằng chứng là những ca
sĩ nào có vũ đạo đẹp, lạ, sôi động và ăn mặc mát mẻ sẽ thu hút được nhiều khán
giả hơn. Có ý kiến đã nêu tác động về cách ăn mặc của thần tượng lên giới trẻ,
khi các ca sĩ, nhóm nhạc nhạc chọn cho họ cách ăn mặc phô diễn cơ thể thì lập tức
người hâm mộ bắt chước. Nữ sinh các trường cấp ba: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thị
Diệu, Hồng Đức… diện mốt nội y đen bên trong áo dài trắng mỏng manh!. Tác giả
Nguyễn Đình Toàn, Đại học KHXH&NV TP.HCM, cho rằng giới trẻ chỉ cần thấy
ca sĩ xinh đẹp là thích chứ không cần họ hát hay hay dở. “Bản thân em thích ca
sĩ có phong cách biểu diễn, có vẻ ngoài. Ca sĩ phải ăn mặc đẹp, hợp thời trang,
hay có phong cách giống Hàn Quốc, Nhật Bản… Tụi em thường ít để ý đến lời bài
hát. Ca sĩ nào đẹp, nhảy hay thì sẽ có nhiều fan”.
Nếu
cái đẹp trong sáng tác ca khúc là ca từ, giai điệu, sự hòa hợp giữa nhạc và lời,
là hình tượng âm nhạc, thì cái đẹp trong nghệ thuật trình diễn (thanh nhạc, kỹ
thuật sân khấu, phong cách biểu diễn,…) là lần sáng tạo thứ hai với đầy đủ ý
nghĩa của nó. Phải thừa nhận, trong thị trường ca nhạc hiện nay, các ca sĩ đã
có nhiều kỹ năng mới về tổ chức quảng bá sản phẩm, đầu tư kỹ nghệ biểu diễn…
khá tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội đang hình thành một lớp công chúng
thưởng thức ca khúc thiên về xem nhiều hơn nghe, tất yếu sẽ xuất hiện những nghệ
sĩ biểu diễn nặng về phô bày thân thể hơn là chăm chút cho giọng hát. Có lẽ do
mải lo chạy theo thị hiếu mà các “ca sĩ” kiểu này thường ít lo trau dồi chuyên
môn, không xây dựng hình ảnh, chất giọng và có cái riêng cho chính mình mà chỉ
thích phù phiếm bề nổi, ít chú ý tới phông văn hóa của bản thân hay nuôi dưỡng
tâm hồn nghệ sĩ thực thụ. Hơn thế, một bộ phận ca sĩ không biết đọc nốt nhạc,
không có kiến thức nhạc lý, hát nhép, tạo scandal ngày càng tăng đang là một thực
trạng đáng báo động. Hậu quả là khi biểu diễn thì hát không rõ lời, “mà nếu có
rõ thì cũng không biết tác giả muốn nói gì,… chỉ có múa minh họa là rôm rả nhất,
loạn xạ nhất với đầy đủ thứ trang phục quái dị, vả lại múa minh họa cũng chẳng
ăn nhập gì đến nội dung bài hát”.
2.2.4. Về thủ tục cấp phép
hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Những
năm gần đây, nước ta đã chính thức hội nhập một cách sâu rộng và toàn diện với
quốc tế. Sự hội nhập đã mang lại những thay đổi lớn cho sự nghiệp văn hóa thể
thao và du lịch nói chung, hoạt động nghệ thuật biển diễn nói riêng. Bên cạnh
các loại hình nghệ thuật truyền thống được bảo tồn, phát huy thì nhiều loại
hình nghệ thuật tiên tiến, hiện đại khác cũng được du nhập và phát triển mạnh mẽ.
Nhằm
tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật có cơ sở
pháp lý trong mọi hoạt động, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79 quy định về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu
hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (có hiệu lực từ ngày
01/01/2013). Tiếp đến, Bộ VHTTDL ban hành Thông tư số 03 (có hiệu lực từ ngày
15/03/2013). Tại Hội nghị sơ kết toàn quốc đánh giá kết quả sau hơn một năm triển
khai, áp dụng hai văn bản trên vào thực tiễn quản lý nhà nước lĩnh vực nghệ thuật
biển diễn, các đại biểu tại hội nghị đều ghi nhận những kết quả bước đầu thật sự
đáng mừng, đó là: Trước hết, hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật do
Chính phủ ban hành lần này đã được nâng tầm, khắc phục tình trạng dàn trải, chồng
chéo tại nhiều văn bản trước đây, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các
tổ chức, cá nhân dễ dàng thực hiện. Lần đầu tiên Nghị định đã đưa ra nhiều
chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần tham các hoạt động biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành kinh doanh bản
ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (dưới đây gọi tắt là biểu diễn nghệ thuật)
theo quy định của pháp luật; đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ xin cấp
phép, nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tổ
chức, đồng thời từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động xã hội hóa nghệ thuật
biểu diễn. Việc phân cấp quản lý cũng góp phần tăng cường nâng cao vai trò,
trách nhiệm của sở VHTT&DL với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
Nhờ vậy, tình trạng các đơn vị tổ chức biểu diễn yêu cầu nghệ sĩ sử dụng các
phương tiện kỹ thuật hiện đại để thay thế cho giọng hát thật của mình (hát
nhép); nghệ sĩ, người mẫu sử dụng trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của dân tộc; quảng cáo không đúng với nội dung chương trình… đã giảm
đáng kể.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2012
NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BVHTT&DL trên thực tế vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu đòi hỏi ở các tỉnh thành phố và không được thực hiện thường xuyên, liên tục
để mọi đối tượng nắm bắt; thực hiện việc cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ
thuật hiện nay đang chủ yếu thực hiện trên hồ sơ là chính, công tác thẩm định
chương trình, kiểm tra, hậu kiểm chưa được quan tâm đúng mức, do vậy còn để xảy
ra các vi phạm do một số Công ty tổ chức biểu diễn thực hiện không nghiêm túc
việc: Quảng cáo không đúng với thực tế, hay cố ý gây hiểu mập mờ, thậm chí còn
trắng trợn khi “treo đầu dê, bán thịt chó” để lừa dối khán giả; Một số ca sỹ cố
tình trang phục hở, mở, ngắn, gây phản cảm; sự phối hợp giữa các sở VHTT&DL
ở địa phương với các cơ quan liên quan thiếu chặt chẽ trong cấp phép và tiếp nhận
hồ sơ biểu diễn, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp núp dưới danh nghĩa “từ
thiện” để trục lợi; giả mạo, mua đi, bán lại giấy phép, đến lừa địa phương biểu
diễn; một số đơn vị tổ chức biểu diễn phát tờ rơi quảng cáo và vé mời xem miễn
phí cho trẻ em tại các trường tiểu học, mầm non nhưng buộc người lớn đưa các
cháu vào xem phải mua vé; tình trạng hát nhép vẫn phổ biến, dẫn đến một số nghệ
sỹ, ca sỹ sa sút đạo đức nghề nghiệp, nhiều nhạc công trong các dàn nhạc dân tộc
của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp bị mất chỗ đứng… Bên cạnh đó, một số công
ty tổ chức biểu diễn lợi dụng sự buông lỏng của cơ quan quản lý nhà nước tại số
địa phương trong khâu thẩm định, kiểm duyệt, để cùng một lúc thành lập và quản
lý nhiều đồng nghiệp đi biểu diễn, gây tình trạng lộn xộn, khó kiểm soát cho cơ
quan chức năng, thậm chí nhiều khi gây ra sự tranh chấp địa điểm lưu diễn; vấn
đề tác quyền thực hiện chưa nghiêm túc, một số tổ chức, cá nhân không thực hiện
đúng quy định pháp luật về quyền tác giả, không xin phép và trả tiền nhuận bút
cho tác giả khi sử dụng tác phẩm của chủ sở hữu; việc lưu hành, kinh doanh bản
ghi âm, ghi hình các chương trình ca múa nhạc, sân khấu đang diễn biến phức tạp
do tình trạng nhập lậu, lưu hành các bản ghi âm, ghi hình từ nước ngoài vào Việt
Nam chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hình thức xử lý vi phạm đang dừng lại ở phạm
vi nhắc nhở, tịch thu, tiêu hủy ấn phẩm văn hóa ngoài luồng; việc phối hợp với
các ngành chức năng như công an, thông tin truyền thông, quản lý thị trường
chưa thực sự tích cực. Thiếu sự phối hợp giữa sở VHTT&DL với sở Khoa học
công nghệ trong việc kiểm tra, xử phát các sản phẩm âm nhạc thiếu lành mạnh, vi
phạm nghị định 79 trên không gian mạng. Hội đồng nghệ thuật thuộc sở
VHTT&DL cần phải được tăng cường thêm nhân lực thẩm định chương trình, tăng
thêm nguồn lực về tài chính cho các thành viên.
Hồ sơ cấp phép hiện nay do bộ phận “một cửa” chuyển đến, trong một thời
gian quá ngắn (chậm nhất 5 ngày theo quy định) sẽ dễ dẫn đến sai sót, chậm trễ
khi tổ chức hội đồng duyệt cũng như cấp giấy phép…
2.3. Một số
nhận định, đánh giá hoạt động nghệ thuật
các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1.
Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, Trong các ngành công nghiệp văn
hóa, âm nhạc luôn được đánh giá là ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển,
mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là âm nhạc dành cho giới trẻ. Ngành
công nghiệp âm nhạc đem lại lợi nhuận lớn và hơn hết, nó tạo ra dấu ấn cho một
xã hội đô thị hiện đại, từ đó tạo ra sự kiện quảng bá thương hiệu của một thành
phố, thu hút du khách, thúc đẩy các lĩnh vực có liên quan phát triển. Đối tượng
cần hướng đến của công nghiệp âm nhạc hiện nay là giới trẻ. Ở các nền công nghiệp
âm nhạc trên thế giới, nghệ sĩ trẻ là lực lượng mang lại doanh thu lớn nhất.
Nói về
những kết quả đã đạt được của thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh trước hết phải
nói đến sự trưởng thành lớn mạnh của lực lượng ca sĩ, nhạc sĩ và các cá nhân,
đơn vị làm công tác tổ chức biểu diễn. So với các địa phương khác trong cả
nước, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông nhất các ca sĩ, nhạc sĩ.
Riêng số lượng ca sĩ, ban nhạc trẻ tham gia hoạt động tại thị trường thành phố
Hồ Chí Minh từ mức độ tần suất trung bình đã đạt tới con số hơn 2000.
Thứ hai, lĩnh
vực sáng tác, biểu diễn và tổ chức biểu diễn. Hơn 30 năm đổi mới, sáng tác ca
khúc đã phát triển với một khối lượng đồ sộ, đa dạng, phong phú, có chiều sâu
nghệ thuật và là thể loại chủ lực trong đời sống âm nhạc của công chúng. Thành
tựu của sự nghiệp sáng tác ca khúc trong giai đoạn hội nhập này thể hiện ở sự
phát triển nở rộ của thể tài tình ca, những tác phẩm sử dụng chất liệu âm nhạc
dân gian và sự xuất hiện của trào lưu nhạc trẻ. Ngay từ những năm 90 manh nha
của yếu tố thị trường đã tạo nên một sân chơi có tính đột biến cho nhạc trẻ và
cho tới hiện nay một lực lượng sáng tác mới đã đưa được những yếu tố văn hóa
thực sự vào sàn diễn. Các ca khúc của nhạc sĩ trẻ tài năng được khéo léo thể
hiện bởi những giọng hát trẻ giàu nét sáng tạo đã tạo sự vượt lên cho thị
trường âm nhạc.
Công
tác tổ chức biểu diễn phát triển mạnh mẽ. Sân khấu chuyên nghiệp thường xuyên
sáng đèn với những chương trình ca nhạc hoành tráng, đầu tư kinh phí cao, dàn
dựng công phu. Các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc như Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà
hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch thành phố, Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen,
Trung tâm Ca nhạc nhẹ đang từng bước vươn lên vai trò chủ đạo trong thị trường.
Đội ngũ đạo diễn, nhà sản xuất...không ngừng phát triển trong đó không ít người
được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Lực lượng
“bầu show” phát huy đáng kể vai trò của người quản lý trong việc xây dựng phong
cách biểu diễn cho ca sĩ. Các phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng, phong
phú góp tiếng nói uy tín trong việc phê bình, quảng bá và phổ biến các sản phẩm
ca nhạc chất lượng tới công chúng.
Thứ ba, nguồn
“cầu” lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa có dân số đông
nhất nước, đa số trong đó là giới trẻ năng động có trình độ học vấn nên họ
thường hướng tới các loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại. Đây chính là nền
tảng tạo nên sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường âm nhạc thành
phố, biến nơi đây trở thành một trung tâm biểu diễn âm nhạc lớn nhất cả nước.
2.3.2.
Những hạn chế tồn tại
Trong
những năm qua, ở TP.HCM bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý hoạt động
NTBD nói chung và âm nhạc trên địa bàn thành phố cũng gặp nhiều bất cập và hạn
chế nhất định. Trước hết, đó là việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về công tác quản lý Nhà nước về quản lý nghệ thuật còn chậm như: Chỉ
thị 65 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Pháp lệnh 103/PL - CP về quảng cáo, và các
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo có những biểu hiện không tốt, gây ảnh hưởng đối với công chúng thưởng
thức nghệ thuật múa nói riêng và các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói chung.
Hiện
nay, chúng ta đang thiếu luật và các văn bản dưới luật để làm căn cứ pháp lý
cho công tác quản lý, nâng cao hoạt động nghệ thuật của ca sĩ. Văn bản quy phạm
pháp luật để làm hành lang pháp lý cho việc quản lý, nâng cao hoạt động nghệ
thuật của ca sĩ đã ban hành trong thời gian qua còn nhiều kẽ hở và bất cập, các
chính sách chưa ổn định, thiếu sự đồng nhất, chưa tính đến đặc thù riêng của từng
loại hình NTBD. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chưa bắt
kịp với diễn biến sôi động và phức tạp trong hoạt động nghệ thuật
Trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động nghệ thuật ca múa nhạc và nghệ thuật
biểu diễn chuyên nghiệp lẫn không chuyên đang diễn ra sôi động, với sự tham gia
của nhiều loại hình nghệ thuật mới. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt
động đó là ở những nơi tụ điểm đông người, các đơn vị tổ chức thường không lên
kế hoạch cụ thể dễ xảy ra việc mất an ninh, trật tự nơi công cộng, gây ảnh hưởng
đến án toàn xã hội. Hơn nữa, vì mục đích chạy theo lợi nhuận, kinh doanh của
các đơn vị đã không thực hiện đúng với nội dung ghi đăng trong quảng cáo đã
đăng ký biểu diễn với cơ quan quản lý Sở VHTT thành phố.
