CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT LUẬN
ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG
(Dùng cho người phản
biện, ủy viên)
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Trâm Anh
Tên Luận án: Nghệ thuật tạo hình đồ
trang sức Champa
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Trương Quốc Bình
2.
TS. Phạm Hữu Công
Người nhận xét, phản biện: PGS. TS Phan
Quốc Anh
Trách nhiệm trong hội đồng: Phản biện 2
Cơ quan công tác: Trường Đại học Văn
Lang
Điện thoại liên hệ: 0913.882.368
NỘI
DUNG NHẬN XÉT
1. Tính cần thiết, thời sự,
ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Văn
hóa – nghệ thuật Champa là một di sản đặc sắc, có một sắc màu rất riêng trong bức
tranh đa sắc màu của các dân tộc ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nên đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố
chủ yếu dưới các chuyên ngành về lịch sử, dân tộc học, văn hóa học. Nghệ thuật
tạo hình Champa còn là một khoảng trống khá lớn.
Nghệ
thuật tạo hình của người Chăm xưa được hình thành suốt chiều dài lịch sử hàng
nghìn năm nếu chỉ tính từ Lâm Ấp – Hoàn Vương – Chăm Pa, chịu ảnh hưởng từ nhiều
nguồn văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và là sự hỗn dung với văn hóa bản địa Đông
Nam Á. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa đã được khẳng định vị thế của
mình cùng với nghệ thuật Ăng Co, Java. Bên cạnh sự nổi tiếng của nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc với hàng trăm đền đài, tháp cổ, hàng nghìn bức phù điêu, tượng
cổ gắn với sự hỗn dung tôn giáo được quan tâm nghiên cứu với các chuyên ngành
khác nhau, còn có một di sản nghệ thuật tạo hình trang sức của cư dân
Champa xưa trải dài theo những bước thăng trầm của lịch sử mà xưa nay chưa ai tập
trung nghiên cứu, còn là khoảng trống nghiên cứu, nhất là nghiên cứu bằng
chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật.
Luận
án đã hướng tới mục đích nghiên cứu là khẳng định đặc trưng nghệ thuật tạo hình
đồ trang sức Champa, đánh giá về nghệ thuật, những đóng góp của nghệ thuật tạo
hình trang sức Champa trong di sản nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Việt Nam. Bằng
những phương pháp phù hợp, hiện đại, luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ
thống, hàm lượng khoa học cao, cần thiết với đời sống tạo hình đương đại.
Vì
vậy, đề tài luận án: Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa của NCS Nguyễn Thị
Trâm Anh có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2.
Sự không trùng lắp của đề tài nghiên cứu so với các công trình, luận án đã công
bố ở trong và ngoài nước, tính trung thực, rõ ràng và đầy đủ trong trích dẫn
tài liệu tham khảo.
Theo
khả năng tiếp cận tư liệu nghiên cứu về văn hóa Chăm nói chung, nghệ thuật tạo
hình của người Chăm nói riêng trong và ngoài nước của người phản biện, luận án:
“Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa” không trùng lặp so với các công
trình, luận án đã công bố trong và ngoài nước.
Những
tư liệu thứ cấp và sơ cấp tác giả sưu tầm được để đưa vào Luận án đều chỉ có
giá trị tham khảo. Những công trình tác giả đưa vào danh mục Tài liệu tham khảo
và Tổng quan nghiên cứu đều không trùng lắp với đề tài luận án. Tác giả sử dụng
tư liệu thành văn của các nghiên cứu trước đó đều có tính hợp lý.
Tác
giả sử dụng 167 TLTK, trong đó có 16 TLTK tiếng nước ngoài, 22 TLTK từ mạng
internet. Nhìn chung danh mục TLTK phù hợp với yêu cầu nội dung luận án. Các
trích dẫn tài liệu trong luận án rõ ràng, đầy đủ và trung thực. Chưa phát hiện
được những điểm bất thường trong sử dụng tư liệu thành văn.
