Truyền dạy văn hóa dân gian
Biện pháp hữu hiệu giữ gìn bản sắc
Phan Quốc Anh
NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ BẢN SẮC.
Phan Quốc Anh
Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành nên bởi
những thành tố văn hóa dân gian mà các nhà folklore thường gọi là văn hóa “gốc”,
văn hóa “mẹ”, là “hồn” dân tộc. Văn hóa dân gian được hình thành và đúc kết,
chọn lọc qua hàng nghìn, hàng vạn năm trở thành những viên ngọc sáng, thành
những nét riêng của mỗi dân tộc. Một câu ca dao hay dân ca, một điệu múa hay
một chuyện cổ tích, lúc đầu có thể do một người sáng tác ra từ thực tế cuộc
sống, được truyền khẩu qua thế hệ này qua thế hệ khác, từ vùng này qua vùng
khác, mỗi người sửa một chút (dị bản của dị bản) và được đúc kết đến khi không
thể hay hơn thì trở thành văn hóa dân gian. Vì vậy, mỗi vùng văn hóa, mỗi dân
tộc lại có những thành tố văn hóa dân gian riêng cho mình, trở thành bản sắc
văn hóa dân tộc. Nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ V (khoá VIII) đã đúc kết và
khẳng định những tinh hoa của bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam đồng
thời nêu lên định hướng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng nói: “Bản sắc là cái để
người ta nhận ra khuôn mặt mình”. Nếu dân tộc không giữ được bản sắc văn hóa
cho riêng mình, thì dân tộc đó không còn tồn tại theo nghĩa văn hóa.
Những thành tố văn hóa dân gian đang bị biến đổi mạnh
trong quá trình phát triển, nhất là trong quá trình xây dựng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và mở rộng giao lưu, hội nhập với xu thế toàn cầu hoá. Xu thế này
đang đẩy các dân tộc mất dần cái riêng, đến lúc ai cũng giống ai mà người ta
thường gọi là “đồng hoá”, chữ “dân tộc” chỉ còn phân biệt ở chủng tộc bởi màu
da, hình hài. Rồi từng bước, màu da, hình hài cũng sẽ hoà huyết với nhau và
trên trái đất dần dần chỉ còn một chủng người. Và, hình mẫu văn hóa phương Tây
với những phương thức sống hiện đại hơn sẽ lấn át, sẽ bao trùm xã hội loài
người. Con người trở thành những “cái máy” vô hồn của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.
Vì vậy, mọi dân tộc trên thế giới đang tìm cách níu kéo
bản sắc văn hóa cho riêng mình. Nhưng trong quá trình ấy, luôn luôn xuất hiện
những mâu thuẫn.
Lớp trẻ luôn hướng tới cái mới, cái hiện đại và coi những
cái cũ là lạc hậu, bảo thủ. Ngược lại, những bậc cao niên luôn luôn muốn níu
kéo cái cũ và chậm tiếp thu những cái mới. Quy luật này thể hiện rất rõ trong
đời sống văn hóa. Khi tôi hát những bài dân ca hay những ca khúc của giai đoạn
trước (ca nhạc cách mạng), con gái tôi bảo, sao ba toàn hát nhạc “già” thế!
Trong khi đó, những ca khúc mà con tôi cũng như lớp trẻ thích lại là những ca
khúc rất mới. Là một người cha chưa già lắm, tôi cũng phải tự hỏi mình, có phải
mình đã già, đã bảo thủ chăng? Vì vậy cần phải thật khách quan phán xét. Phải
thừa nhận rằng trong số rất nhiều những bài hát mới (đa phần do giới trẻ sáng
tác) có nhiều bài hay, giai điệu trữ tình, tiết tấu sôi động, dồn dập phù hợp
với giai đoạn “công nghiệp hoá”, nhưng cũng rất nhiều bài hát nhạt nhẽo, vô cảm
cả lời lẫn nhạc. Đó là chưa kể đến những ca khúc lai tạp, coppy từng khúc giai
điệu, tiết tấu của nhạc nước ngoài. Hầu hết, những ca khúc mang tính “thời
trang” âý không sống được bao lâu, đa phần chết yểu. Mỗi ngày, con gái tôi lại
mang về một đĩa hát mới. Tôi hỏi, mấy đĩa hôm trước có bài con mê lắm mà? Con
gái tôi trả lời, mấy bài ấy “xưa’ lắm rồi ba ạ!