TP. HCM là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớn của cả nước đây là địa bàn có hoạt động nghệ
thuật diễn ra rất phong phú, đa dạng nhưng công tác quản lý, nâng cao nhà nước
về nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh không có cơ chế đặc thù mà giống như
các tỉnh, thành phố khác. Do cơ chế quan liêu bao cấp đã tạo sức ì trong nghệ
sĩ, diễn viên, ca sĩ và cả cán bộ quản lý của Nhà hát trong công tác quản lý của
nhiều thế hệ của Nhà hát. Cơ chế bao cấp chính là rào cản đối với các nhà quản
lý, đi liền với cơ chế bao cấp là chế độ biên chế. Một số người quan niệm rằng,
khi họ đã vào biên chế là không cần phải phấn đấu vẫn có lương, chính sách này
đã ăn sâu vào tiềm thức của người lao động trong thời gian dài, và ngay cả
trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay, sức ì của
người lao động không còn phù hợp, vì các tổ chức nghệ thuật được chuyển sang loại
hình đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Họ không được bao cấp hoàn toàn, mà chỉ
được bao cấp một phần, các phần còn lại phải tự Nhà hát đi tìm các tổ chức khác
để biểu diễn tạo thêm doanh thu hàng năm, tự nuôi sống bản thân nhân viên của
mình cùng với lương cơ bản của nhà nước. Và hiện nay, tại các Trung tâm văn hóa
của các quận huyện không còn chế độ bao cấp cho các ca sĩ, nhóm nhạc mà chỉ hổ
trợ cho từng nhóm 400.000 nghìn đồng mỗi tháng để giữ chân. Hoặc động theo câu
lạc bộ, đội, nhóm. Khi có chương trình thì quy tụ các nhóm của trung tâm, khi
không đủ cần số lượng ca sĩ, nhóm ca thì họ mời ca sĩ bên ngoài vào. Vừa tiết
kiệm được chi phí bao cấp, vừa phong phú được ca sĩ, nhóm ca và đáp ứng được
nhu cầu của mỗi chương trình nghệ thuật.
Do
chậm đổi mới trong cơ chế thị trường nên các Trung tâm Văn hóa, Nhà hát chậm
phát triển, không có những điểm mới nhiều trong công tác tổ chức, triển khai
chương trình nghệ thuật mang tính đột phá, chưa bắt kịp với xu thế thời đại.
Chính sách đầu tư cho cho ca sĩ, nhóm ca cũng như các diễn viên của Trung tâm
Văn hóa, Nhà hát không được chú trọng nhiều, đầu tư manh mún, nhỏ giọt trong
khi các chương trình khác của Nhà hát được đầu tư với một lượng vốn lớn cho cả
cơ sở vật chất, dàn dựng chương trình mới, đầu tư nguồn nhân lực con người,
phòng tập và làm việc của bộ môn, trang thiết bị phục vụ cho công tác dàn dựng
biểu diễn đang thiết trầm trọng.
Mặc
dù, một số ca sĩ, diễn viên, đạo diễn, biên đạo múa được đào tạo bài bản sau
khi tốt nghiệp 5 năm Nhạc viện, Nghệ thuật Quân đội, được nhận vào các Trung
tâm Văn hóa, Nhà hát nhà nước họ sẽ nhận mức lương từ 1.200.000 – 1.500.000 đồng.
Sau mỗi chương trình các ca sĩ, diễn viên có thêm tiền bồi dưỡng, tiền tập…cũng
chỉ được 3.000.000 – 4.000.000 triệu một tháng. Vì thu nhập thấp nên đời sống vật
chất của họ chưa cao dẫn đến một số người thường có quan niệm “chân ngoài lớn
hơn chân trong”, không ít người phải nhận thêm show diễn ở ngoài mới đủ sống. Họ
chỉ lấy mác biên chế của Trung tâm, Nhà hát nhưng không quan trọng về thu nhập
từ Trung tâm, Nhà hát, nhưng họ lấy mác nhân viên biên chế nhà nước để làm các
chương trình ngoài mang lại thu nhập và lương bổng cao hơn.
Những nỗi lo về “cơm áo gạo tiền” hàng ngày
cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chuyên môn. Ví dụ như trường hợp các
ca sĩ đang hoạt động trong các Trung tâm, nhóm ca đến với nghề chỉ vì tiền. Vốn
đã không có nền tảng cơ bản, lại chỉ đi hát để lo kinh tế thì họ không có tiến
bộ được. Song song đó, nhiều ca sĩ khi tham gia các đoàn nghệ thuật, thường có
tâm lý ổn định, ngại tìm tòi, ngại khám phá những cái mới. Hiện nay, các ca sĩ,
nhóm ca, đạo diễn, ca sĩ, diễn viên, biên đạo có xu hướng làm theo đơn đặt
hàng, cũng không được tự do sáng tạo, tự do khai thác cái hay, đẹp, lạ.
Việc
đào tạo ở các trường nghệ thuật vẫn hướng người học theo cách học có cách đây
nhiều chục năm trước. Trong thời đại nghệ thuật đang biến dổi không ngừng với sự
ảnh hưởng của kinh tế cũng như nền khoa học công nghệ hiện đại, xu hướng thưởng
thức của công chúng thay đổi từng ngày, chúng ta vẫn quanh quẩn với những cái
cũ thì khó để phát triển.
Chương
trình, nội dung, chất lượng của các chương trình nghệ thuật còn nhiều bất cập.
Với nhiều lý do như không đủ kinh phí để dàn dựng chương trình, cơ sở vật chất
thiếu, thù lao cho mỗi chương trình thấp, họ có nhiều nơi mời để biểu diễn với
cát sê cao hơn. Do đó, họ không tập trung vào chuyên môn chính của Trung tâm,
hay Nhà hát… đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nghệ thuật của
chương trình ngày một kém.
Với
sự bùng nổ của phương tiện truyền thông những năm gần đây, đã làm cho đời sống
âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh trở nên nhộn nhịp với sự hiện diện đồng thời, đan
xen của hầu hết các thể loại nhạc trên thế giới. Sự phát triển của một thị trường
âm nhạc tương đối tự do nhưng thả lỏng, sôi nổi và đa dạng nhưng thiếu định hướng
diễn ra trong hơn một thập niên đến nay. Công chúng nhanh chóng được tiếp cận với
nhiều thể loại nhạc làm đa dạng thị hiếu nhưng cũng làm họ chóng chán, dễ thay
đổi. Hầu hết các “thần tượng” ca nhạc được công chúng biết đến bởi những yếu tố
“ngoài âm nhạc” nhiều hơn là tài năng thực. Điều này làm một bộ phận không nhỏ
công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ tiếp nhận tác phẩm ca nhạc bằng cảm
tính, thiếu định hướng thẩm mỹ.
Mặc khác vì chưa có công tác hậu
kiểm tra cũng như những tiêu chuẩn để đánh giá đúng – sai một cách cụ thể các tiết mục nên vẫn có tình
trạng các nhóm ca qua mặt cơ quan quản lý như việc: tăng, giảm số lượng ca sĩ,
diễn viên; việc điều chỉnh trang phục sau khi được thẩm định cũng không được
chú trọng vì thường sau khi được cấp phép thì các đạo diễn, các ca sĩ, vũ đoàn
thường lơ là những ý kiến này. Nếu có lực lượng thanh kiểm tra khi chương trình
diễn ra thì sẽ hạn chế được tình trạng nạy. Cũng có những việc còn tồn đọng như
vì lý do kinh phí hạn hẹp nên các ca sĩ sẽ tập qua loa rồi diễn chứ không có
nhiều thời gian tập, dù biết đơn vị “công lập” sẽ tập và diễn chỉnh chu hơn
nhưng các đơn vị tổ chức biểu diễn, sự kiện sẽ thuê những nơi nào đảm bảo nhanh
tiến độ và giá thành hợp lý hơn, chất lượng không được quan tâm lắm. Điều đó sẽ
làm cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp thì ít đất diễn, thu nhập ít, còn các ca sĩ
non nghề hơn, sẵn sàng có thu nhập thấp miễn nhiều show thì lại có thu nhập ổn
định hơn.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân hạn chế về công tác quản lý: Nghị định 79/2012/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 144 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghề thuật biểu diễn trong đó
có quy định không còn cấm ca
sĩ “hát nhép” từ 01.2.2021. Theo đó ca sĩ hoặc nhạc công “được sử dụng bản ghi âm để thay cho
giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu
diễn” điều này rất bất cập và sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng
ca sĩ. Gần đây Sở VH&TT Thành phố Hồ Chí Minh cũng không có các văn bản
hướng dẫn hay định hướng cho sự phát triển, nâng cao hoạt động biểu diễn nghệ
thuật của các ca sĩ, nhóm ca hay sự phát triển của âm nhạc thành phố nói chung.
Trong công tác quản lý, nâng cao hoạt động NTBD nói chung và
quản lý, nâng cao hoạt động nghệ thuật các nhóm ca nói riêng hạn chế không chỉ
là công cụ quản lý mà nguồn nhân lực làm công tác quản lý còn mỏng thiếu về số
lượng yếu về chất lượng. Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn rộng lớn, trong khi
đó các ca sĩ, các nhóm nhạc cũng như số lượng nghệ sĩ biểu diễn khá lớn. Nhưng
nhân lực quản lý để đưa ra phương án nâng cao ở lĩnh vực hoạt động NTBD chủ yếu
phụ thuộc vào Sở Văn hóa và Thể thao thành phố, phòng văn hóa các quận huyện.
Trong khi nhân sự quản lý văn hóa tại các cơ quan này cùng lúc quản lý nhiều hoạt
động khác nhau trên địa bàn, nên chưa làm tốt công tác chưa “nắm bắt nhu cầu” để
định hướng, nâng cao và tổ chức các hoạt động cho phù hợp với nhu cầu ngày càng
cao và sở thích ngày càng đa dạng của công chúng. Bên cạnh đó chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý chưa theo kịp sự phát triển phong phú, đa dạng, xuất hiện
nhiều hoạt động mới và phức tạp của loại hình nghệ thuật, dẫn tới lúng túng
trong hoạch định chính sách, lúng túng trong cách hướng dẫn tổ chức thực hiện,
lúng túng trong việc xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật.
Cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác quản lý hoạt động nghệ thuật
vẫn chưa thật sự hợp lý vì nội dung quản lý nhiều nhưng số lượng biên chế ít, lực
lượng mỏng nên công tác hậu kiểm với các chương trình ca nhạc thật sự khó khăn,
nhất là vào những dịp lễ hội, Tết. Những nguyên nhân này đã làm hạn chế hoạt động
quản lý nhà nước đối với nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật trên địa bàn
thành phố thời gian qua.
Số
lượng ca sĩ tham gia hoạt động trong thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay quá nhiều trong đó chỉ có ít thuộc quản lý của các đoàn nghệ thuật, nhà
hát, công ty tổ chức biểu diễn còn phần lớn hoạt động tự do. Vì vậy trên địa
bàn thành phố hiện có bao nhiêu ca sĩ, nhóm nhạc là con số chưa được cơ quan
nào thống kê chính xác và chất lượng ca sĩ cũng không có cơ quan nào thẩm định.
Tuy ca sĩ được thừa nhận là một nghề nhưng hiện nay không có một văn bản pháp
luật nào quy định cụ thể điều kiện được gọi là ca sĩ nghĩa là không có chuẩn mực
bắt buộc nào của danh hiệu ca sĩ.
Nguyên nhân về nguồn nhân lực ca sĩ: Giới chuyên môn ước tính có 70% ca sĩ chuyên nghiệp hiện nay không hiểu
nhạc lý, không tự xướng âm khi đọc nhạc văn bản. Con số này ngày càng tăng lên
bới sự phát triển của công nghệ và sự dễ dãi trong qui định mà nghị định 144
mang lại (như đã trình bày ở trên). Trình độ nhạc lý, kiến thức âm nhạc ảnh hưởng ít nhiều đến khả
năng xử lý văn bản âm nhạc, giúp cho ca sĩ thẩm thấu tốt nhất cảm xúc của người
sáng tác và sáng tạo khi thể hiện ca khúc. Tình trạng ngày càng có nhiều ca sĩ
mang danh “chuyên nghiệp” nhưng lại không không hiểu biết về nhạc lý đang xuất
hiện ngày càng nhiều. Các nhóm ca, ca sĩ
không biết nhạc, ca sĩ dễ trở thành con rối, nhạt nhòa bởi hát theo sự điều khiển
cảm xúc của người khác hoặc là sao chép theo đúng như “bản gốc” của các nhóm ca
trước. Con số ca sĩ không biết nhạc ngày càng tăng lên khi thị trường ca nhạc
tiếp nhận ngày càng nhiều những giọng ca bản năng không qua trường lớp bước ra
từ những cuộc thi hát trên sóng truyền hình được tổ chức dày đặc hằng năm.
Dù
vậy, hầu hết những người trong giới đều khẳng định số ca sĩ Việt biết nhạc, ít
nhất là để rút ngắn quá trình làm việc giữa nhạc sĩ và ca sĩ, không nhiều. Theo
lý giải của giới chuyên môn, người biết nhạc lý để ký xướng âm được sẽ “cảm” nhạc
nhanh hơn, chính xác hơn, tự tập bài được, phát huy được các kỹ thuật khó để áp
dụng. Người không biết, chỉ có năng khiếu, phải đợi “thầy” tập cho hát, chậm và
thụ động. Ca sĩ biết nhạc sẽ rất dễ làm việc với nhạc sĩ hòa âm bởi khi nhận một
bản nhạc mới, chính ca sĩ sẽ biết được ca khúc đó có hợp với mình hay không. Ít
nhất cũng biết được ca khúc mới đó hay - dở điểm nào để điều chỉnh cho phù hợp.
Với những ca sĩ không biết nhạc, họ cũng không biết được mình muốn và cần phải
làm gì. Điều đó giải thích vì sao có những ca khúc bị chê bởi ca sĩ này lại trở
thành ăn khách với ca sĩ khác.