3.
Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung, giữa nội dung với chuyên ngành và mã số
chuyên ngành.
Tên
đề tài với nội dung, giữa nội dung với chuyên ngành và mã số chuyên ngành là
phù hợp.
4.
Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu
Với
luận án chuyên ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật, những phương pháp nghiên cứu
tác giả sử dụng đảm bảo độ tin cậy và có tính hiện đại. Việc sử dụng các phương
pháp liên ngành (mỹ học, văn hóa học, sử học, dân tộc học, khảo cổ học) và các
phương pháp phân tích mỹ thuật học, điền dã, phỏng vấn và các thao tác kỹ thuật
thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu, quy nạp…là phù hợp.
Phương
pháp sưu tầm, tập hợp và tra cứu tư liệu thành văn kết hợp với tư liệu điền dã,
thủ pháp thống kê, so sánh, mô tả dưới lăng kính chuyên ngành mỹ thuật đã nhận
diện được các biểu hiện của di sản đồ trang sức Champa một cách khá thuyết phục.
Những câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu được tác giả đưa ra và giải quyết
là phù hợp. Nhờ vậy mà tác giả đã phân tích, giải mã (lý tính kết hợp cảm tính
trong phân tích nghệ thuật) được các đặc trưng của nghệ thuật tạo hình đồ trang
sức Champa.
Các
lý thuyết mỹ học, văn hóa vùng – địa văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa, tiếu
tượng học được tác giả sử dụng là hợp lý.
5.
Kết quả nghiên cứu mới của tác giả
Luận
án đã hệ thống hóa và bổ sung nội dung nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình đồ
trang sức Champa vào lịch sử nghiên cứu trang sức Việt Nam.
Sau
khi phân loại, hệ thống các loại hình đồ trang sức Champa, tính mới của luận án
thể hiện ở việc tác giả luận án đã phát hiện, nhận diện được đặc trưng và các
giá trị nghệ thuật, giá trị về kỹ thuật, tài năng của các nghệ nhân chế tác đồ
trang sức thời kỳ Champa. Qua sự nghiên cứu khá kỹ, khá thuyết phục về quá
trình lịch sử - bối cảnh hỗn dung tôn giáo, tiếp biến văn hóa qua từng thời kỳ
của lịch sử Champa từ khi thành lập Lâm Ấp cho đến ngày lụi tàn, tác giả luận
án đã nhận diện được các thông điệp về tư tưởng, hàm chứa chiều sâu tâm linh,
tín ngưỡng của các nghệ nhân trong quá trình tạo tác nên các đồ trang sức, biểu
hiện của những yếu tố văn hóa bản địa và sự tiếp nhận tinh hoa của văn hóa Ấn Độ
thời bấy giờ - cũng chứa đựng trong các tuyệt tác của nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc Champa.
Tác
giả luận án đã vận dụng tốt kiến thức chuyên ngành mỹ thuật học kết hợp với
phương pháp điền dã, tiếp cận được nhiều nhất các hiện vật trong điều kiện có
thể (hiện vật đồ trang sức rải rác ở rất nhiều bộ sưu tập tư nhân trong và
ngoài nước) để phân tích, đánh giá, đi tìm những giá trị vật thể và phi vật thể
của các hiện vật là đồ trang sức Champa. Vì vậy, luận án này vừa có công sưu tầm
hiện vật, vừa có ý nghĩa khoa học khi nghiên cứu từ góc độ mỹ thuật.