Sau khi chia tỉnh, mặc dù là một tỉnh nghèo, nhưng Sở Văn hóa thông tin
Ninh Thuận đã thành lập hai đơn vị rất có ý nghĩa. Đó là Trung tâm nghiên cứu
văn hóa Chăm và Đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp Chăm. Hai đơn vị này đã góp
phần rất lớn trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa dân tộc
Chăm và Raglai. Với định hướng của Đảng về văn hóa dân tộc, mới đây, Tỉnh Uûy
Ninh Thuận đã cho chủ trương củng cố, xây dựng và nâng Đoàn Nghệ thuật bán
chuyên nghiệp Chăm lên thành Đoàn nghệ thuật dân gian mang tính chuyên nghiệp,
theo định hướng khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa nghệ thuật dân gian
dân tộc Chăm và Raglai. Đây là một tin vui cho những cán bộ diễn viên Đoàn nghệ
thuật Chăm. Hiện nay, Đoàn và Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận đang lập đề án
xây dựng và phát triển Đoàn.
Với một vùng văn hóa đặc thù, nơi có trên 60 ngàn người Chăm và gần 50 ngàn
người dân tộc Raglai đang sinh sống và còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân
gian đặc sắc, với sự chỉ đạo đúng định hướng nghệ thuật của Sở Văn hóa thông
tin, chắc chắn Đoàn Nghệ thuật Chăm Ninh Thuận sẽ có những bước tiến dài, góp
thêm môït gam màu đẹp trong bức tranh nghệ thuật biểu diễn phong phú đa dạng
của các dân tộc Việt Nam. Cả Đoàn đang hăng say tập luyện, xây dựng chương
trình mới để xứng đáng với lời khen ngợi của công chúng đã dành cho anh chị em
nghệ sỹ, diễn viên của Đoàn: “Những bông hoa trên miền gió cát”.
(tin) Ninh Thuận :
KHÁNH THÀNH ĐỀN PÔINƯGAR HAMUKUT
Sáng ngày 7/3/2002,
ban phong tục làng Chăm Bĩnh Nghĩa, xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận đã tiến hành làm lễ khánh thành đền Pôinưgar Hamukut. Đến dự có các đồng
chí lãnh đạo Sở Văn hóa thông tin, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa Chăm, các
vị chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức đại diện cho các làng Chăm ở Ninh Thuận.
Thờ mẫu là một trong
những tín ngưỡng dân gian bản địa của người Chăm Ninh Thuận. Đền thờ mẫu chính
là tháp Bà Nha Trang, nay đã trở thành nơi thơ mẫu chung cho cả người Chăm và
người Kinh. Các vị chức sắc Chăm cho biết, chúa bà Pôinưgar có 8 người con gái
đều được thờ phượng ở các vùng Chăm. Pôinưgar Hamukut là người con gái thứ tư
được thờ ở làng Chăm Bĩnh Nghĩa. Những năm gần đây, đền thờ Pôinưgar Hamukut bị
xuống cấp trầm trọng. Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian, thông qua Sở Văn hóa
thông tin Ninh Thuận đã hỗ trợ 36 triệu
đồng để trùng tu, sửa chữa. Nhưng do đã quá xuống cấp, bà con đã quyết định xây
dựng lại theo mẫu đền cũ trên nền cũ. Mẹ xứ sở Pôinưgar rất thiêng liêng trong
tín ngưỡng người Chăm. Vì vậy, việc dựng lại đền có ý nghĩa rất lớn đối với đời
sống tâm linh của người Chăm Ninh Thuận.
Phan Quốc Anh
Người phụ trách, bảo
quản chính của nhà sàn văn hoá là trưởng ban vận động xây dựng thôn văn hoá,
cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ này. UBND các xã
phải quy định trách nhiệm cho các trưởng thôn về việc bảo quản, duy trì hoạt
động văn hoá, phân công người theo dõi, duy trì đọc và quản lý sách báo, duy
trì chương trình truyền thanh, truyền hình, tổ chức chiếu phim và các hoạt động
văn hoá văn nghệ khác tại nhà sàn văn hoá.
Việc xây dựng nhà sàn văn hoá cần kết hợp với
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đối
với những thôn đã phát động xây dựng thôn văn hoá, phải xây dựng xong nhà sàn
văn hoá mới được công nhận danh hiệu “Thôn văn hoá”, “Palei văn hoá”. Đối với
những thôn chưa phát động xây dựng thôn văn hoá, phải có kế hoạch, thiết kế nhà
sàn văn hoá rồi mới được làm lễ phát động xây dựng thôn văn hoá.
Tags:
báo chí