Một
nguyên nhân cũng đang quan khi tình trạng biểu diễn của các nhóm nhạc nói riêng
và ca sĩ biểu diễn nói chung đó là họ muốn chứng tỏ mình tức là có thể hát và
có thể sáng tác ca khúc cho riêng mình. Nhưng do không hiểu biết về nhạc lý nên
họ thì thu giai điệu qua một phương tiện khác (ví dụ như điện thoại) rồi họ
chuyển cho nhạc sĩ chuyên nghiệp “viết lại” cho họ, mình đứng tên tác giả. Tất
nhiên, việc biết nhạc dù không phải là điều kiện quyết định thành công của một
ca sĩ bởi thực tế có khá nhiều ngôi sao chẳng biết nhạc vẫn được công chúng đón
nhận nồng nhiệt và họ thành công một cách thuyết phục. Điều đó không chỉ có ở
Việt Nam mà cả trên thế giới. Ca sĩ thành công hay không khi thể hiện một ca
khúc là nhờ có hồn, tức là chuyển tải trọn vẹn cảm xúc của ca khúc đến người
nghe, làm rung động trái tim của họ nhưng muốn khai thác tận cùng cảm xúc của
tác phẩm để chuyển tải trọn vẹn đến người nghe thì ca sĩ cần có kiến thức về âm
nhạc.
Ca
sĩ là nhân vật chính của một chương trình biểu diễn âm nhạc. Chính họ đã góp phần
tạo nên diện mạo mới cho thị trường âm nhạc. Hiện nay, lượng ca sĩ trên cả nước
đã vượt qua con số 1.000, trong đó, số lượng ca sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh
luôn đứng đầu. Nhưng rất nhiều trong số ca sĩ trên thị trường hiện nay hành nghề
chủ yếu nhờ vào hình thức bề ngoài, công nghệ “lancer” và chỉ một chút chất giọng.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên sự thiếu hụt lớp ca sĩ
kế thừa, dù thị trường có quá nhiều ca sĩ trẻ.
Kinh
phí trả cho các nhóm ca cũng là vấn đề cần bàn bởi đầu tư cho một nhóm nhạc tốn
rất nhiều kinh phí, công sức, thời gian nhưng số tiền nhận lại từ các suất diễn
chia cho các thành viên không nhiều, nên nhiều ca sĩ trong các nhóm ca xem việc
đi hát là công việc tay trái. Kinh phí thấp nên việc đầu tư cho sản phẩm mới,
trang phục hay tổ chức công tác truyền thông cho nhóm còn nhiều nhạn chế.
Các
nhóm ca cũng không có hợp đồng ràng buộc với các thành viên nên việc thành viên
hợp-tan xảy ra thường xuyên trong các nhóm ca ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và cả nước nói riêng. Việc quản lý các nhóm ca thường thiếu chuyên nghiệp, nếu
có công ty hợp đồng cho các nhóm ca thì việc giữ vững các bản hợp đồng đó cũng
khó khăn bởi sự thiếu tôn trọng hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật đã dẫn đến
nhiều trường hợp khiếu kiện như trường hợp của nhóm Amigo kiện công ty chủ quản
vào năm 2012, Cặp ca sĩ - nhà sản xuất Jack và
K-ICM tan rã vào năm 2019, Orange và LyLy tố cáo công ty của Châu Đăng Khoa năm
2020, … Nhạc sĩ Dương Cầm cho rằng “Các
nghệ sĩ, ban nhạc trẻ hiện nay có tài năng, nhiệt huyết, đam mê, nhưng thường
hoạt động độc lập và chưa xác định âm nhạc là con đường chính. Nhiều ý kiến cho
rằng, lý do cho sự “sớm nở tối tàn” của các nhóm nhạc Việt là chưa có một công
ty quản lý đủ tầm, không có chiến lược phát triển lâu dài, kinh phí đầu tư thiếu
hụt, các điều khoản hợp đồng không được thống nhất, các thành viên muốn ra
riêng để phát triển theo hướng solo khi đã nổi tiếng”[84].
Nguyên
nhân nhìn từ công chúng thưởng thức: Công chúng
thưởng thức âm nhạc trong những năm gần đây đã có sự phân hoá rõ nét cả về
trình độ nhận thức lẫn “gout” thẩm mỹ. Bên cạnh những người có trình độ, am hiểu, tiếp cận các tác phẩm
âm nhạc có chọn lọc thì vẫn còn một bộ phận khá đông, chủ yếu là giới trẻ, có
những biểu hiện chệch hướng khi tiếp cận và thưởng thức âm nhạc. Sự chệch hướng
này là do họ chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về môn nghệ thuật này,
và do không được định hướng đúng. Ngoài việc thiếu trình độ, chạy theo số đông,
không phân định được giá trị đích thực của âm nhạc, điều đáng lo ngại khác là
tư tưởng vọng ngoại đã và đang phát triển trong một bộ phận giới trẻ. Họ cực
đoan đến mức chỉ nghe nhạc ngoại, bài trừ nhạc Việt, kể cả những giá trị thực sự
của âm nhạc nước nhà. Vọng ngoại là biểu hiện của thiếu nhận thức đúng đắn dẫn
đến sự ngộ nhận trong tư tưởng và lối sống. Tệ hơn, trong nhận thức của họ cái
gì của nước ngoài cũng đều hay ho, đều tuyệt vời, khiến họ sùng bái tất cả những
gì thuộc về nước ngoài, cho rằng mọi thứ thuộc vốn cổ dân tộc là thấp kém. Từ
đó dẫn đến hệ quả phái sinh là sự chuyển biến thành lòng tự ti dân tộc. Dù vậy,
chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thị hiếu lệch lạc của giới trẻ - đối tượng
cảm thụ âm nhạc, mà phải thấy được trách nhiệm của những người làm công tác âm
nhạc, các cơ quan quản lý văn hoá, cơ quan quản lý giáo dục, và cả các cơ quan
truyền thông có chức năng định hướng. Âm nhạc Việt Nam nói chung, nhạc trẻ nói
riêng, đang khá lạc hậu so với thế giới. Đời sống âm nhạc còn tồn tại nhiều bất
cập. Những sản phẩm âm nhạc kém chất lượng, thậm chí bị cho là “thảm họa âm nhạc”
vẫn tràn lan, vẫn có chỗ đứng trong lòng một bộ phận công chúng. Làm thế nào để
đời sống âm nhạc nước nhà đi vào quy củ? Làm thế nào để âm nhạc nước nhà, đặc
biệt là nhạc trẻ, phát triển một cách chuyên nghiệp hơn? Chúng tôi tin chắc đó
là những trăn trở của các cơ quan hữu quan và của tất cả những ai đang tham gia
vào đời sống âm nhạc ở Việt Nam.
Nguyên nhân của hạn
chế về công tác tổ chức biểu diễn: Các
đơn vị nghệ thuật công lập chuyên nghiệp chỉ chủ yếu hoạt động phục vụ nhiệm vụ
chính trị là chính, lo hoàn thành tốt chỉ tiêu mà Sở VHTT giao hàng
năm: phục vụ các ngày lễ lớn trong năm, phục vụ vùng sâu vùng xa… Trong bức
tranh chung về đời sống văn hóa nghệ thuật của thành phố có phần kém khởi sắc,
thiếu sự bứt phá trong hoạt động chuyên môn. Các đơn vị chuyên về tổ chức biểu
diễn, cũng như nhân viên tổ chức biểu diễn của các nhà hát công lập cũng chưa
có cách tiếp cận khán giả của mình một cách chuyên nghiệp hơn, chỉ làm việc nhỏ
lẻ, manh mún. Việc xuất hiện nhiều các nhóm nhạc tư nhân nhỏ lẻ, phá giá…cũng
đã góp phần làm thị trường biểu diễn và chất lượng nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng.
Hiện nay, do các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa tư
nhân thường chạy theo lợi nhuận, vì lợi nhuận là sự sống còn của không chỉ ca
sĩ, diễn viên, biên đạo múa, nhà quản lý các nhóm nhạc nhằm tồn tại và phát triển.
Họ luôn nghiên cứu những nhu cầu của công chúng cần gì, thích gì, mặc dù một số
ca khúc không quan tâm nhiều đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, mà họ chỉ đưa ra
công chúng những tác phẩm mang đậm tính giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu thị hiếu
của một bộ phận công chúng nhưng thiếu tính nghệ thuật, đã đến lúc cần được xem
xét kỹ lưỡng và tăng cường.
Sự phát triển của công nghệ trong tổ chức biểu diễn, tổ chức
sản xuất âm nhạc không đi cùng với trình độ của khán giả nên nhiều khán giả đã
bị đánh lừa khí xem các tác phẩm âm nhạc. “Người
thưởng thức đã có thói quen thưởng thức các chương trình nghệ thuật có chứa
“hàm lượng” công nghệ cao hơn mức “xứng đáng và cần thiết phải có… Điều đó đã
chứa đựng khá nhiều bất cập, khán giả cũng dần quên rằng mình đang bị lừa, họ
đang mua vé đến xem kỹ thuật cao của công nghệ nghe-nhìn chứ không phải đến xem
nghệ thuật” [43].
Đối với những đơn vị vi phạm
nghiêm trọng hoặc thường xuyên vi phạm bị tạm dừng cấp phép biểu diễn tại địa
phương hoặc trên phạm vi toàn quốc. Một số hành vi vi phạm gây bức xúc, phản
ứng gay gắt trong dư luận xã hội như nghệ sĩ, người mẫu ăn mặc phản cảm, đã
giảm rõ rệt. Một số cá nhân, tổ chức thường xuyên vi phạm đã có ý thức tuân thủ
quy định trong quá trình tham gia biểu diễn nghệ thuật. Một số trường hợp vi
phạm đã được các cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý nghiêm khắc, đúng hành
vi, đúng đối tượng. Nhiều địa phương đã kiên quyết không cho phép các đơn vị có
sai phạm tiếp tục tổ chức biểu diễn…
Tiểu kết chương 2
Thành
phố Hồ Chí Minh nơi có Thị trường Âm nhạc phát triển mạnh nhất trong cả nước. Sự ra đời và hình
thành các nhóm ca là một minh chứng. Các nhóm ca ra đời với sự phong phú trong
phong cách biểu diễn, hình thức thể hiện, nội dung tác phẩm đã góp phần làm cho
thị trường âm nhạc phát triển. Các nhóm ca có vai trò nhất định trong các
chương trình nghệ thuật, sự kiện, lễ hội và nên âm nhạc nói chung.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hoạt động Văn hóa văn
nghệ sôi động nhất trên cả nước. Hiện nay, các Trung tâm văn hóa thuộc các đơn
vị công lập (trong đó có Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh) và tư
nhân đều ra sức định vị thương hiệu thông qua các chương trình dựa trên nền tảng
thế mạnh của từng đơn vị nhưng đồng thời họ đang gặp phải nhiều hạn chế nhất định.
Nhưng với cơ chế hoạt động thoáng, mở và nhanh nhạy với thị trường các đơn vị
tư nhân đã nhanh chóng tạo được tiếng vang sau một thời gian ngắn được thành lập,
điển hình là nhóm Sức Sống Trẻ (chuyên biểu diễn dòng nhạc truyền thống cách mạng),
Nhật Nguyệt (chuyên biểu diễn dòng nhạc trẻ)…Từ điển hình của hai nhóm nhạc
trên có thể nhìn thấy sự phát triển vể số lượng các nhóm ca hiện nay là một tín
hiệu vui với nền âm nhạc thành phố, và ngược lại vẫn còn đó rất nhiều nổi lo.
Công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca
còn nhiều bất cập; chất lượng nghệ thuật của các tiết mục còn nhiều hạn chế; sự
ổn định của các nhóm ca không mang tính bền lâu; sự ảnh hưởng của công nghệ và
trình độ thưởng thức của khán giả đã ảnh hưởng rất nhiểu đến sự phát triển ổn định
của các nhóm ca có chất lượng và định hướng phát triển đúng đắn. Trong nội bộ
các nhóm ca cũng còn nhiều khó khăn như vấn đề kinh phí, đầu tư tiết mục, trang
phục…và sự thiếu rõ ràng trong các điều khoản ràng buột trong quá trình hình
thành và phát triển của nhóm.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác triển khai
và tổ chức các hoạt động quản lý, nâng cao nghệ thuật biểu diễn nói chung và âm
nhạc nói riêng, việc cấp phép biểu diễn, thanh tra, kiểm tra các chương trình
biểu diễn nghệ thuật vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của nhà nước còn nhiều bất cập, nhân sự quản lý của cấp Sở VH&TT cũng còn
thiếu. Điều này cần sự hoàn thiện hơn về nhân sự, phương thức hoạt động từ các
cấp quản lý đến nâng cao ý thức của các sĩ, nhóm nhạc và các đơn vị trực tiếp
quản lý họ. Các đơn vị nhà nước cũng như tư nhân cần nhanh chóng tìm ra hướng
đi phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục sớm những
khó khăn đang gặp phải tại chính tổ chức của mình.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ,
CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG
NGHỆ THUẬT CÁC NHÓM CA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
3.1. Những định hướng quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật
của nhóm ca ở Thành phố Hồ Chí Minh
Cuộc
sống không thể thiếu âm nhạc, trong đó có nhóm ca. Âm nhạc trong đó có các nhóm
ca với các ca khúc truyền thống cách mạng từng là một niềm động viên, khích lệ
tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến
tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc. Trong giai xây dựng đất
nước sau năm 1975 và giai đoạn đổi mới nhiều ca khúc với sự thể hiện của các
nhóm ca đã tạo nên khí thế hừng hực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
của cả dân tộc.
Hiện
nay, trong giai đoạn hội nhập với thế giới, việc phát triển các nhóm ca càng cần
phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy quản lý
và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang được quan tâm tạo điều
kiện thuận lợi trên cơ sở thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước như:
Nghị định 144/2020/NĐ-CP có hiệu
lực từ ngày 1.2.2021 và thay thế cho Nghị định 79/2012/NĐ-CP Quy định về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp; người mẫu; lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca
múa nhạc, sân khấu. Tại điều 3 Nhà nước ban hành các chính sách cụ thể sau:
- Khuyến
khích tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu theo quy định của pháp luật;
- Đầu tư cho
việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật
biểu diễn truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nghệ thuật thế
giới;
- Tài trợ
biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
đặc biệt khó khăn;
- Tài trợ, đặt
hàng sáng tác, dàn dựng và biểu diễn những tiết mục nghệ thuật chất lượng cao,
tác phẩm nghệ thuật phục vụ thiếu niên, nhi đồng;
- Đào tạo,
bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ đặc biệt với những tài năng nghệ thuật trẻ;
Ngày 01 tháng
3 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định Số 316/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Xây
dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật;
chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật”.