Để
đánh giá được những giá trị, những thông điệp, ý nghĩa phi vật thể chứa đựng
trong các hiện vật là đồ trang sức (vật thể), tác giả đã dày công nghiên cứu về
quá trình lịch sử của một vương quốc Champa đầy biến đông, nghiên cứu về một
dân tộc mang trên mình nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo – hỗn dung giữa
tín ngưỡng của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á và các tôn giáo tiếp nhận từ nhiều
nguồn như Bà La Môn giáo, Hindu, Hồi giáo. Đó là những thành công mà luận án đã
đạt tới.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng mới
có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn. Đó là:
(i) Tác giả đã luận giải được những đặc trưng của nghệ thuật tạo hình đồ
trang sức Champa. Thông qua phương pháp thống kê, mô tả phân tích và so sánh với
một số nghệ thuật tạo hình đồ trang sức cùng thời với Champa của các dân tộc cận
cư
(ii). Thông qua lăng kính liên ngành sử học, tôn giáo học, các lớp văn
hóa bản địa, tiếp biến văn hóa và với phương pháp chủ đạo là mỹ thuật học, tác
giả đã đánh giá được nghệ thuật chế tác đồ trang sức, tìm ra những giá trị nghệ
thuật, giá trị tâm linh của đồ trang sức Champa.
(iii) Tác giả đã có sự phân tích, so sánh để tìm ra những đóng góp của
nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa trong di sản nghệ thuật tạo hình đồ
trang sức các dân tộc Việt Nam.
(iv) Từ nghiên cứu thực trạng công tác nghiên cứu, tác giả đã có những
đề xuất các giải pháp phù hợp trong nghĩa vụ sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng và tôn
vinh, quảng bá, phát huy những giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật các hiện vật
là đồ trang sức Champa.
Bằng
cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu phù hợp và quá trình nghiên cứu
công phu, nghiêm túc, tác giả luận án đã đưa ra những kết quả nghiên cứu về mặt
khoa học cũng như thực tiễn có giá trị, đáp ứng yêu cầu tính mới của một luận
án tiến sĩ chuyên ngành. Với sự minh họa trong phần phụ lục phong phú, đặc sắc
của các hiện vật là đồ trang sức Champa (có hiện vật dưới dạng vật thể và dưới
dạng hình ảnh), có thể thấy công sức rất lớn của NCS trong việc sưu tầm tư liệu
thứ cấp và sơ cấp để thực hiện đề tài này.
6. Ưu điểm và nhược điểm về nội dung, kết cấu và
hình thức của luận án
Về Hình thức:
Bố cục 3 chương, dung lượng các chương, mục nhìn chung hợp lý. Văn
phong khoa học phù hợp với mã ngành.
Về Nội dung
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của
đề tài.
Ưu điểm
Tổng quan: Tác giả
dành dung lượng 16 trang cho Tổng quan tình hình nghiên cứu. Sau khi được góp
ý, tác giả đã đầu tư viết nội dung này đáp ứng yêu cầu, có chất lượng. Tác giả
chia thành 5 nhóm vấn đề là hợp lý.
Cơ sở lý luận: Mục 1.2.
Cơ sở lý luận được tác giả thể hiện đầy đủ, làm căn cứ lý luận và lý thuyết cho
nội dung nghiên cứu ở các chương sau. Các lý thuyết văn hóa vùng – địa văn hóa,
lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết tiếu tượng học được tác giả vận
dụng vào nghiên cứu đề tài này là hợp lý. Tuy nhiên, nếu lý thuyết văn hóa vùng
– địa văn hóa bổ sung thêm một số công trình của các tác giả khác ngoài Ngô Đức
Thịnh sẽ đầy đủ hơn.
Hạn chế của chương 1: Mục lục và các tiểu mục hơi bị rối.
Mục lục chương 1 cần điều chỉnh lại các tiểu mục ở mục 1.2.2. Các mục
1.2.3 và 1.2.4 nên là các mục nhỏ của mục 1.2.2. Vì các mục này nội dung không
đồng đẳng với nhau.
Mục 1.2.2. Nên đổi tên là: Hướng tiếp cận và các lý thuyết nghiên cứu đề
tài
Trong đó có 2 mục nhỏ với 2 nội dung trên.