Trong đó ghi rõ “Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, bình đẳng đối với văn
nghệ sĩ trong các cơ sở công lập và ngoài công lập, đảm bảo cho văn nghệ sĩ tạo
ra các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng; thực hiện chủ trương đẩy mạnh
xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ
đặc biệt với nhân tài trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật”.
Trong
thời gian qua có nhiều văn bản pháp quy về NTBD nói chung trong đó đã đề cập đến
nghệ thuật âm nhạc, bổ sung hoặc ban hành mới với những lĩnh vực cụ thể để tạo
hành lang pháp lý, nhằm khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực. Tuy nhiên NTBD
nói chung và âm nhạc nói riêng vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Do vậy cần có những định hướng về NTBD.
- Gắn quản lý với việc xây dựng thể chế, chính sách văn hóa cho hoạt
động NTBD nhằm thống nhất quản lý nhà nước với hoạt động NTBD ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Cần chú trọng hơn nữa trong công tác quản lý NTBD gắn với nâng cao chất
lượng nghệ thuật. Chất lượng nghệ thuật là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
thành công cho hoạt động NTBD. Vì vậy, việc chú trọng đến chất lượng nghệ thuật
được coi là yếu tố quan trọng mà tất cả các hoạt động biểu diễn đều cố gắng hướng
tới.
- Ưu tiên sáng tác, dàn dựng, khai thác phục dựng những chương trình
nghệ thuật theo hướng có chọn lọc để bảo tồn, phát huy, nâng cao những tiết mục
có chất lượng, mang giá trị văn hóa tốt đẹp đến công chúng khán giả. Theo Nguyễn
Thị Minh Châu “Chính thời bình lại là lúc
đời sống âm nhạc gặp nhiều sóng gió hơn cả. Liên tiếp những biến động, bắt đầu
từ các cơn sốt “nhạc nhẹ”,nhạc tiền chiến, nhạc hải ngoại, rồi đến sự du nhập
liên tiếp từ các loại nhạc giải trí Pop, Rock, Blues, Jazz, R&B, Rap, Hip
hop, …nhạc Việt Nam nương theo âm điệu nhạc Tây, rồi lại Hoa, Nhật, Hàn…”
[42, sdd]. Tác giả Nguyễn Cẩm Lệ[1]
trong quá trình công tác đã rút ra những kinh nghiệm: “Qua quá trình làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật
tôi nhận thấy các ca khúc thuộc dạng trào lưu
như: “não tình”, nhạc Việt mang âm hưởng nhạc Hoa, Hàn…có tuổi thọ không
dài, trong đó những ca khúc có đầu tư đúng mức, có chất lượng nghệ thuật, điển
hình như một số ca khúc đoạt giải “Làn sóng Xanh” từ những năm đầu tiên vẫn còn
được sử dụng đến hôm nay…một trong những cách đẩy lùi yếu tổ tiêu cực là nhân rộng
những yếu tố tích cực mà ở đây là các ca khúc âm hưởng truyền thống và các ca
khúc ca ngợi quê hương đất nước, thể hiện tinh thần yêu nước” [42].
Nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc, âm nhạc tại các trường
chuyên về nghệ thuật. Tác giả Huỳnh Quốc Thắng đã viết trong Hội thảo Xu hướng vận động của văn học, nghệ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và định hướng phát triển, năm 2019: “Một số trường nghệ thuật như Nhạc viện
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có một số ngành đào tạo Thạc sĩ (về Nghệ thuật âm
nhạc, Lý luận và phương pháp học âm nhạc, Âm nhạc học)” và ông cũng cho rằng
“Tồn tại và hạn chế lớn nhất là việc đào
tạo nguồn nhân lực trong xây dựng đời sống VHNT ở Thành phố vẫn chưa đáp ứng
theo kịp nhu cầu thực tế…” [54].
Đào tạo công chúng cho nghệ thuật trong đó có âm nhạc cần được đẩy
mạnh. Bởi trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay cùng với sự phát triển
của kinh tế thị trường thì văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc tại Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng cũng bị ảnh hưởng đáng kể, gây rối loạn trong sáng tác,
biểu diễn và thưởng thức âm nhạc.
Ngày 20/5/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
14/2016/QĐ-TTg về “Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với
người làm trong lĩnh vực NTBD”. Quyết định có hiệu lực từ ngày 05/7/2015 tuy
nhiên có một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động NTBD. Tuy Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách chung cho các đối tượng liên
quan nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vì mức phụ cấp và bồi dưỡng quá thấp không
theo kịp với giá cả thị trường. Cần có chính sách tiền lương ưu đãi, cũng như
các chế độ bồi dưỡng, khen thưởng hợp
lý đối với văn nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ nói chung. Một chế độ khen thưởng đủ
mạnh để khuyến khích, động viên sự tham gia của sáng tác, biểu diễn sẽ giúp cho
các nhóm ca có thêm những tiết mục biểu diễn hay và ý nghĩa.
Hoạt động NTBD là hoạt động đặc thù vì vậy, việc quản lý nhà nước
trên lĩnh vực này cũng hết sức đặc thù. Ngoài những quy định chung như các lĩnh
vực khác, đối với lĩnh vực NTBD bên cạnh việc giữ được kỷ cương trật tự thi cần
phải tạo điều kiện để giúp cho các nghệ sĩ phát huy được tài năng và cống hiến
những sáng tạo mới của mình.
3.2. Các nhóm giải pháp nhầm nâng cao, chất lượng hoạt
động nghệ thuật của các nhóm ca tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.
Giải pháp về vấn đề nhận thức
Nhận
thức là yếu tố coi trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu khi
thực hiện mọi hoạt động của con người. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về
văn hóa nói chung để đáp ứng và áp dụng việc quản lý và nâng cao chất lượng hoạt
động nghệ thuật âm nhạc nói riêng và nghệ thuật biểu diễn nói chung cần phải đảm
bảo những vấn đề liên quan.
+ Xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh đi đôi với việc phòng và xóa những hiện tượng phản văn hóa
Chính
phủ đã phát động Phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng và phát triển văn hóa vào tháng 4 năm 2004, do ngành Văn hóa
Thông tin phụ trách có sự phối hợp với các cơ quan ban ngành tư tưởng – văn hóa
và các đoàn thể chính trị. Phong trào nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân, đoàn
thể xã hội tích cực tham gia xây dựng lối sống mới, trở thành con người tốt cho
xã hội, uống nước nhớ nguồn, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa… vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn mình.
Đối
với sự nghiệp phát triển văn nghệ nói chung và âm nhạc nói riêng, cần phải có môi
trường làm việc lành mạnh, thiếu nó văn nghệ khó có thể đạt được mục tiêu, đạt
được những mong muốn. Trong mỗi thời điểm, văn hóa nghệ thuật vẫn đóng vai trò
quan trọng, là món ăn tinh thần của mọi người không thể thiếu trong cuộc sống
thường nhật. Một nền nghệ thuật theo hướng chân thật và sống động bắt nguồn từ
một môi trường văn hóa lành mạnh, tin yêu trong tâm hồn mỗi người nghệ sĩ sẽ
giúp cho nền nghệ thuật ấy phát triển xứng tầm và người dân sẽ được thưởng thức
những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cả về tư tưởng và thẩm mỹ.
Thành
phố Hồ Chí Minh là một trong những luồng điểm đến văn hóa của các quốc gia trên
thế giới, là tâm điểm của sự giao thoa văn hóa của các tỉnh, thành phố phía Nam
nói riêng và cả nước nói chung. Luồng văn hóa tiếp nhận đó có tích cực và cả
tiêu cực, và dễ lan tỏa đến các tỉnh thành phố khác một cách nhanh chóng. Tiếp
nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau mà không có chọn lọc sẽ dễ dẫn đến sự phai
nhạt dần một số loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống trong nước thay dần
vào đó là những sản phẩm văn hóa hiện đại là một trong những vấn đề mà người quản
lý và nâng cao chất lượng văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố cần phải
quan tâm để quản lý và nâng cao một cách có hiệu quả.
+ Phát triển đồng bộ, nhịp nhàng
những thành tố trong cơ chế vận hành của quy trình hoạt động văn nghệ
Cơ
chế vận hành của quy trình hoạt động âm nhạc bao gồm 4 thành tố: Hiện thực cuộc
sống; sự sáng tạo của văn nghệ sĩ; sản phẩm sáng tác và sự hưởng thụ sáng tạo
(công chúng/khán giả)
Những
lý luận cần phải có để lý giải các luận điểm và đưa ra những giải pháp về nhận
thức trong công tác hoạt động nâng cao chất lượng và quản lý nghệ thuật, nghệ
thuật biểu diễn mà mỗi người quản lý nào cũng quan tâm, nhận thức đúng đắn về 3
đối tượng đó là người nghệ sĩ nói chung bao gồm (ca sĩ, nhóm nhạc, tác giả, …);
công chúng/khán giả; và các nhà quản lý. Đặc biệt trong khuôn khổ của công
trình này, chúng tôi mong muốn cần có nhiều hơn những chương trình, các cuộc vận
động về sáng tác, biểu diễn, phát hành để quảng bá các tác phẩm âm nhạc có chủ
đề về hiện thực cuộc sống lao động, học tập…của các tầng lớp nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
+ Đối với các ca sĩ, nhóm nhạc: Ngoài các nghệ
sĩ, ca sĩ được đào tạo từ các trường nghệ thuật chính quy với thời gian học tập
bậc đại học theo hệ chính quy hoặc tại chức, ở bậc trung cấp hoặc cao đẳng, đại
học, tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong nước và quốc tế thì còn
một số lượng lớn ca sĩ chưa được đào tạo qua môi trường chuyên nghiệp dù dài hạn
hay ngắn hạn. Vì vậy để nâng cao nhận thức một cách đồng bồ cho các đối tượng
trên không phải là việc dễ thực hiện. Các ca sĩ được đào tạo từ môi trường
chuyên nghiệp dù đã được học các môn (học phần) mang tính chất định hướng về tư
tưởng, hay những chủ trương về đường lối văn hóa, nghệ thuật của Đảng, nhưng
sau một thời gian dài họ không được cập nhật những chủ trương, đường lối hay những
chính sách pháp luật của nhà nước trong thời kỳ mới do đó phần nào sẽ có những
nhận thức chưa bắt kịp thời đại. Với đối tượng này cần có những lớp, những buổi
trao đổi, học tập, tập huấn ngắn hạn để giúp họ tiếp cận kịp thời những điều mới
trong nhận thức về văn hóa, nghệ thuật nói chung.
Một
số ca sĩ chưa từng trải qua môi trường đào tạo chuyên nghiệp mà trưởng thành từ
môi trường năng khiếu, phong trào, thông qua các cuộc thi, các chương trình
truyền hình là vốn quí làm phong phú môi trường âm nhạc của thành phố. Tuy
nhiên, chính vì chưa được trải qua các môn học bắt buộc về đường lối, chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước trong văn hóa, nghệ thuật nên
vẫn còn đó sự hạn chế trong tư duy và nhận thức của họ trong lĩnh vực này. Điều
đó sẽ dẫn đến việc cho ra đời những tác phẩm theo kiểu “mì ăn liền”, thậm chí
là những tác phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục, những cảnh bạo lực, cảnh “nóng”…
vi phạm vào những điều cấm của một tác phẩm nghệ thuật được công bố và phát
hành tại Việt Nam. Vì vậy, cần tổ chức những lớp học ngắn hạn, hay tọa đàm để
cung cấp cho nhóm đối tượng này những điều được làm và điều cấm trong việc sáng
tác, biểu diễn và phát hành một ca khúc nói riêng và một tác phẩm nghệ thuật
nói chung.
Hơn
hết, tự bản thân các ca sĩ cần phải có tâm trong nghề nghiệp, ngoài việc lao động
hết mình với nghệ thuật thì chính các ca sĩ cũng nên tự nâng cao nhận thức của
mình về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Để một ca khúc được khán giả biết đến,
yêu mến tạo nên tên tuổi cho người ca sĩ là rất khó, nó phụ thuộc phần lớn vào
tính thẩm mỹ trong giọng hát, cách biểu diễn, ngôn ngữ cơ thể, giao lưu với
khán giả của người nghệ sĩ, bên cạnh đó là trách nhiệm của ca sĩ đối với cộng đồng
với những vấn đề chung của cả đất nước.
+ Đối với công chúng khán giả: Cần phải nâng cao năng lực thẩm mỹ, công chúng là một trong 3
thành tố có mối quan hệ mật thiết trong cơ chế vận hành của quá trình sáng tạo.
Công chúng là những người trực tiếp hưởng thụ nghệ thuật, là người đánh giá về
giá trị nghệ thuật đối với người biểu diễn, nên việc nâng cao năng lực thẩm mỹ
của công chúng hưởng thụ nghệ thuật là rất quan trọng. Cần phải giúp khán giả
hiểu được sự sáng tạo nghệ thuật hay - dở, đúng - sai không hoàn toàn độc lập,
nó còn bị chi phối bởi công chúng hưởng thụ.
Trong
giai đoạn hiện nay, kinh tế thị trường đang phát triển âm nhạc nói riêng và các
sản phẩm văn hóa nghệ thuật nói chung trở thành sản phẩm hàng hóa - một loại
hàng hóa văn hóa đặc biệt. Nó sẽ trở thành hàng hóa khi có sự trao đổi giữa người
mua là khán giả, công chúng và người bán là các nghệ sĩ, ca sĩ thông qua thị
trường (hay các nhà tổ chức quản lý trung gian, nhà cung cấp trung gian đem sản
phẩm ra thị trường) nhằm đem lại lợi nhuận cho nhà cung cấp. Điều này dễ dàng dẫn
đến xu hướng chạy theo thương mại hóa bởi những nhà cung cấp sản phẩm muốn có được
những lợi nhuận cao nhất từ việc bán sản phẩm âm nhạc. Việc chạy theo thị hiếu
đơn thuần của một bộ phận khán giả, việc nhanh chóng cho ra đời các tác phẩm âm
nhạc một cách nhanh chóng sẽ dẫn đến nhiều tác phẩm kém chất lượng nghệ thuật,
cả về thẩm mỹ ra đời. Do đó nếu quản lý hoạt động nghệ thuật không chặt chẽ,
theo đúng quy trình hay đồng bộ giữa các ngành thì các sản phẩm nghệ thuật
nghiêm túc sẽ ít có điều kiện xuất hiện thường xuyên mà thay vào đó là những
tác phẩm mang tính thị trường, “mì ăn liền”, sản phẩm kém chất lượng ngày càng
nhiều. Có thể thấy, thị hiếu của công chúng ảnh hưởng rất lớn đến sự sáng tạo của
người ca sĩ, nghệ sĩ trong việc cho ra đời những đứa con tinh thần. Do vậy, cần
nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho công chúng, nhất là công chúng trẻ để giúp họ hiểu
hơn giá trị nghệ thuật cũng như sự sáng tạo đáng quí của các tác giả, ca sĩ và
nghệ sĩ nói chung. Khi đã hiểu được giá trị của các tác phẩm nghệ thuật thì
công chúng sẽ tự biết cách lựa chọn tác phẩm để xem, cũng như biết cách trân trọng
sự sáng tạo của những ca sĩ, nghệ sĩ đích thực.
Chúng
ta cần giáo dục thẩm mỹ cho công chúng để thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ
thuật trên các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, truyền
hình và các phương tiện khác nhưng phải được thực hiện thường xuyên và cho nhiều
thế hệ công chúng từ nhỏ cho đến lớn tuổi. Cần có các chương trình riêng biệt
cho từng độ tuổi, trình độ và được phát vào các khung giờ khác nhau phù hợp với
thời gian nhàn rỗi của công chúng, giúp họ tiếp nhận các chương trình nghệ thuật
một cách hiệu quả nhất.
Việc
nâng cao thẩm mỹ công chúng có hai tác dụng: một là, nâng cao khả năng hưởng thụ của công chúng, qua đó tác động
trở lại đối với nhạc sĩ và ca sĩ, làm cho năng khiếu tiềm ẩn trong công chúng
có điều kiện nảy nở. Hai là, giúp cho
nhà quản lý văn hóa nghệ thuật biết được khó khăn của công chúng khi thưởng thức
âm nhạc để có cách khắc phục thông qua các cơ sở giáo dục nghệ thuật, Sở Văn
hóa, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục thành phố có thể hình
thành một hệ thống để thực hiện tốt công việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công
chúng từ trong nhà trường.
Giáo
dục thẩm mỹ nghệ thuật cho mọi tầng lớp nhân dân đồng thời kết hợp với các
phương tiện truyền thông đại chúng để quảng bá, giới thiệu các nhóm ca, ca sĩ
trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Cần có các đợt hay “chiến dịch” nhằm
giới thiệu các ca khúc hay có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tôn vinh những
nhóm nhạc, ca sĩ giỏi nghề cũng như những đóng góp của họ cho nền âm nhạc nước
nhà để từ đó khán giả sẽ có những nhận thức toàn diện hơn về vai trò, tầm quan
trọng và sự sáng tạo của nhạc sĩ, ca sĩ của trong những chương trình nghệ thuật.
Về
công tác quản lý cần phải có biện pháp chế tài đối với các sản phẩm nghệ thuật
kém chất lượng, xử phạt nghiêm đối với nghệ sĩ biểu diễn gây phản cảm và không
đúng với mục đích của chương trình biểu diễn. Những khán giả góp phần lan truyền
những tác phẩm vi phạm luật trên không gian mạng cũng cần phải xử lý triệt để với
các hình thức xử phạt, chế tài đủ mạnh để răn đe. Trong thực tế đã có các biện
pháp xử lý đối với các sai phạm nhưng vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và
thiếu hiệu quả.
3.2.2.
Giải pháp về nguồn nhân lực
Tăng
cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật ca múa nhạc
của các đơn vị tư nhân, các nhóm nhạc, nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý
cho các trưởng nhóm trưởng nhóm nhạc. Đội ngũ này cần có khả năng nắm bắt những
nội dung văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực NTBD. Nắm bắt diễn biến của thị
trường hoạt động của thị trường âm nhạc và tư vấn tham mưu cho các cấp để ban
hành các văn bản, nội quy quy định để kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nhà
nước. Cần có những lớp tập huấn và triển khai các nghị định, các văn bản pháp
quy để những người quản lý các nhóm ca kịp thời nắm bắt và triển khai cho các
thành viên tuân thủ, thực hiện. Bên cạnh việc sử dụng các ca khúc truyền thống,
những ca khúc đã tạo nên tiếng vang trước đây thì các nhóm ca vẫn rất cần những
ca khúc mới, những ca khúc có thể tiếp cận được các khán giả trẻ hiện nay. Nên
có những sáng tác mới dành riêng cho các nhóm ca phù hợp với chất giọng, và
phong cách biểu của từng nhóm ca, từ đó sẽ giúp cho các nhóm ca hình thành và
khẳng định phong cách từ các sáng tác của nhạc sĩ dành cho riêng mình. Nâng cao
năng lực sáng tác cho các nhạc sĩ trẻ bằng những lớp tập huấn bên cạnh việc
nâng cao chất lượng đào tạo lực lượng sáng tác tại các trường lớp Cao Đẳng, Đại
học…
Các
nhóm ca cần tạo cho mình một phong cách riêng trong giọng hát, phong cách biểu
diễn, loại nhạc riêng để tạo nên dấu ấn của riêng mình. Bên cạnh đó, các nhóm
ca có thể đặt hàng những nhạc sĩ sáng tác các ca khúc mới riêng cho nhóm của
mình. Thực tế cho thấy, hiện nay đã có một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc độc quyền
cho các ca sĩ hát đơn chứ rất ít trường hợp nhóm ca được các nhạc sĩ sáng tác
nhạc độc quyền. Các nhóm ca cũng nên phát triển việc tự sáng tác các ca khúc
cho riêng mình nhằm phát huy được thế mạnh của các thành viên trong nhóm. Nhạc
sĩ Đinh Quang Minh Trưởng phòng nghệ thuật dân gian Trung tâm
văn hóa Thành phố
cũng cho rằng “Nếu muốn tồn tại họ phải
hát đa dạng dòng nhạc, không theo style (phong cách) gì để còn có show duy trì
nhóm. Các nhóm trẻ tan dần vì không còn nhiều các show sân khấu để hoạt động
như ngày xưa” [PL2,6]. Bên cạnh đó, các nhóm cần nâng cao các kỹ năng thanh
nhạc, nhạc lý, động tác, vũ đạo sao cho thật hấp dẫn và hòa quyện. Nhu cầu của
khán giả hiện nay phần lớn là nghe-nhìn nên các nhóm ca cần nâng cao đồng bộ cả
về chất lượng nghệ thuật và hình thức biểu diễn. Trang phục đẹp mắt, ấn tượng,
phù hợp với từng ca khúc và loại nhạc mà nhóm theo đuổi sẽ giúp cho khán giả dễ
dàng nhận biết “thương hiệu” của nhóm cũng như tạo nên đặc điểm riêng so với
các nhóm khác trong một thị trường âm nhạc có quá nhiều nhóm ca như hiện nay.
Ngày
nay việc biểu diễn trên các sân khấu không thể tách rời việc phát hành MV
(Music video) hay các Album trên các kênh khác. Vì vậy, bên cạnh biểu diễn trên
các sân khấu chuyên nghiệp thì các nhóm cần đầu tư sản xuất những MV (Music video)
chất lượng, đặc sắc để tìm khán giả mới của mình trên các nền tảng mạng xã hội
và intenet hiện nay. Sử dụng không gian mạng, công nghệ 4.0 để quảng bá hình ảnh
là một việc làm mang tính chất cấp thiết hiện nay mang tính chất sống còn đối với
hoạt động của các nhóm ca. Việc các nhóm ca tự thành lập phòng thu cho riêng
mình như trường hợp Sức Sống Trẻ cũng là một sáng tạo tích cực để cho các nhóm
ca phát triển bền vững hơn.
Các
nhóm ca bên cạnh việc nâng cao kỹ năng biểu diễn thì cần tự nâng cao tính thẩm
mỹ trong việc chuẩn bị cho mình những bộ trang phục biểu diễn đúng với nội
dung, chủ đề tư tưởng tiết mục, chương trình, tránh những trường hợp ăn mặc phản
cảm, trái với thuần phong mỹ tục.
Quản lý các nhóm ca là một dạng đặc thù trong
công tác quản lý. Các công ty, đơn vị là quản lý các nhóm ca hoặc các nhóm
trưởng trực tiếp quản lý các nhóm ca cần phải nâng cao trình độ, kỹ năng, cũng
như nghệ thuật quản lý qua đó nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của
các nhóm ca để bắt kịp xu thế và nhu cầu của khan giả trong thời buổi hiện nay.
Quản lý phải bằng các hợp đồng pháp lý cụ thể, và giải thích một cách rõ ràng
cho các thành viên trong nhóm tránh trường hợp kiện tụng về sau. Bên cạnh những
pháp lý ràng buộc thì quản lý các ca sĩ cũng cần phải nắm bắt tâm tư tình cảm
của các thành viên, đầu tư xây dựng thương hiệu cho các cá nhân, tổ chức sản
xuất thường xuyên các sản phẩm âm nhạc để đưa nhóm ca đến gần hơn với công
chúng. Việc chia tiền bồi dưỡng cũng thật rõ ràng, công tâm, thưởng cho các
thành viên tích cực trong những dịp đặc biệt cũng là một cách tạo nên sự phấn
đấu cho từng thành viên. Nhờ những nhạc sĩ, ca sĩ có trình độ chuyên môn nâng
cao tay nghề cũng như kỹ năng sáng tác, biểu diễn cho các thành viên nhóm ca.
Tổ chức những chuyến tham quan, xem những chương trình biểu diễn của các nhóm
ca nổi tiếng trên thế giới để các thành viên có thêm kinh nghiệm và gắn kết với
nhau nhiều hơn.
Theo nhạc sĩ Đinh Quang Minh thì: “Việc quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật một nhóm nhạc cũng
như quản lý để phát triển một công ty, thậm chí có thể khó hơn vì nguồn nhân
lực này có đặc thù là nghệ thuật. Cái thuận lợi nhất đó chính là đam mê của các
bạn… khác với những ngành nghề khác là sự đam mê của các bạn khá cao, còn lại cái
khó khăn nhất trong lĩnh vực này là sự gắn kết nội bộ, vì nghệ sĩ luôn có cái
tôi rất cao. Sự gắn kết một nhóm nhạc cũng đòi hỏi người quản lý phải có kinh
nghiệm và nghệ thuật quản lý mới có thể duy trì và nâng cao phát triển hoạt
động một nhóm nhạc thành danh” [PL2, 6]. Ca sĩ Minh Thảo trưởng nhóm Nhật Nguyệt cũng cho rằng “Nhật
Nguyệt đã nhiều lần thay đổi thành viên, sau thời gian hoạt động một số thành
viên không còn chung mục đích như ban đầu, các bạn có cuộc sống, con đường
riêng để đi, nếu như không còn chung chí hướng thì rất khó song hành cùng nhau” [PL2, 5]. Vì vậy, tạo nên sự
đoàn kết gắn bó lâu dài của các thành viên trong các nhóm nhạc thì ngoài những
bản hợp đồng còn là tài năng, đức độ của các trưởng nhóm hay các quản lý của
các nhóm. Ca sĩ Vũ Đức Mạnh trưởng nhóm Sức Sống Trẻ cho biết kinh nghiệm của
mình: “Là
một trưởng nhóm tội phải đứng ra giải quyết một cách ổn thỏa để xoa dịu các bạn
và gắn kết các thành viên với nhau bằng cách tổ chức các buổi dã ngoại, tham
quan, tạo những kỷ niệm đẹp để các bạn có không cảm thấy nhàm chán và tạo thêm
cảm xúc tốt để khi về các bạn làm việc có hiểu quả hơn” [PL2, 4].
3.2.3.
Giải pháp cho các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Việc phát triển các nhóm ca hiện nay đang là một xu
thế trong nền âm nhạc quốc tế. Sự kiện tổng thống Hàn Quốc vào tháng 7 năm 2021
đã bổ nhiệm nhóm nhạc nổi tiếng “BTS” làm
đặc phái viên ngoại giao công chúng như là một cách quảng bá nền văn hóa
Hàn Quốc đến với quốc tế. Sau đó, nhóm
nhạc Hàn Quốc đã xuất hiện trong những sự kiện lớn của quốc tế trong đó
có cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 76. Điều này đã cho thấy vai
trò và tầm quan trọng của các nhóm ca trong việc giới thiệu, quảng bá nền văn
hóa nghệ thuật của một quốc gia trong thời buổi hiện nay. Vì vậy các đơn vị biểu
diễn nghệ thuật kể cả công lập và ngoài công lập cần tạo điều kiện để cho các
nhóm ca phát triển. Cần phải có các chiến lược đầu tư, đào tạo cho các nhóm ca
để từ đó không chỉ chiếm lĩnh được thị trường âm nhạc Việt Nam mà còn vươn tầm
khu vực và quốc tế. Đây sẽ là một chiến lược đầu tư dài hạn từ khâu tuyển chọn
thành viên, đạo tạo các kỹ năng về thanh nhạc, sử dụng nhạc cụ, vũ đạo…với những
bản hợp đồng thật chặt chẽ để tránh những trường hợp vi phạm hợp đồng dẫn đến
việc tan rã các nhóm ca như một số trường hợp trước đây.
Tại Việt Nam có thể khẳng định vai trò không thể
thiếu của các nhóm ca trong các chương trình nghệ thuật tổng hợp, các lễ hội,
các sự kiện âm nhạc hay các đêm nhạc mang chủ đề riêng của từng ca sĩ, nhạc sĩ.
Cần phát triển thêm những chương trình với sự đóng góp của các nhóm ca với nhiều
phong cách biểu diễn khác nhau trong một chương trình. Biên tập phần biểu diễn
của các nhóm ca sao cho phù hợp với chương trình, cần hạn chế việc đưa các nhóm
ca xuất hiện chỉ để minh họa cho các ca sĩ chính (ca sĩ đinh) mà hãy tôn trọng
các nhóm ca như những tiết mục biểu diễn độc lập với những giá trị nghệ thuật
riêng mà họ mang lại cho chương trình. Tránh trường hợp để ca sĩ hát nhép (thu
âm trước và ca sĩ chỉ xuất hiện ra sân khấu nhép lại, thường xuất hiện trong
các chương trình truyền hình trực tiếp) trong những chương trình không được
phép hát nhép. Trong quá trình tổ chức cho các nhóm ca biểu diễn bên cạnh những
yếu tố về nghệ thuật thì việc kiểm soát chặt chẽ trang phục biểu diễn cũng như
những phát ngôn trong quá trình giao lưu với khán giả cũng là một việc làm cần
thực hiện chặt chẽ, thường xuyên với các nhóm ca, ca sĩ.