Nhìn chung, mục Cơ sở lý thuyết của đề tài, các hướng tiếp cận, thể hiện
từ trang 31 đến trang 49 bị rối. Tác giả cần suy nghĩ thêm về phương pháp tiếp
cận liên ngành cho rõ hơn. Ngành chính là ngành mang mã số của Luận án (Lý luận
và Lịch sử Mỹ thuật). Liên ngành là các ngành khoa học khác hỗ trợ cho ngành
chính là mỹ thuật học như Sử học, Dân tộc học, Tôn giáo học mà tác giả đã trình
bày khá kỹ. Nhưng tác giả trình bày nội dung này bị rối.
Tiểu kết chương 1 hơi dàn trải, có thể rút gọn lại.
Chương 2: Những biểu hiện của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa
So với bản luận án cấp cơ sở, chương 2 được tác giả chỉnh sửa cả về bố
cục, nội dung khá nhiều và đã nâng tầm chất lượng của luận án rõ rệt. Những yếu
tố ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình trang sức đã được đưa về chương 3, chương
bàn luận là hợp lý.
Vì vậy, Chương 2 hiện chỉ có 2 nội dung chính.
2.1. Biểu hiện nghệ thuật tạo hình đồ trang sức qua đề tài, kiểu thức,
thủ pháp trang trí.
Trong nội dung này được chia 2 nội dung nhỏ là đề tài trang trí và hình thức, kỹ thuật và chất liệu. Nội dung này được tác giả trình bày kỹ và khoa học.
Ở mục 2.1.1. Đề tài trang trí, tác giả chia làm 3 nhóm đề tài trang trí
gồm nhóm đề tài tôn giáo tín
ngưỡng, nhóm đề tài biểu tượng và nhóm đề tài sản vật địa phương. Cách chia này nhìn chung hợp lý và cũng là nội dung chính, là công sức
chính của NCS. Tôi đánh giá cao kết quả nghiên cứu trong mục này. Ở đây có thể
thấy rõ, yếu tố tôn giáo tín ngưỡng chi phối rất lớn đến nghệ thuật tạo hình
Champa nói chung, nghệ thuật tạo hình đồ trang sức nói riêng. Thực ra, nhóm đề
tài biểu tượng cũng chứa đựng nội dung tôn giáo và tín ngưỡng Champa.
2.2. Biểu hiện nghệ thuật tạo hình trên các nhóm trang sức.
Nội dung được chia 2 nội dung nhỏ là nhóm trang sức trên đầu và trên thân. NCS dành
dung lượng cho nội dung này khá lớn 16tr. Được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ các đồ
trang sức Champa mà tác giả dày công sưu tầm được. Tác giả đã vận dụng tốt kiến
thức về tôn giáo, tín ngưỡng, cụ thể ở đây là Ba la môn giáo và tiền Ấn Độ giáo
để đi vào phân tích, giải mã các biểu tượng thể hiện trên tạo hình đồ trang sức
thời kỳ Champa. Đây là kết quả đáng trân trọng của luận án.
Tuy nhiên, nếu tác giả phân tích thêm mối quan hệ giữa các nhóm đề tài
trang sức và các nhóm trang sức sâu hơn, sẽ nâng tầm luận án cao hơn. Với dung
lượng 48 trang, chương 2 là chương nội dung chính của đề tài đã được tác giả luận
án trình bày có hàm lượng khoa học cao.
Chương 3: Bàn luận về những đặc trưng, giá trị của nghệ thuật tạo hình
đồ trang sức Champa.
Tên chương: Nên đổi thành luận bàn thay cho chữ bàn luận.
3.1. Bàn luận về những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang sức.
Tên mục này nên bỏ chữ "bàn luận" cho đúng với nội dung là những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang sức.
Tên mục sẽ là: Những yếu tố ảnh
hưởng đến nghệ thuật trang sức.