Các đơn vị tổ chức biểu diễn cần có các chiến lược
quảng bá hình ảnh các nhóm ca đến với công chúng trên nhiều phương tiện cả về
trực quan (băng-rôn, baner, poster…) trên các phương tiện truyền thông khác như
báo chí, mạng xã hội.v.v…
Cần trả tiền bồi dưỡng xứng đáng cho các nhóm ca, bởi
số lượng thành viên đông nên tiền chi lại sau mỗi đêm diễn cho mỗi người là quá
thấp trong khi việc đầu tư kinh phí cho trang phục, tập luyện cho từng thành
viên là khá tốn kém. Đạo diễn Hoàng Duẩn cho biết “Hiện nay việc trả tiền cát-xê cho các nhóm ca có phần thiệt thòi,
bởi một nhóm ca thường từ 3 thành viên trở lên, trung bình có 5-7 thành viên,
có nhóm ca trên 10 thành viên nhưng kinh phí trả cho họ lại rất ít. Thậm chí có
nhóm sau khi khi chia đều cho các thành viên thì mỗi người có khi chỉ còn
100.000 đồng đến 150.000 đồng cho các show diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh trong
khi đó họ phải chi ra tiền trang phục, trang điểm, tiền xăng xe, chưa kể các
khoảng tiền như làm nhạc, thuê địa điểm tập luyện…”[PL2, 1]. Việc trả tiền xứng đáng cũng sẽ giúp cho các nhóm ca đầu tư về nghệ thuật
và hình thức cho các tiết mục của mình, điều đó sẽ giúp thu hút khán giả đến với
các chương trình nghệ thuật ngày một nhiều hơn.
3.2.4.
Giải pháp công tác nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Quản
lý và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật một nhóm nhạc cũng như quản lý
để phát triển hoạt
động nghệ thuật ca múa nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, nhất
là về số lượng nhân sự phụ trách về lĩnh vực âm nhạc ở phòng quản lý nghệ thuật
quá ít. Điều đó không có nghĩa là phải tuyển thêm số lượng con người, với bối cảnh
tinh giản biên chế như hiện nay thì cần cơ cấu lại lực lượng nhân sự làm công
tác quản lý văn hoá, và tăng cường chuyên môn chất lượng và năng suất lao động,
cơ cấu lại lực lượng quản lý trong lĩnh vực quản lý nghệ thuật âm nhạc. Tạo điều
kiện cho những cán bộ quản lý nghệ thuật nâng cao trình độ chuyên môn về thanh
nhạc, có thời gian tiếp cận với các hoạt động thực tiễn tại các đơn vị, các sân
khấu để có thể kịp thời nắm bắt thị hiếu công chúng cũng như các hoạt động của
nhóm ca từ đó có thêm những nâng cao định hướng giúp các nhóm ca phát triển
hơn.
Công
tác hậu kiểm trong các chương trình nghệ thuật đã được cấp phép cần được duy
trì thường xuyên, chặt chẽ. Bởi đã có những chương trình sau khi được cho phép
biểu diễn thì ca sĩ thay đổi bài hát, thay đổi trang phục, hát thêm các ca khúc
chưa được duyệt trong buổi duyệt chương trình và dẫn đến những sự cố như chung
tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Bên cạnh công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm
thì việc xử phạt, chế tài cũng phải đủ mạnh để răn đe các trường hợp vi phạm,
hoặc cố ý vi phạm, thậm chí rút giấy phép các công ty, đơn vị tổ chức cố ý để
cho ca sĩ vi phạm trong biểu diễn những ca khúc không được cho phép biểu diễn,
hoặc tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật mà chưa được sự cho phép của cơ
quan có thẩm quyền.
Sở Văn hóa,
Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cần có chủ trương để có thể kết hợp với các tổ
chức như: Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa sinh viên, Hội âm nhạc thành phố,
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Liên hoan các nhóm ca hoặc Liên
hoan các nhóm ca trẻ định kỳ 2 năm một lần, với ban giám khảo là những nhạc sĩ,
ca sĩ, những nhà sản xuất âm nhạc có uy tín, từ đó sẽ tạo nên cú hích mới đối với
sự phát triển cho hoạt động nghệ thuật của các nhóm ca tại Thành phố. Cần tổ chức
những đợt hội thảo, tọa đàm giữa các nhà quản lý với các nhóm ca trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, một mặt để ghi nhận những đóng góp của các nhóm ca trong
hoạt động văn hóa nghệ thuật của Thành phố, một mặt sẽ góp phần định hướng cho
các nhóm ca phát triển ổn định hơn trong thời gian tới.
Sở Văn hóa, Thể thao cần phối kết hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong việc xử phạt thích đáng,
hoặc hạn chế tối đa việc đưa lên các trang mạng, các kênh youtube những MV (Music
video) ca nhạc có nội dung nhảm nhí, ca từ dung tục, thô thiển, trang phục hở
hang, vi phạm thuần phong mỹ tục, những câu chuyện trong các mang màu sắc mê
tín dị đoan, bạo lực, quái dị, hình ảnh bị cấm đưa lên truyền thông cộng đồng
như: rượu bia, thuốc lá, vi phạm an toàn giao thông, thậm chí là sử dụng ma
túy. Thời gian qua đã có một số MV (Music video) vi phạm những điều này nhưng vẫn
còn khá nhiều trên không gian mạng chưa được gỡ xuống. Có một thực tế đáng suy
gẫm đó là trong khi ca sĩ hát trong một chương trình nghệ thuật thì cần phải được
duyệt toàn bộ nội dung bài hát, thẩm định giọng hát, cũng như trang phục, trong
khi đó một MV (Music video) được đưa lên mạng thì dường như không ai kiểm duyệt
các MV (Music video) này với những nội dung tương tự. Kênh Youtube chỉ cảnh báo
tác phẩm đó có vi phạm bản quyền tác giả hay không mà thôi, còn những nội dung
khác họ không quan tâm. Điều này rất tai hại, bởi khán giả của chúng ta phần lớn
chưa được đào tạo để hiểu và thưởng thức âm nhạc một cách đúng nghĩa, nhất là
khán giả trẻ. Nên khi thấy tác phẩm nào trên mạng được xem nhiều, bàn luận nhiều
hay có các chiêu trò quảng bá, truyền thông hấp dẫn thì họ sẽ vào xem và khen
ngợi trong khi đó những tác phẩm được các nhóm ca, ca sĩ biểu diễn trên các sân
khấu chính thống thì họ rất ít có cơ hội tiếp cận và từ đó họ có những đánh giá
không chính xác về nghệ thuật cũng như chất lượng đích thật của các tác phẩm
hay công sức sáng tạo của các nghệ sĩ, ca sĩ trên các sân khấu so với các MV
(Music video) trên không gian mạng.
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1. Đối với các cấp lãnh đạo của Thành phố,
Sở Văn hóa, Thể thao và Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh
Để
thực hiện có hiệu quả Nghị định 144/2020/NĐ-CP về quản lý Nghệ thuật biểu diễn thực sự đi vào đời sống xã hội, nhằm thiết lập lại trật tự, kỷ
cương trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đề nghị Bộ VH,TT&DL cần nghiêm cứu,
bổ sung một số hạn chế của Nghị định, nhất là các điểm trong Thông tư quy
định việc tiếp nhận các ca sĩ nước ngoài về biểu diễn tại Việt Nam với mục đích
doanh thu. Ngành VH&TT các cấp cần tiếp tục tham mưu bổ sung sửa, đổi những
hạn chế trong hai văn bản thuộc Nghị định và Thông tư trên, cần có chế tài quy
định rõ trách nhiệm trong các lực lượng thực thi, phối hợp, tạo môi trường cho
nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng hướng và lành mạnh, đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân. Để các nhóm ca
hoạt động đúng hướng, vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của công
chúng thành phố, đồng thời góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh cho giới trẻ
và ngành VHTT TP.HCM cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hình thức nội dung
chương trình trình diễn của các nhóm ca. Kịp thời có văn bản chấn chỉnh đối với
công tác quản lý nhà nước và cấp phép biểu diễn nghệ thuật đối với các địa
phương; cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra; phối hợp với các đơn vị chức
năng khác có liên quan xử lý các vi phạm. Quản lý các nhóm ca không thể tách rời
khỏi nâng cao chất lượng và quản lý hoạt động biểu diễn âm nhạc cũng như hoạt động
biểu diễn nghệ thuật của một đất nước. Khi nào có một bộ luật rõ ràng về Nghệ
thuật biểu diễn thì khi đó công tác quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật nói
chung, quản lý nâng cao chất lượng chất lượng hoạt động nghệ thuật các nhóm ca
nói riêng mới có đủ khung cơ sở pháp lý để
thực hiện công tác nâng cao chất lượng chất lượng hoạt động nghệ thuật
và quản lý các nhóm ca một cách toàn diện.
Là
một địa phương có hoạt động văn hóa nghệ thuật kịp thời cung cấp trao đổi các
sôi nổi bậc nhất trong toàn quốc nên Sở VHTT TP.HCM từ thực tiễn công tác quản lý của mình cần có những
đề xuất để Bộ VHTT&DL cũng như các cơ quan chức năng để ban hành những văn
bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, trong đó cần sớm thông qua Luật
liên quan đến hoạt động Tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Bên cạnh đó Sở VHTT
TP.HCM
cũng cần kết nối thông tin với các đơn vị quản lý trong toàn quốc để kịp thời
thông tin giúp có giải pháp ngăn chặn sớm những vi phạm, bởi đã có những trường
hợp bị cấm diễn ở địa phương này nhưng lại được biểu diễn ở địa phương khác. Đồng
thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách
làm công tác quản lý biểu diễn nghệ thuật, cán bộ thanh tra để họ có đủ năng lực,
hiểu biết tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong lĩnh vực này.
Để
thúc đẩy phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong thời gian tới lãnh đạo
thành phố quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; gắn đào tạo
chính quy với đào tạo ngắn hạn; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ
nghiên cứu cho các trường, viện; phát triển lực lượng lý luận phê bình nghệ thuật
biểu diễn có trình độ, chuyên môn phù hợp với thực tiễn phát triển của nghệ thuật.
Những bài viết về lý luận phê bình tốt, có chất lượng không chỉ chấn chỉnh các
trường hợp sai phạm, yếu kém về chuyên môn mà còn góp phần động viên phát triển
tài năng âm nhạc, cũng như định hướng cho sự phát triển của nền âm nhạc Thành
phố.
Về
cơ chế chính sách, thành phố cần rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật;
xây dựng cơ chế khuyến khích huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước
và quốc tế, các nguồn tài trợ hợp pháp từ tổ chức, cá nhân tham gia vào việc
đào tạo nhân lực, sản xuất chương trình, phân phối sản phẩm, truyền thông quảng
bá các sản phẩm âm nhạc cũng như giới thiệu những gương mặt âm nhạc mới, có chất
lượng đến với công chúng trong nước và quốc tế. Cần có cơ chế phối hợp giữa cơ
quan, đơn vị nghệ thuật biểu diễn với các cơ quan truyền thông ở cấp Trung ương
và địa phương trong việc tổ chức, sản xuất, phát sóng các chương trình nghệ thuật...
Hội
nhạc sĩ TP.HCM cần phối kết hợp với Sở VHTT TP.HCM và các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn Thanh
niên, Công Đoàn, Phụ Nữ, Hội sinh viên cũng như các đơn vị tổ chức các cuộc
thi, liên hoan các nhóm ca toàn thành, khu vực và toàn quốc nhằm tạo nên khí thế,
thúc đẩy phong trào sáng tác và biểu diễn của các nhóm ca.
Thành
phố cần chủ động bố trí nguồn ngân sách để đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà hát
biểu diễn nghệ thuật, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động biểu diễn
nghệ thuật; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư
phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn. Hiện nay TP.HCM có đơn vị Trung tâm ca nhạc nhẹ, Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen
là nơi có các nhóm ca thường xuyên hoạt động nhưng lại không có một nhà hát
đúng chuẩn cho họ hoạt động. Các sân khấu biểu diễn thường xuyên trước đây như
sân khấu Trống Đồng hay sân khấu 126 (trên đường Cách Mạng Tháng 8, nay thuộc
Trung tâm văn hóa quận 3) nay cũng đã đóng cửa. Nên việc xây dựng một nhà hát
đúng nghĩa với âm thanh ánh sáng và các trang thiết bị hiện đại cho biểu diễn
nghệ thuật âm nhạc là vô cùng cần thiết. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các
đơn vị xã hội hóa xây dựng các nhà hát ca múa nhạc chuyên nghiệp, các sân khấu
ca nhạc chuyên nghiệp như trước đây đã từng có Sân khấu Trống Đồng, Sân khấu
126…
Về
quảng bá và hợp tác quốc tế, cần chú trọng lồng ghép chương trình hoạt động biểu
diễn nghệ thuật gắn với các sự kiện ngoại giao, giao lưu văn hóa khu vực và quốc
tế; tăng cường giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật có giá trị ra thế giới và ngược
lại... Có như vậy, ngành nghệ thuật biểu diễn của thành phố trong thời gian tới
sẽ tạo nhiều sản phẩm chất lượng nghệ thuật cao đáp ứng nhu cầu thưởng thức của
nhân dân nói chung, du khách quốc tế nói riêng. Tăng cường các chuyến lưu diễn
quốc tế cho các nhóm ca, và ngược lại nên mời các đoàn quốc tế đến giao lưu tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Cả nước nói chung. Cần tạo điều kiện cho các nhóm ca
được tham gia nhiều hơn các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế. Tổ
chức liên hoan các nhóm ca trong toàn quốc và khu vực cũng là một trong những
hoạt động thúc đẩy sự phát triển của nền âm nhạc phát triển trong đó các nhóm
ca trong nước cũng sẽ có cơ hội cọ xát thực tiễn có thêm những kinh nghiệm để
phát triển hơn.
3.3.2.
Đối với các đơn vị công lập và ngoài công lập
Nâng cao chuyên môn cho đội ngũ đạo diễn, biên tập
các chương trình nghệ thuật. Chỉ khi được đào tạo đầy đủ và nâng cao thì lực lượng
này mới có được những kịch bản hay, và bố trí đúng vị trí cho các tiết mục nghệ
thuật và các nhóm ca nói riêng. Mạnh dạn đặt hàng các tác phẩm mới cho nhạc sĩ
sáng tác cho các nhóm nhạc, cần tạo điều kiện cho các nhóm nhạc giới thiệu tác
phẩm mới. Một bản hợp đồng với đầy đủ các quy định rõ ràng về pháp lý trong các
chương trình biểu diễn hay các đào tạo, ký kết độc quyền để đào tạo, phát triển
các nhóm nhạc sẽ giúp cho các đơn vị yên tâm vạch ra các chiến lược lâu dài
trong việc phát triển ổn định các nhóm ca, tránh được các rủi ro xảy ra. Cũng
nên tạo điều kiện cho các nhóm ca tham gia những chương trình biểu diễn của các
nhóm ca nổi tiếng trên thế giới.
Các đơn vị có thể học tập, áp dụng các phương pháp
quản lý, công nghệ quản lý thành công từ các nhóm nhạc thành danh từ các quốc
gia khác để vận dụng nhằm nâng cao chất lượng cho các nhóm ca tại đơn vị mình.
Chiến lược truyền thông tốt cũng sẽ giúp cho các đơn vị tạo nên thương hiệu cho
các nhóm ca và mang lại lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của mình. Một chiến
lược chủ đạo từ việc sản xuất ra sản phẩm trên mạng đến các tiết mục biểu diễn
trên sân khấu sẽ giúp cho các nhóm ca phát triển ổn định.
3.3.3.
Đối với các cơ sở đào tạo thanh nhạc
Việc đào tạo âm nhạc, thanh nhạc nói chung tại TP.HCM hiện nay ngoài các trường Đại học, Cao đẳng công lập và ngoài công lập
thì còn có nhiều trung tâm và các cơ sở đào tạo tư nhân khác. Nhu cầu được học
thanh nhạc, được thành lập các nhóm ca nhu cầu có thật của các bạn trẻ nhất là
sinh viên. Vì vậy trong các chương trình đào tạo ngoài những giáo trình, chương
trình đào tạo hiện nay cần có thêm những
giáo trình, những bài giảng dành riêng cho các nhóm ca. Trong đó ở nội dung kiến
thức ngành hoặc cần bổ sung những bài học về hình thể, vũ đạo, phong cách biểu
diễn… với thời lượng hợp lý để tạo nền tảng cho người học một cách toàn diện
hơn của một người nghệ sĩ khi đứng trước công chúng.
Kinh nghiệm của những ca sĩ thành danh cũng sẽ là một
trong những bài học bổ ích cho các cơ sở đào tạo. Thực tế TP.HCM có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng với nhiều dòng nhạc khác nhau nhưng không
phải ai cũng trở thành giảng viên thanh nhạc hay âm nhạc ở các cở sở đào tạo.
Vì vậy, bổ sung những buổi nói chuyện giao lưu giữa những ca sĩ này cùng với
các học viên, sinh viên cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho người học. Những kiến thức
về quản lý văn hóa nghệ thuật và công tác tư tưởng cũng cần có các kênh tiếp cận
đến người học ở các lớp học của các cơ sở tư nhân, các trung tâm đào tạo ngoài
công lập.
Tiểu kết chương 3
Kể từ khi đất nước được thống nhất, sự nghiệp phát
triển văn hóa nghệ thuật của cả nước luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính
Phủ, Nhà nước. Trong giai đoạn hiện với sự hội nhập và phát triển hiện nay của
đất nước với thế giới, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa nghệ thuật nói
chung, âm nhạc nói riêng cần phải được tăng cường. Nghị định 144/2020/NĐ-CP ban
hành ngày 14/12/2020 “Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn” cùng với các văn bản qui phạm pháp luật chính là
việc hiện thực hóa chủ trương lãnh đạo của Đảng thông qua nghị quyết Trung ương
33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” ban hành ngày 9/6/2014. Thực
hiện công tác nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý các nhóm ca cũng không nằm
ngoài sự định hướng chung này của đất nước.
Hiện nay sự phát triển của các nhóm ca tại TP.HCM bên
những mặt tích cực như lực lượng đông đảo, biểu diễn đa thể loại, phong cách từ
âm nhạc truyền thống cách mạng đến nhạc trẻ trung, từ các ca khúc trong nước đến
các tác phẩm quốc tế; sự linh động, trẻ trung trong công tác sáng tác, dàn dựng,
biểu diễn, thì vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là những hạn chế tồn tại do mặt
trái của sự hình thành thị trường âm nhạc. Nhiều nhóm ca biểu diễn các tiết mục
có chất lượng nghệ thuật thấp, ăn mặc phản cảm, sao chép các tiết mục của các
nhóm ca trước đây, tình trạng bắt chước trào lưu và phong cách các nhóm ca nước
ngoài đặc biệt là Hàn Quốc, Nhất Bản, Châu Âu, Mỹ… Công tác nâng cao chất lượng
hoạt động quản lý các nhóm ca vẫn còn lõng lẽo, thiếu những chính sách từ các cấp
lãnh đạo Thành phố, từ Hội âm nhạc và các cơ quan hữu trách. Các nhóm ca phát
triển thiếu bền vững, nhanh chóng hợp-tan. Sự khó khăn trong kinh phí đầu tư
các tiết mục, thị trường chưa hình thành nên “qui định” tương xứng trong giá trị
của các nhóm ca nên việc chi tiền bồi dưỡng cho công sức lao động sáng tạo của
các nhóm ca còn nhiều bất cập. Các nhóm ca biểu diễn dòng nhạc cách mạng và các
nhóm ca biểu diễn dòng nhạc trẻ còn thiếu địa điểm biểu diễn, thiếu các cơ sở vật
chất chuyên nghiệp cho sự hình thành các nhóm ca chuyên nghiệp đẳng cấp khu vực
trên địa bàn thành phố.
Cần có những chính sách nâng cao, quản lý, phát triển từ cấp
vĩ mô nhà nước, đến địa phương; những chủ trương cụ thể của các cơ quan công lập
đến định hướng phát triển của các công ty tổ chức biểu diễn, các nhóm ca mới có
thể giúp tạo nên một môi trường thuận lợi cho các nhóm ca phát triển. Những giải
pháp liên quan đến nhận thức, đến yếu tố con người, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, ứng dụng và thích nghi với công nghệ biểu diễn hiện đại. Những khuyến nghị
về việc hình thành Luật về biểu diễn nghệ thuật, tâm lý quản lý, kỹ năng quản
lý các nhóm ca và sự nâng cao kỹ năng biểu diễn âm nhạc, nâng cao công tác đào
tạo, đạo đức nghệ sĩ, trách nhiệm ca sĩ với đất nước từ đó có thể giúp tạo nên
những nhóm ca với bản sắc riêng trong tương lai.
KẾT LUẬN
1/Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế,
văn hóa, xã hội, là nơi hội tụ đông đủ các nhạc sĩ, ca sĩ đến từ khắp các vùng
miền của tổ quốc. TP.HCM cũng là nơi hoạt động âm nhạc diễn ra
sôi nổi và mạnh mẽ nhất trong các địa phương trên toàn quốc, đây cũng chính là
cái nôi cho nhiều nhóm ca ra đời, phát triển. Các nhóm ca tại TP.HCM đã có mặt từ rất sớm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Các nhóm ca
ra đời với nhiều phong cách biểu diễn khác nhau từ âm nhạc truyền thống cách mạng
đến các nhóm nhạc trẻ trung, hiện đại.
2/ Với những đặc điểm về văn hóa, lịch sử mà TP.HCM tồn tại
các nhóm ca dưới nhiều hình thức quản lý khác nhau, trong đó đáng chú ý là có
hai hình thức đáng chú ý: trực thuộc một đơn vị nhà nước quản lý (như trường
nhóm Sức Sống Trẻ); Nhiều nhất là dạng hoạt động “tự quản” theo kiểu tự quản lý
tất cả (như trường hợp nhóm Nhật Nguyệt). Nếu như các nhóm được hoạt động có
đơn vị quản lý hỗ trợ thì có được những thuận lợi trong việc địa điểm tập luyện,
ưu tiên lịch diễn cho đơn vị thì các nhóm hoạt động “tự quản” phải tự lo tất cả
từ địa điểm tập luyện, đầu tư tiết mục, tìm các nhà đầu tư, liên kết các đơn vị
tổ chức biểu diễn. Tuy nhiên dù có đơn vị nhà nước hỗ trợ thì các nhóm ca hiện
nay đều phải tự tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư, tự lên kế hoạch quảng bá hình ảnh,
phát triển thương hiệu của mình, bởi đơn vị nhà nước như Nhà văn hóa Thanh niên
chỉ hỗ trợ về cơ sở vật chất để tập luyện (tùy theo trường hợp) cũng như thỉnh
thoảng mới xếp lịch biểu diễn.
3/ Các nhóm ca tại TP.HCM chủ yếu là các nhóm ca trẻ,
với sự nhanh nhạy của mình nên đã có nhiều tiết mục có giá trị được công chúng
yêu thích từ chất lượng nghệ thuật biểu diễn đến hình thức (trang phục, vũ đạo…).
Bênh cạnh số ít các nhóm ca phát triển tương đối ổn định thì phần lớn các nhóm
ca do chay theo thị hiếu của khán một bộ phận khán giả nên đã có những sự lệch
lạc trong dàn dựng và biểu diễn. Nhiều nhóm ca yếu về chuyên môn, thiếu về nhận
thức được hình thành. Nhiều tiết mục kém chất lượng, ca sĩ ăn mặc phản cảm, chú
trọng về hình thức hơn là chất lượng giọng ca. Tình trạng hát nhép, bắt chước
“copy” các bài hát, động tác, vũ đạo của các nhóm ca khác, các nhóm ca nước
ngoài đã làm cho thị trường âm nhạc thêm những nốt trầm buồn so với một thời
gian từng thành công vang dội của các nhóm ca khúc chính trị trước đây. Các
nhóm ca hình thành rồi tan rã nhanh chóng, sự yếu kém trong quản lý cũng đã dẫn
đến tình trạng kiện nhau ra tòa giữa các nhóm ca và cơ quan quản lý.
4/ Hệ thống văn bản pháp quy cấp Quốc gia chưa theo
kịp sự phát triển của văn hóa nghệ thuật nói chung và hoạt động âm nhạc tại TP.HCM đã gây khó khăn cho cơ quan thực thi pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước
tại TP.HCM dù có những định hướng và tạo điều kiện
cho hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung nhưng bấy nhiêu cũng chưa đủ, chưa
có những chính sách cụ thể liên quan đến hoạt động âm nhạc và các nhóm ca nói
riêng. Các cơ quan như Hội âm nhạc, Sở VHTT chưa có những kết nối trong quản lý
hoạt động các nhóm ca, cũng như chưa có những chính sách thúc đẩy việc nâng cao
chất lượng hoạt động của các nhóm ca.
5/ Để các nhóm ca phát triển cần có văn bản pháp quy
hiện thực hóa đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với văn hóa nghệ thuật
nói chung trong đó có các nhóm ca. Các nhạc sĩ, ca sĩ cần nâng cao kỹ năng biểu
diễn, đạo đức nghề nghiệp, các nhóm ca cần tạo nên những phong cách mang dấu ấn
của riêng mình với những tác phẩm dành riêng cho nhóm bên cạnh những tác phẩm
khác. Nâng cao kỹ năng quản lý cho các đơn vị quản lý các nhóm ca, các nhóm trưởng
bằng các đợt tập huấn. Nâng cao chất lượng đào tạo ca sĩ, âm nhạc tại các trường
chuyên nghiệp, các trung tâm âm nhạc. Tăng cường công tác giáo dục công chúng
âm nhạc cho khán giả. Ứng dụng công nghệ trong việc sáng tác, biểu diễn, tổ chức
biểu diễn, xây dựng thương hiệu cho các nhóm ca.
6/ Nhà nước cần xây dựng những nhà hát chuyên nghiệp,
hiện đại, để có thể đủ điều kiện cho những nhóm ca hiện đại có thể biểu diễn
trên những sân khấu hoành tráng tầm cỡ quốc tế. Tăng cường tổ chức các đợt liên
hoan, hội thi các nhóm ca trong nước và quốc tế tạo động lực cho các nhóm ca
phát triển chuyên nghiệp hơn.
Nhóm ca là một thành phần không thể thiếu trong các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, các lễ hội, sự kiện thu hút đông
đảo khán giả tham dự. Nhóm ca phải được phát triển cả về chất lượng nghệ thuật,
hình thức biểu diễn lẫn sự bền vững lâu bền. Trên thế giới, nhiều nhóm ca đã trở
thành thương hiệu văn hóa, đại sứ văn hóa cho quốc gia ấy đối thoại với quốc tế.
Vì vậy, việc tạo điều kiện cho các nhóm ca tại TP.HCM phát triền là nhiệm vụ
không chỉ của riêng các cơ quan nhà nước mà của chính cả bản thân những nhóm
ca, những cơ sở đào tạo, và cả những công chúng nghệ thuật./.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Anh, Đỗ Thị Minh Thúy (2013), Vấn đề phát triển văn hóa qua văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng,
Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa.
2. Mai An (2013), Văn hóa trở thành nền
tảng tinh thần thúc đẩy xã hội phát triển, Sài Gòn Giải Phóng, (Số 12993),
tr. 1-2.
3. Trần Long Ẩn
(2013), Thực trạng âm nhạc Tp. Hồ
Chí Minh và một số giải pháp, Tham luận Hội thảo khoa học do Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Tp.HCM chủ trì.
4. Lê Thanh Bình (2008), “Truyền
thông đại chúng và quản lý văn hóa đô thị (Đề xuất cho trường hợp Thành phố Hồ
Chí Minh’’, Xã hội học, ( Số 1) (101), tr. 47– 53.
5. Ban tuyên giáo Thành ủy – Sở VH, TT & DL – Liên hiệp các hội Văn học
nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Hội
thảo khoa học: “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng những tác phẩm văn học –
nghệ thuật giá trị tinh thần theo nghị quyết Trung Ương V – khóa VIII”,
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin (1999), Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT, ban hành
kèm theo Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ
thuật chuyên nghiệp.
7. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004, ban hành kèm theo Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu
diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
8. Bộ Văn hóa – Thông tin (2004), Ứng
dụng Marketing trong quản lý văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
9. Bộ Chính Trị
(2008) Nghị quyết số 23 –NQ/TW về tiếp tục
xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.
10.
Bộ Văn hóa – Thông tin, Vụ pháp chế: Những văn bản pháp quy về văn hóa thông tin,
tập IV, V, VI, VII.
11.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL về Chấn chỉnh hoạt
động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
12.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 03/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Nghị đình số 79/2012/NĐ-CP.
13.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật
biểu diễn (2006), Kỷ yếu hội thảo: Thực
trạng và giải pháp để phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn, Hà Nội.
14.
Bộ VH, TT & DL – Cục biểu diễn nghệ thuật
(2012), Tài liệu hội nghị: Triển khai thực
hiện chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL, ngày 16/4/2013 nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức
biểu diễn, thời trang.