Tác giả đưa ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang sức gồm: Yếu
tố địa văn hóa, Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo; Yếu tố chính trị xã hội và kinh tế;
Yếu tố chủ thể sáng tạo là hợp lý. Phản biện đồng ý với cách đánh giá sự ảnh hưởng
đến nghệ thuật tạo hình trang sức Champa, nhất là yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo.
Tác giả luận bàn về yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo rất kỹ, sử dụng các nguồn tư liệu
có uy tín. Đây là yếu tố văn hóa rất quan trọng chứa đựng trong tất cả các loại
hình nghệ thuật Champa, trong đó có nghệ thuật tạo hình trang sức. Đây cũng là
yếu tố chính làm nên đặc trưng của nghệ thuật tạo hình trang sức Champa. Trong
3 nhóm đề tài của đồ trang sức Champa đã có 2 nhóm liên quan đến tôn giáo, tín
ngưỡng, các biểu tượng tôn giáo Bà la môn và Tiền Ấn Độ giáo và một số tín ngưỡng
bản địa của tộc người và các sản vật tự nhiên của vùng đất Champa xưa.
Mục 3.2. Đặc trưng lịch sử của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa
(chỉ cần ghi tên mục là "đặc trưng lịch sử" là đủ. Bỏ cụm từ "…của
nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa" vì đã có ở tên chương. Nếu thêm
thì phải thêm ở tất cả các mục.
Mục
3.4. Định hướng bảo vệ và phát huy các giá trị nghệ thuật tạo hình đồ trang sức
Champa. Mục này tác giả đưa ra 4 định hướng nhìn chung là phù hợp. Trong đó,
đáng chú ý là đề xuất mô hình hóa hiện vật, xây dựng dữ liệu Bảo tàng ảo bằng
phương pháp Photogrammetry – sử dụng phần mềm 3D hiện vật. Đáp ứng yêu cầu phát
triển công nghiệp văn hóa trong thời đại hiện nay.
Phần
phụ lục của luận án được tác giả sưu tầm, thiết kế, trình bày rất công phu, rất
hoàn mỹ. Dung lượng 144 trang cho phần phụ lục là quá lớn nhưng đều có giá trị,
đặc biệt là làm rõ hơn nội dung luận án.
Tóm
tắt luận án của tác giả đáp ứng được yêu cầu cả về hình thức và nội dung.
7. Nội dung luận án đã được công bố trên tạp chí, kỷ yếu hội nghị
khoa học nào và giá trị khoa học của các công trình đã công bố.
Tác giả luận
án có 5 bài báo khoa học. Trong đó có 1 bài báo quốc tế. Cả 5 bài báo đều phản
ánh kết quả nghiên cứu chính của luận án. Cả 5 bài báo khoa học đều đạt chất lượng
và đều được đăng trên các tạp chí có chỉ số khoa học, đều là những tạp chí khoa
học có uy tín.
8. Kết luận
Luận án “Nghệ thuật tạo
hình đồ trang sức Champa” là một công trình khoa học
được NCS thực hiện công phu, nghiêm túc và với sự đam mê, nhiệt huyết. Luận án
đúng chuyên ngành và không trùng lắp với các đề tài đã có. Luận án đạt được kết
quả nghiên cứu đã đề ra, những tính mới của đề tài được tác giả trình bày, luận
giải một cách thuyết phục, đáp ứng yêu cầu của một luận án tiến sĩ, đáp ứng các
yêu cầu đối với một luận án tiến sĩ chuyên ngành.
Bản Tóm tắt luận án phản ánh đúng, đủ những nội dung cơ bản của luận
án.
Luận án cũng còn một vài hạn chế như đã phân tích ở trên. NCS cần bổ
sung, sữa chữa.
NCS đủ điều kiện nhận bằng tiến sĩ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng 8 năm 2024
Người phản biện
(Ký tên, họ tên)