15.
Bộ VH,
TT & DL, Trường bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(2012), Tài liệu học tập, lớp bồi dưỡng Kỹ
năng lãnh đạo, quản lý cho các đơn vị nghệ thuật, Hà Nội.
16.
Lê Ngọc Canh (2009), Phương pháp đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
17.
Lê
Ngọc Canh (2010), Nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong thế giới hội nhập, Hội thảo
Khoa học Quốc tế Văn hóa trong Thế giới hội nhập, Nxb Hà Nội, tr 193 – 194.
18.
Huỳnh
Công Duẩn (2014) Quản lý kịch nói ở
Tp.HCM từ năm 1997 đến nay, luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa Trường Đại học
văn hóa Tp.HCM.
19.
Đinh Xuân Dũng (chủ biên)
(2000), Xã hội hóa hoạt động văn hóa một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Hà Nội.
20.
Trần Trọng
Đăng Đàn (1989), về sân khấu, văn học, điện
ảnh, ca nhạc…và về đời sống văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn Nghệ
Tp.Hồ Chí Minh.
21.
Trần Trọng Đăng Đàn (1990), văn
hóa văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam 1954-1975,
Nxb Thông tin - Nxb Long An.
22.
Trần Trọng Đăng Đàn (1998), 23
năm cuối của 300 văn hóa, nghệ thuật Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb
Văn Nghệ.
23.
Đỗ Xuân Định (1994), Lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
24.
Phạm Duy Đức (2013), Giáo trình Quản lý văn hóa,
Học viện chính trị - hành chính quốc gia Tp.HCM, Viện văn hóa và phát triển.
25.
Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên (1998) Địa chí văn hóa Tp.Hồ Chí Minh, tập I: Lịch Sử, Nxb Thành Phố Hồ
Chí Minh.
26.
Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên (1998) Địa chí văn hóa Tp.Hồ Chí Minh, tập III: Nghệ thuật, xnb Thành Phố
Hồ Chí Minh.
27.
Phạm Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2012), Quản lý văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
28.
Bùi Hoài Sơn - Trần Yến Chi (2012), “Tài trợ cho nghệ thuật - giải
pháp cho sự phát triển nghệ thuật ở Việt Nam”, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học,
nghệ thuật, trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tr 393-404.
29.
Nguyễn Thị Hằng (2016), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn ở thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, đề tài nghiên cứu
Khoa học của Sở Khoa học Công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
30.
Nguyễn Thị Hậu chủ biên (2013), Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ, Nxb Văn
hóa – Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.
31.
Đặng Hùng (2001), Phương
pháp sáng tác, Nxb Văn Nghệ Tp.HCM.
32.
Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý kinh tế (2004), Giáo
trình Khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.
Học viện Hành chính quốc
gia (1994), Giáo trình quản lý nhà nước tập
III, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
34.
Học viện Hành chính quốc
gia (2001), Giáo trình quản lý học đại
cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
35.
Học viện Hành chính quốc
gia (2006), Giáo trình quản lý nhà nước về
Văn hóa - Giáo dục – Y tế, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
36.
Học viện Hành Chính Quốc
gia (2008), Giáo trình quản lý học đại
cương, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
37.
Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam (1997), 50 năm sưu tầm nghiên cứu phổ
biến văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
38.
Lê Như Hoa (chủ biên) (1996), Xã
hội hóa hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
39.
Nguyễn Văn Hy (2000), Văn
hóa và quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
40.
Nguyễn Văn Huân (2009), Âm nhạc Việt Nam – Những điều cần biết,
tr. 11 – 20. Nxb Văn hóa Văn hóa – Thông tin.
41.
Trịnh Đình Khôi (2009), “Một số mô hình quản lý văn hóa, văn nghệ
trong kinh tế thị trường cần tham khảo”, Tuyên giáo, (Số 7), Tr.55-58.
42.
Nguyễn Cẩm Lệ (2019), Tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc trong ca khúc đương đại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp,
Kỷ yếu Hội thảo “Xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay và định hướng phát triển do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức”
(tr. 255-266).
43.
Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2019), Xu hướng công nghệ
hóa âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội
thảo “Xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
và định hướng phát triển do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức” (tr.
202-221).
44.
Liên hiệp các hội văn học
nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh (2006), Văn
học- nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp, Nxb Văn nghệ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
45.
Phan Ngọc
(2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb
Văn hóa Dân Tộc, Hà Nội.
46.
Nguyễn Tri Nguyên (2006), Văn hóa tiếp cận lý luận và thực tiễn,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
47.
Nguyễn Tri Nguyên (2008), Chính sách văn hóa của Nhà nước Việt Nam,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
48.
Nguyễn Tri Nguyên (2010), Văn
hoá học - Những phương diện liên ngành và ứng dụng, Nxb Đại học Công nghiệpTP.HCM.
49.
Trương Đình Quang (2000), Mấy
vấn đề bàn về nghệ thuật biểu diễn, Nxb Văn hóa nghệ thuật.
50.
Vương Hồng Sển (2004), Sài
Gòn Năm xưa, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
51.
Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số
vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.Sở Văn
Hóa và Thể Thao (2019), Căn cứ Công văn số 653/NTBD-VP
ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Cục Nghệ thuật biểu diễn: Báo
cáo kết quả hoạt động nghê thuật 2019, phương hướng nhiệm vụ 2020.
52.
Sở Văn Hóa và Thể Thao
(2018), Theo Công văn số 698/NTBD-VP ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Cục Nghệ
thuật biểu diễn về việc báo cáo kết quả công tác văn hóa, thể thao và du lịch
năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019: Báo cáo kết quả hoạt động nghệ thuật
2018, phương hướng nhiệm vụ 2019.
53.
Nguyễn Thị Lan Thanh, Phạm
Bích Huyền, Nguyễn Thị Anh Quyên (2014), Marketing Văn hóa nghệ thuật,
Nxb Lao động – Hà Nội.
54.
Huỳnh Quốc Thắng (2019), Tổng quan về tình hình và định hướng đào tạo
nhân lực góp phần xây dựng đời sống văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
Kỷ yếu Hội thảo “Xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay và định hướng phát triển do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức”
(tr. 311-325).
55.
Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí
Minh (2019), Sản xuất chương trình ca múa
nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay,
Kỷ yếu Hội thảo “Xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay và định hướng phát triển do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức”
(tr.182-201).
56.
Phạm Phương Thùy (2017) Quản lý thị trường âm nhạc trong xu thế hội
nhập, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học lần 3 Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
57.
Phạm Phương Thùy (2019), Về thị trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, “Tạp chí
Giáo dục Nghệ thuật - Số 30/2019”.
58.
Phan Quang Thịnh – Nguyễn
Xuân Hồng – Nguyễn Hồng Anh (2016), Giáo
trình Pháp luật về Văn hóa, Đại học
Văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh.
59.
Thủ
tướng Chính phủ (1995), Nghị định số
87/CP về Tăng cường quản lý các hoạt
động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm
trọng.
60.
Thủ
tướng Chính phủ (2005), Nghị định số
05/2005/NĐ-CP về Chính sách xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y
tế, văn hóa, thể dục thể thao.
61.
Thủ
tướng Chính phủ (2006), Nghị định số
43/NĐ- CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ,tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
62.
Thủ
tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 75/2010/NĐ-CP
về Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hóa.
63.
Thủ
tướng Chính phủ (2011), Quyết định số
316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các
hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với
các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt
động văn học, nghệ thuật”
64.
Thủ
tướng Chính phủ (2012), Nghị định số
79/2012/NĐ-CP Quy định về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
65.
Thủ
tướng Chính phủ (2016), Nghị định số
15/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP.
66.
Viện Nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2006), Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh: con người
và văn hóa trên đường phát triển, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.
67.
Huỳnh Quốc Thắng (2019), Tổng quan về tình hình và định hướng đào tạo
nhân lực góp phần xây dựng đời sống văn hóa, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo xu hướng vận động của văn hóa, nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay và định hướng phát triển.
68.
Trần Thuận (2014), Nam Bộ
vài nét lịch sử - văn hóa, Nxb Văn hóa Văn nghệ, Tp.Hồ Chí Minh.
69.
Tô Vũ (1988), Lược sử âm nhạc Thế giới, Nxb
trẻ.
70.
X.B.Ialtet – Nguyễn Văn Quảng dịch (2003), Lịch sử nghệ thuật, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
71.
Lê Ngọc Tòng (2004), Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn
hóa, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
TÀI LIỆU
INTERNET
72.
Hội âm nhạc Thành phố Hồ
Chí Minh. Http://hoiamnhactphcm.vn.
(Truy cập ngày 22.05.2022)
73.
Âm nhạc là gì? https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_nh%E1%BA%A1c. (Truy
cập ngày 22.05.2022)
74.
Tổng quan về Nhà văn hóa thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. http://nvhtn.org.vn/gioi-thieu-chung/.
(Truy cập ngày 22.03.2022)
75.
Phạm Phương Thùy, “Về thị
trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. http://www.hcmuc.edu.vn/ve-thi-truong-am-nhac-tp-ho-chi-minh-hien-nay.html?fbclid=IwAR2Q2hQsmO44Ks6HYVymnbWZndiJ6YXkBt9FKqRZDzW3ovoicJgbJDNI1e4.
(Ngày
truy cập 23.5.2022).
76.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội
Âm nhạc TPHCM: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/ky-niem-30-nam-thanh-lap-hoi-am-nhac-tphcm-bao-ton-va-phat-huy-nghe-thuat-dan-toc-101706.html.
(Ngày
truy cập 23.5.2022).
77.
Năm 2022 “Tổng thống Hàn Quốc đã chọn nhóm nhạc BTS
làm đặc phái viên ngoại giao cho chuyến công du của mình đến Mỹ”.
https://thanhnien.vn/tong-thong-han-quoc-trao-thu-bo-nhiem-dac-phai-vien-cho-nhom-bts-post1111634.html
78.
Thành phố Hồ Chí Minh công
bố kết quả sơ bộ “Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”. http://tongdieutradanso.vn/tphcm-cong-bo-ket-qua-so-bo-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019.html
79.
Hoàng Hạc, Tiểu Tân, “Tụ điểm ca nhạc thoái
trào: Chơi vơi giữa vòng xoáy thị trường”, báo SGGP, https://www.sggp.org.vn/tu-diem-ca-nhac-thoai-trao-choi-voi-giua-vong-xoay-thi-truong-795040.html (Ngày truy cập 23.5.2022).
80.
Tiểu Tân, “Tụ điểm ca nhạc thoái trào: Thời chỉ
có tụ điểm”, báo SGGP, https://www.sggp.org.vn/tu-diem-ca-nhac-thoai-trao-thoi-chi-co-tu-diem-794893.html, (ngày truy cập 23.5.2022).
81.
Lê Văn Nghĩa, “Nhóm ca khúc
chính trị thập niên 1980”, báo Thanh Niên, https://thanhnien.vn/nhung-nhom-ca-khuc-chinh-tri-thap-nien-1980-post706381.html, (ngày truy
cập 23.5.2022).
82.
S Hà, “Cần mở trường đào tạo
cho nhạc nhẹ cho nhạc sĩ trẻ”, báo Tuổi Trẻ, https://tuoitre.vn/can-mo-truong-dao-tao-nhac-nhe-cho-nhac-si-tre-179989.htm, (ngày truy
cập 23.5.2022).
83.
Tùng Thư, “Ngành nghệ thuật
biểu diễn tại Tp.HCM: Trăn trở với nhiều thác thức”, Báo văn hóa, http://baovanhoa.vn/van-hoa/chinh-sach-quan-ly/artmid/568/articleid/42911/nganh-nghe-thuat-bieu-dien-tai160tphcm160tran-tro-voi-nhieu160thach-thuc, (ngày truy
cập 23.5.2022).
84.
Âm nhạc là gì? Tác dụng của
âm nhạc trong cuộc sống, https://dangcongsan.vn/ted-saigon-noi-gap-go-nhung-tai-nang/dien-dan-va-trao-doi/am-nhac-la-gi-tac-dung-cua-am-nhac-trong-cuoc-song-543970.html (ngày truy cập
5/6/2022).
85. Quỳnh Phạm, 2021, Nhiều nhóm nhạc “sớm nở, tối
tàn”, Nhiều nhóm nhạc “sớm nở, tối tàn”
(suckhoedoisong.vn), (ngày truy cập 6/6/2022).
86.
Thiên Điểu, 2021, Từ
1-2-2021 Ca sĩ được hát nhép thoải mái? https://tuoitre.vn/tu-1-2-2021-ca-si-se-duoc-hat-nhep-thoai-mai-20201217204412477.htm (ngày
truy cập 12.6.2022).
87.
Thủy Trang, 2021, Ca sĩ được
hát nhép, cư dân mạng dậy sóng, réo tên “Chi-Pu”, Nguồn: https://nld.com.vn/giai-tri/ca-si-duoc-phep-hat-nhep-cu-dan-mang-day-song-reo-ten-chi-pu-2020121806265451.htm, (ngày truy
cập 12.6.2022).
88.
Thảo Dung, 2020, Quản lý - nghệ sĩ “đứt gánh giữa đường”: Khi hợp đồng ký bằng… niềm tin. https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Quan-ly-nghe-si-dut-ganh-giua-duong-Khi-hop-dong-ky-bang-niem-tin-i556990/ (Ngày truy cập 12.6.2022).
89.
Tiểu sử về Mozart https://vi.wikipedia.org/wiki/Wolfgang_Amadeus_Mozart (Ngày truy cập 12.6.2022).
90.
Tiểu sử về Vivaldi. https://vi.wikipedia.org/wiki/Antonio_Vivaldi (Ngày truy cập 12.6.2022).
91.
Lê Nam, 2014, Vai trò của
Âm nhạc đối với sự hình thành nhân cách của trẻ em. http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid=3092&sitepageid=656. (Ngày truy cập 12.6.2022).
92.
Phong trào hát cho đồng bào tôi nghe, https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_H%C3%A1t_cho_%C4%91%E1%BB%93ng_b%C3%A0o_t%C3%B4i_nghe (ngày truy cập 10/9/2022)
93.
Mỹ Phương (2020), Tổng sản phẩm trên địa bàn Tp.HCM tăng 1.39%. https://bnews.vn/tong-san-pham-tren-dia-ban-tp-ho-chi-minh-tang-1-39/182300.html (Truy cập
ngày 10/9/2022)
94.
Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-nghien-cuu-chuyen-sau-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/ (truy cập
11/9/2022).